xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không phải thi giáo dục công dân là giảm bạo lực học đường

Ph.Nhung - Ng.Quyết

(NLĐO)- ĐB Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh cần suy nghĩ nên hay không đưa giáo dục công dân vào môn thi tốt nghiệp vì việc giáo dục nhân cách cần cả quá trình.


ĐB Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ban Dân nguyện của QH

ĐB Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ban Dân nguyện của QH

Trao đổi với PV Báo Người Lao Động bên hành lang Quốc hội (QH) sáng nay 16-11 xung quanh việc đưa môn giáo dục công dân (GDCD) vào thi tốt nghiệp, đại biểu (ĐB) Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ban Dân nguyện của QH, cho rằng bà ủng hộ việc học gì thi nấy. Thực tế ở nước ngoài họ cũng thực hiện điều đó.

“Từ trước đến nay, môn GDCD trong các cơ sở giáo dục còn mang tính hình thức, chưa được như mong muốn. Nếu đưa môn GDCD vào thi tốt nghiệp với mục đích như Bộ trưởng Giáo dục và Đào tại (GD-ĐT) nói là để tăng cường bồi dưỡng đạo đức, nhân cách cho học sinh, qua đó công tác giảng dạy môn này ở phổ thông thực sự hiệu quả không mang tính hình thức như trước đây thì xã hội sẽ được hưởng lợi nhiều nhất”- Trưởng ban Dân nguyện nêu quan điểm.

Nói rõ thêm, bà Hải cho rằng đưa GDCD vào thi tốt nghiệp là một cách làm tốt để nâng cao hình thành nhân cách, đạo đức lối sống của cả thế hệ trẻ hiện nay. Tuy nhiên, bà Hải lưu ý việc thực hiện phải có lộ trình, muốn có hiệu quả phải thay đổi chương trình, sách giáo khoa, giáo viên, phương tiện để thực hành… Bởi lẽ, từ trước đến nay, việc dạy GDCD chưa được chú trọng; việc học mà không thi ít nhiều ảnh hưởng đến thái độ học tập của học sinh.

“Trước nay, việc tăng cường bồi dưỡng đạo đức lối sống cho học sinh có đặt ra nhưng hiệu quả chưa như mong muốn. Học gì thi nấy giúp cho học sinh nhận thức việc học môn đó một cách nghiêm túc hơn”- bà Hải nhấn mạnh lại.

Cũng theo bà, thực hiện cần có lộ trình, “không phải nay thấy đạo đức xuống cấp thì đưa môn GDCD vào thi, mai thấy tai nạn giao thông nhiều thì lại đưa môn khác vào thi”.

Cũng bên hành lang QH, ĐB Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hoá) cho rằng môn giáo dục công dân là môn học cần thiết nhưng không có nghĩa đưa vào làm môn thi tốt nghiệp thì bạo lực học đường sẽ giảm đi. Quan trọng hơn, theo ĐB Lợi, cần có phương pháp giáo dục tại gia đình, nhà trường và giảm bớt tác động tiêu cực xã hội như game, phim bạo lực.... Trong đó, cần đồng bộ nhiều giải pháp chứ đưa GDCD vào môn thi tốt nghiệp để giảm áp lực bạo lực học đường thì không phải.

ĐB Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hoá)
ĐB Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hoá)

"Trong bao nhiêu năm phát triển giáo dục thì môn GDCD không phải là môn học chính. Quan điểm cá nhân của tôi không nhất thiết là vậy, phải giáo dục các cháu từ gia đình, nhà trường, đạo đức xã hội con người không phải từ môn học này. Hình thành nhân cách đi cùng với hình thành phát triển kiến thức. Nên là điều cần suy nghĩ nên hay không đưa vào môn thi tốt nghiệp"- ông Bùi Sỹ Lợi phân tích.

Theo vị ĐB tỉnh Thanh Hoá, vấn đề bức xúc, nhức nhối là trước đây bạo lực trong nhà trường thường rơi vào nam sinh nhưng nay lại xuất hiện ở nữ giới, lại có tính chất lan toả. Đây là biểu hiện xuống cấp, thiếu đạo đức, kém văn hoá của học sinh. “Tất nhiên môn GDCD là môn học tốt nhưng không phải là môn học quyết định, phải là giáo dục nhân cách con người đi từ mẫu giáo tới các cấp học, được chuyển biến thông qua rèn luyện của thầy, quan tâm theo dõi chăm sóc của gia đình. Thực ra nhiều khi chúng ta sợ giáo dục giới tính nhạy cảm, nhưng lại rất quan trọng, càng cấp cao thì phải cung cấp kiến thức tăng dần, ở độ tuổi nào giáo dục ở mức độ đó, càng cao thì phải tiệm cận tới vấn đề tâm lý chứ không rất nguy hiểm”- ĐB Lợi lưu ý thêm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo