xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đóng tàu lớn vươn khơi: Kỳ vọng từ những đề án

Bảo Trân

Hiện đại hóa tàu cá, phát triển ngành công nghiệp cơ khí đóng sửa tàu cá, tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản là 3 đề án được Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) xây dựng để hiện đại hóa đội ngũ tàu đánh cá từ nay đến năm 2020

img
Đội tàu đánh cá xa bờ cần được nâng cấp để có thể vươn khơi xa, góp phần bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Ảnh: Thế Dũng
Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt (tháng 9-2010) với mục tiêu “công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá gắn với việc tổ chức lại sản xuất ngành thủy sản. Hình thành các trung tâm nghề cá lớn ở vịnh Bắc Bộ, duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ gắn với các ngư trường trọng điểm”.

Tại hội thảo góp ý đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản mới đây, Tổng cục Thủy sản cho biết dự kiến đề án này cần 6.000 tỉ đồng để thực hiện sắp xếp lại cho phù hợp từng nhóm nghề, từng nghề, từng ngư trường và kiểm soát được hoạt động khai thác. Trong đó, hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề, tạo sinh kế mới... cần khoảng 1.500 tỉ đồng.

Trong giai đoạn 2012-2015, đề án sẽ đầu tư 500 tỉ đồng thí điểm đóng mới, thay tàu đánh cá tại các tỉnh Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa, gắn với xây dựng các mô hình tổ chức khai thác xa bờ. Mục tiêu của việc đóng tàu mới nhằm nâng cao hiệu quả khai thác hải sản, nâng cao năng lực quản lý sản xuất chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi, tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đồng thời, sẽ xây dựng 5 trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá cấp vùng (trị giá 1.200 tỉ đồng) tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang; 7 trung tâm ở các đảo trọng điểm như Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Phú Quý, Trường Sa... Số tiền còn lại sẽ đầu tư vào việc dự báo ngư trường, xây dựng bản đồ phân bố ngư trường…

Nguyên bộ trưởng Bộ Thủy sản Tạ Quang Ngọc đánh giá: “Hiện chúng ta có trong tay hơn 7 triệu mã lực tàu đánh cá nhưng có điều là chia ra cho gần 130.000 tàu. Vì thế, tổng công suất tàu của chúng ta lớn nhưng chỉ dừng lại ở sản xuất nhỏ”.

Về lâu dài, để thay hàng vạn chiếc tàu cá hiện nay, phải cần số vốn khổng lồ. Tuy nhiên, theo ông Tạ Quang Ngọc, kinh phí Nhà nước, đặc biệt là từ chính sức dân để đầu tư sắm tàu công suất lớn không phải là vấn đề lớn. “Điều quan trọng là Nhà nước cần định hình lại việc tổ chức sản xuất để người dân yên tâm và quyết định đầu tư đóng tàu lớn. Đồng thời có cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp để chung sức cùng người dân” - ông Ngọc góp ý.

Cường quốc xuất khẩu thủy sản

Tổng cục Thủy sản cho biết tổng sản lượng thủy sản khai thác 6 tháng đầu năm ước đạt hơn 2,6 triệu tấn, tăng 5% so cùng kỳ năm 2011. Doanh số xuất khẩu tăng từ 2 tỉ USD năm 2002 đến 6 tỉ USD năm 2011. Việt Nam là một trong 4 cường quốc đứng đầu về xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Mục tiêu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53% - 55% GDP và 55% - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tạo việc làm cho 5 triệu lao động.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo