Phóng viên: Qua lễ tang của Đại tướng, người ta đã nhìn thấy những giá trị tưởng như bị lãng quên, GS nghĩ sao về điều này?
- GS Vũ Minh Giang: Thế giới hiện nay có quá nhiều biến động, thay đổi. Chúng ta cũng đang ở trong thời kỳ khó khăn khiến người dân lo lắng.
Có những điều tưởng như đã ẩn đi, tưởng như không thể khơi dậy được nữa thì nay đã hiển hiện. Có ai đó đã nói rất hay rằng đi viếng đám tang Đại tướng như là cả dân tộc nắm tay nhau. Trước kia, có những lúc ra đường, người ta nhìn nhau hằn học, va chạm một chút đã “xử” nhau nhưng vừa rồi, cả vạn người nắm tay nhau, xếp thành hàng vào nhà Đại tướng trật tự đến mức kinh ngạc. Tôi thấy rất hay, có những chi tiết nhỏ thôi nhưng nói lên nhiều chuyện lớn.
Đây chính là cơ hội để chúng ta nhìn thấy người dân vẫn còn niềm tin mãnh liệt nhưng quan trọng là người ta có chỗ để gửi niềm tin, như đã gửi tới Đại tướng. Lòng tin cần gửi gắm vào những biểu tượng như thế.
GS có nghĩ tang lễ của Đại tướng đã thể hiện sức mạnh của lòng dân, của tinh thần đoàn kết vượt qua khó khăn của cả dân tộc?
Đại tướng chính là biểu tượng của ý chí sắt đá, tinh thần quyết tâm, là biểu tượng của đoàn kết, của chiến tranh nhân dân. Đám tang của Đại tướng có thể coi là một nhân tố mới kích hoạt cái mà thời gian dài chúng ta đã lãng quên hay không được thể hiện một cách đầy đủ. Điều đó thổi vào dân tộc một luồng sinh khí mới. Đây chính là lúc để nhìn lại và khơi dậy truyền thống vốn rất dày, rất sâu đậm, rất mạnh của người Việt Nam, đó là ý chí quyết tâm, tinh thần đoàn kết, lòng kiêu hãnh không chịu khuất phục.
Đại tướng cả đời sống với tinh thần “dĩ công vi thượng”, ông có nghĩ sau những gì vừa diễn ra, tinh thần ấy sẽ được lan tỏa rộng rãi?
Biến đau thương thành hành động Ông Nguyễn Quang Năm - Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình - nhấn mạnh: “Sự ra đi của Đại tướng là một mất mát rất lớn với quê hương. Nhân dân huyện Lệ Thủy sẽ quyết tâm biến đau thương thành hành động cụ thể, trước mắt là tập trung khắc phục hậu quả của cơn bão số 10, khôi phục sản xuất để phát triển quê nhà ngày một giàu mạnh, không phụ lòng mong mỏi của Đại tướng”. Ông Lương Ngọc Bính - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình, Trưởng Ban Tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tỉnh Quảng Bình - cho biết: Việc gia đình Đại tướng chọn Vũng Chùa - đảo Yến làm nơi an nghỉ cuối cùng là niềm vinh dự rất lớn đối với người dân địa phương. Như được tiếp thêm sức mạnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Bình phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Sắp đến, tỉnh sẽ thường xuyên đưa tấm gương Đại tướng vào các chương trình ngoại khóa để học sinh trong tỉnh học tập.
H.Dũng - Đ.Ngọc |
Bình luận (0)