xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giữ xe ở Hà Nội: Chưa ổn

Bài và ảnh: THẾ KHA

Cả tuần nay, người dân Hà Nội nháo nhác tìm chỗ gửi xe rồi lại ngậm bồ hòn để những điểm giữ xe tự phát “chặt, chém”, trong khi các bãi đỗ xe mới chưa biết khi nào mới có

Đưa bố mẹ đến vãn cảnh ở đền Ngọc Sơn, vợ chồng chị Nguyễn Thị Thảo (quận Đống Đa - Hà Nội) vất vả lắm mới tìm được chỗ gửi xe máy ngay trước điểm đỗ xe buýt trên đường Đinh Tiên Hoàng.
Khi trở ra lấy xe, chị giật mình bởi người trông xe đáp: 20.000 đồng/2 xe. Thắc mắc về mức giá quá cao, chị Thảo chỉ nhận được câu trả lời: “Đây là điểm gửi xe duy nhất ở khu vực này, ai không muốn gửi thì tìm chỗ khác”.

Chặt đẹp

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tình trạng “chặt, chém” người gửi xe xuất hiện cả ở những bãi giữ xe có phép lẫn không phép.
Cùng nằm trên phố Phủ Doãn (quận Hoàn Kiếm) và cùng dựng biển niêm yết giá vé nhưng các điểm đỗ xe sát cổng Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Phụ sản Trung ương lại thu những mức phí khác nhau, lần lượt là 3.000 - 4.000 đồng/lượt.
Người trông xe tại Bệnh viện Việt Đức giải thích mức phí cao là do “anh em trông cả mũ bảo hiểm cho khách” (?!).
Nắm được tâm lý của người dân, ngay khi Hà Nội ban hành lệnh cấm giữ xe trên 262 tuyến phố tại 9 quận nội thành, nhiều bãi giữ xe tự phát đã mọc lên khắp nơi. Nhiều gia đình đã rất “nhanh nhạy” khi nhận trông xe trong các ngõ, ngách dẫn vào nhà mình.
img
Dù đã cấm nhưng xe máy vẫn tràn trên vỉa hè phố Thuốc Bắc (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Nhiều con ngõ mỗi ngày chứa cả trăm xe máy và lúc nào cũng có 1-2 người túc trực thu tiền, xếp xe cho khách. “Bãi giữ xe trước cửa Bệnh viện Mắt Trung ương bị xóa sổ nên mấy hôm vào viện khám, tôi đều phải gửi xe ở nhà người dân gần đó, họ lấy 10.000 đồng/lượt” - anh Tuấn Thành (quận Đống Đa) kể.

Trong khi đó, nhiều người dân đang sử dụng ô tô đã quyết định thay đổi thói quen, chuyển sang đi taxi để tránh bị “chém”. “Sau mấy hôm lên phố cổ gửi xe, bị “chặt” 100.000 đồng/lượt, tôi chuyển hẳn sang taxi, bởi mỗi ngày phải đi lại mấy điểm mà chỗ nào cũng giá đó thì chịu sao nổi” - anh Nguyễn Thái Uyên (quận Đống Đa) cho biết.

Sẽ xây dựng các điểm đỗ xe cao tầng

Theo tìm hiểu của chúng tôi, quyết định thu hồi giấy phép giữ xe tại 262 tuyến phố của UBND TP Hà Nội rất khó hiểu khi nó nằm ngoài đề xuất của liên ngành công an - giao thông và cả UBND quận Hoàn Kiếm. Mặc dù cấp dưới đề xuất cả những tuyến phố đủ tiêu chuẩn cấp phép để giải quyết nhu cầu gửi xe của người dân nhưng UBND TP Hà Nội chỉ phê duyệt việc cấm cho giữ xe.

Chủ nhiều cửa hàng thời trang, ăn uống trên các tuyến phố bị cấm để xe trên vỉa hè đều cho biết doanh thu trong tuần qua giảm đáng kể. “Khách hàng đi ăn uống thường thích sự thoải mái. Đi ăn trưa mà phải gửi xe một chỗ, rồi đi bộ một quãng xa mới tới cửa hàng thì họ sẽ chọn chỗ khác ngay” - chị Thúy Hiền, chủ một quán ăn trên phố Bà Triệu, thở dài.

Quyết định của UBND TP Hà Nội khiến không ít người dân phố cổ không đồng tình. Sau 2 ngày ra quân khá rầm rộ, khi lực lượng chức năng vắng bóng, việc để xe trên vỉa hè tại nhiều tuyến phố cấm lại trở lại như cũ. Người dân buôn bán trên các phố Hàng Vải, Lãn Ông, Hàng Buồm, Mã Mây, Lương Ngọc Quyến, Thuốc Bắc, Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm) vẫn vô tư để xe trên vỉa hè.

Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Giám đốc Sở GTVT TP Hà Nội, cho biết sắp tới sẽ ưu tiên đầu tư các dự án giải quyết ngay được nhu cầu điểm, bãi đỗ, gửi xe nhằm giảm ùn tắc giao thông ở thủ đô. Để giải quyết nhu cầu cấp bách trước mắt, Hà Nội sẽ thí điểm xây dựng một số điểm đỗ xe cơ giới cao tầng tại khu vực có mật độ phương tiện giao thông cao như quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa.
Dự kiến, giai đoạn 2011-2015 sẽ xây dựng 9 điểm, giai đoạn 2016-2020 sẽ đầu tư tiếp 11 điểm. Ông Linh khẳng định việc xây dựng các điểm đỗ, gửi xe sẽ kêu gọi đầu tư theo hình thức xã hội hóa. Tuy nhiên, với 6 năm nghiên cứu về các giải pháp để xe cao tầng, ông Phạm Duy Hùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần HC-Smart Parking, cho rằng khó khăn lớn nhất hiện nay là thủ tục xin đất, giấy phép thực hiện còn quá rườm rà khiến không nhiều doanh nghiệp mặn mà đầu tư vào lĩnh vực này.

Đất bãi xe bị dùng vào việc khác

Năm 2003, Hà Nội đặt mục tiêu tới năm 2010 xây dựng được 9 bãi đỗ xe. Tuy nhiên, một số khu đất rộng lớn sau đó đã bị chuyển đổi mục đích sử dụng.
Một khu đất rộng lớn tại phường Gia Thụy (Long Biên) biến thành Trung tâm Thương mại Savico Megamall; khu đất rộng 2 ha tại quận Hoàng Mai hiện đang là đại lý buôn bán sắt thép và trạm trung chuyển hàng nông sản của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro); dự án nhà đậu xe cao tầng bên cạnh sân vận động Hàng Đẫy (đường Cát Linh, quận Đống Đa) thì suốt một thời gian dài đã trở thành trụ sở của Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội.
Trong khi đó, hơn 10.000 m2 của Bến xe Hà Đông cũ cũng được chuyển đổi thành một dự án nhà ở cao tầng với hàng trăm căn hộ.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo