Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu bổ sung nhân sự cho Ủy ban Thường vụ QH và các ban của QH
Dưới cái tên chung “nền kinh tế đa sở hữu”, CPC hứa hẹn sẽ phá thế áp đảo của các tập đoàn quốc doanh, xóa bỏ kiểm soát giá cả, tăng khả năng chuyển đổi của đồng nhân dân tệ... Mục đích chính là chuyển từ tập trung đầu tư công nghiệp nặng sang các ngành dịch vụ. Một phần của bước chuyển này, Trung Quốc sẽ dành vai trò lớn hơn cho công ty tư nhân, kể cả cho thành lập ngân hàng tư nhân và cho công ty tư nhân có cổ phần trong những dự án nhà nước...
Bản kế hoạch còn đề ra nhiều thử nghiệm khác nhau, bao gồm hình thành thị trường cho phép nông dân sang nhượng đất đai, qua đó cải thiện thu nhập cho 650 triệu cư dân nông thôn đã bị gạt ra bên lề trong cuộc bùng nổ kinh tế trước đó.
Trong số các đổi mới về xã hội, được báo giới quốc tế chú ý nhất là nới lỏng chính sách 1 con và xóa bỏ các trại cải tạo lao động. Bên cạnh đó, các quy định hộ khẩu mới cho phép dân nông thôn “tự do sinh sống ở các thành phố nhỏ, nhập cư hạn chế ở các thành phố trung bình”, theo Tân Hoa Xã. Song đường vào các thành phố lớn vẫn rất hẹp. Cũng trong đợt cải cách này, Trung Quốc thông báo kế hoạch cắt giảm quân số đang ở mức 2,3 triệu quân nhân hiện nay.
Kế hoạch cải cách này cho thấy ít ra trong lĩnh vực kinh tế, rõ ràng Chủ tịch Tập Cận Bình đứng về phe cải cách. Với việc đứng tên giải thích bản kế hoạch cũng như đặt chỉ tiêu “đạt được các kết quả quyết định” vào năm 2020, ông Tập cũng bổ sung kinh tế vào nền tảng quyền lực của mình sau khi gia tăng kiểm soát quân đội và an ninh trong nước.
Dè dặt với nới lỏng chính sách 1 con Chính sách kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc được áp dụng từ năm 1979, trong đó chỉ cho phép vợ chồng ở thành thị sinh 1 con và vợ chồng nông thôn sinh 2 con nếu đứa đầu là gái. Theo chính sách mới, nếu cả người chồng và vợ đều là con 1 thì họ được sinh con thứ 2. Một số chuyên gia đã có phản ứng tích cực, cho rằng như thế sẽ bù đắp nhân lực cho dân số đang già nhanh của Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng đắn đo vì sinh thêm con sẽ phải gánh thêm chi phí. Hơn nữa, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc thay đổi này sẽ không ảnh hưởng đến nguồn nhân lực Trung Quốc trong 20 năm tới.
Huệ Bình |
Bình luận (0)