* Phóng viên: Bộ Quốc phòng cùng Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội đã bàn bạc và ủng hộ phương án cho phép thanh niên đủ tiêu chuẩn mà không phải nhập ngũ thực hiện “nghĩa vụ thay thế”. “Nghĩa vụ thay thế” bao gồm những hình thức nào?
Vậy, với những trường hợp không phải làm gì cả thì có phải thực hiện nghĩa vụ gì không, có phải lao động công ích hay phải nộp một khoản tiền nào đó để góp phần phục vụ cho chính những người thực hiện NVQS? Chúng tôi cho rằng nghĩa vụ thay thế gồm nhiều hình thức: Nghĩa vụ có thời hạn trong công an nhân dân, dân quân tự vệ, nghĩa vụ khác hoặc đóng góp bằng tiền, bằng sức. Việc này một số nước cũng đang làm và mình thực hiện thì phải nghiên cứu kỹ để áp dụng cho phù hợp.
* Dự kiến khi nào sửa đổi, bổ sung những quy định đó vào Luật NVQS, thưa ông?
- Phải chờ QH thông qua Hiến pháp đã rồi mới tính được.
* Trong thời gian bàn bạc, thảo luận dự thảo Hiến pháp, nhiều ý kiến đề cập việc có nên đưa ngay thông tin thực hiện “nghĩa vụ thay thế” này hay không, bởi thực hiện NVQS là yêu cầu bắt buộc với công dân. Vậy dự thảo sửa đổi Hiến pháp đang nghiêng về phương án nào?
- Vẫn còn ý kiến khác nhau nhưng ban soạn thảo cho rằng vấn đề đó sẽ được đưa ra và quy định rõ trong Luật NVQS do Bộ Quốc phòng xây dựng.
* Ông có ủng hộ việc đóng tiền để được miễn thực hiện NVQS?
* Nhưng cũng có nhiều lo ngại điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc bảo đảm quân số hằng năm phải nhập ngũ?
- Mỗi năm có hàng triệu thanh niên đủ tiêu chuẩn đi NVQS nhưng chỉ một phần nhỏ nhập ngũ. Vậy thì những người còn lại thế nào, cho họ nợ hay làm việc gì đó? Người đi làm NVQS đã thực hiện trách nhiệm sòng phẳng với pháp luật, với Hiến pháp thì người không làm NVQS cũng phải thực hiện nghĩa vụ gì đó để bảo đảm công bằng giữa công dân với nhau.
* Điều bất cập lớn nhất trong việc thực hiện NVQS có phải là nằm ở các tiêu chí, điều kiện, giám sát khiến công tác tuyển chọn nhập ngũ hằng năm dễ nảy sinh tiêu cực?
- Chúng tôi đi giám sát thì thấy chuyện tiêu cực thỉnh thoảng xảy ra nhưng không đáng kể. Vấn đề người dân quan tâm là làm thế nào để bảo đảm công bằng trong tuyển chọn thanh niên thực hiện NVQS.
Tham khảo nhiều nước trên thế giới, chúng tôi thấy họ làm thế và có hiệu quả, người dân hài lòng. Có nước, thanh niên sau khi học xong phổ thông đều phải đi NVQS hết nhưng đó là quốc gia mà quân đội lớn nhưng dân số ít. Đông dân như ta thì không thể đến tuổi thì đi hết được nên phải tính toán xem số còn lại phải làm gì.
* Nhiều ý kiến cho rằng giảm thời gian thực hiện NVQS sẽ khiến nhiều thanh niên hồ hởi hơn với việc nhập ngũ?
- Thực hiện NVQS trong 2 năm chỉ có một số thôi, đa số còn lại chỉ khoảng 1 năm rưỡi. Vào lính thì phải thành thạo cái gì đó, phải có thời gian rèn luyện nhất định chứ chỉ đi 3 tháng, 6 tháng thì không kịp, kể cả rèn luyện lẫn sử dụng khí tài quân sự. Theo tôi, 1 năm rưỡi đến 2 năm là hợp lý.
* Trước khi sửa Luật NVQS, Ủy ban Quốc phòng - An ninh có giám sát, đánh giá lại việc thực hiện luật và những bất cập trong công tác tuyển chọn nhập ngũ hiện nay?
Chỉ có con nhà nghèo nhập ngũ? Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh, cho rằng nội dung được đưa ra trong dự thảo Hiến pháp cần được nghiên cứu rất kỹ: “Công dân phải làm NVQS và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân; việc thực hiện nghĩa vụ thay thế NVQS do luật định”. Bởi, đã là NVQS thì công dân phải thực hiện và nhà nước tạo điều kiện để người dân thực hiện. Lực lượng thanh niên đáp ứng đủ các yêu cầu nhập ngũ hiện rất đông nhưng số nhập ngũ rất ít. “Để bảo đảm công bằng, phải đưa ra các tiêu chuẩn về sức khỏe, như lúc cần ít thì đưa ra yêu cầu về sức khỏe cao lên. Nếu cho phép đóng tiền để không phải thực hiện NVQS thì sẽ nảy sinh việc những gia đình muốn con cái ở nhà thi, học tiếp hoặc đi làm kiếm tiền và không muốn đi bộ đội sẽ sẵn sàng đóng tiền, dù nhiều năm liền. Còn con nhà nghèo thường ăn uống kham khổ, sức khỏe yếu thì lại phải đi bộ đội” - ông Chiến lo ngại. Theo Đại tá Trần Thế Quân, Vụ phó Vụ Pháp chế - Bộ Công an, các luật hiện hành đã xác định rõ công dân phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân thì không phải thực hiện NVQS nữa. “Đó thực chất là nghĩa vụ thay thế. Ai cũng có nghĩa vụ phục vụ Tổ quốc nhưng phải có sức khỏe, đáp ứng đủ điều kiện quy định. Nói về vấn đề tiền thì phải suy nghĩ kỹ vì liên quan tới nhiều vấn đề, nếu không thì người ta sẽ nghĩ chỉ ai có tiền mới không phải đi bộ đội. Nhưng cũng sẽ có suy nghĩ khác là anh đủ tiêu chuẩn mà không phải đi bộ đội thì phải đóng một khoản tiền nhất định để phục vụ cho người thực hiện NVQS. Tuy nhiên, phải cân nhắc làm sao bảo đảm yêu cầu cao nhất là công bằng giữa các công dân đủ tiêu chuẩn nhập ngũ” - đại tá Quân băn khoăn. |
Bình luận (0)