xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lý Sơn và đảo Bé bị cô lập, dân đang thiếu lương thực

Tin, ảnh: Xuân Long - H.Tuyến

(NLĐO)- Tại Quảng Ngãi, mưa lũ đã làm một người chết; giao thông ở một số tuyến đường miền núi bị sạt lở; nhiều mặt hàng thiết yếu ở huyện Lý Sơn trở nên khan hiếm. Bình Định: Mưa lũ làm 4 người chết, 1 người mất tích. Tổng thiệt hại ước tính trên 378 tỉ đồng

Do mưa lớn nên tại khu vực tổ 3 và tổ 4, thôn Bắc Dương, xã Trà Thọ nằm trên tuyến đường Di Lăng –Trà Trung sạt lở một đoạn dài khoảng 300 m, gây ách tắc giao thông trên toàn tuyến. Việc đi lại của người dân xã Trà Trung và thôn Bắc Nguyên (xã Trà Thọ) gặp rất nhiều khó khăn.
 
img
 
Sạt lở trên tuyến đường Di Lăng –Trà Trung

Ban chỉ huy PCLB&TKCN huyện Tây Trà đã thị sát tình hình và chỉ đạo cho địa phương lập biển báo và chốt chặn ở hai đầu điểm sạt lở không cho người và phương tiện qua lại trên đoạn đường này. Hướng dẫn cho bà con và các em học sinh đi đường rừng băng qua đoạn sạt lở.
 
Còn tại khu vực Eo Tà Mỏ thuộc xã Trà Thanh, nằm trên tuyến đường Sông Trường- Trà Bồng- Bình Long- Dung Quất cũng bị sạt lở nghiêm trọng.  
 
Tại huyện Tây Trà có một người chết do nước lũ cuốn trôi. Nạn nhân là bà Hồ Thị Út, (50 tuổi) ở thôn Trà Bao, xã Trà Phong khi trên đường đi qua sông Hà Riềng thì bị lũ cuốn trôi vào đêm ngày 4 rạng ngày 5-11.    
 
Tại huyện đảo Lý Sơn, hơn một tuần qua có mưa và gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật trên cấp 8, biển động mạnh, tàu thuyền không ra vào được, nên đảo Lý Sơn bị cô lập hoàn toàn. Các mặt hàng lương thực, thực phẩm trên địa bàn huyện Lý Sơn luôn trong tình trạng khan hiếm và mất ổn định. Các đại lý bán gạo trên địa bàn huyện đã bán gần hết số gạo dự trữ. Thực trạng này đã gây tâm lý bất ổn, nên người dân trên đảo đổ xô đi mua gạo.
 
“Có tiền bỏ ra mua gạo lúc này cũng khó. Một bao gạo hơn 360 ngàn đồng mà không có để mua, phải giành giật…”, bà Nguyễn Thi Phượng, một người dân đi mua gạo than thở.
 
Mặt hàng xăng và ga cũng  trở nên khan hiếm và “nóng” hơn bao giờ hết. Trên đảo chỉ có 2 đại lý lớn chuyên cung cấp xăng dầu nhưng “hiện tại lượng xăng dự trữ còn lại chỉ đủ cung cấp bán cho người tiêu dùng trong khoảng thời gian 3-4 ngày tới”, bà Trần Thị Thi, chủ đại lý cung cấp xăng dầu cho biết. Chính việc xăng dầu đang trở nên khan hiếm nên đã đẩy giá  xăng ở các điểm bán lẻ xăng lên mức  25.000 đồng – 30.000 đồng/ lít, nhưng nhiều nơi không còn hàng để bán.
 
Theo nhận xét của nhiều người, hiện nay thời tiết trên đảo Lý Sơn vẫn còn diễn biến phức tạp, nếu như biển động kéo dài thì nguy cơ thiếu lương thực, thực phẩm có khả năng sẽ trầm trọng hơn.
 
Ông Trần Ngọc Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: huyện đã chỉ đạo cho các ngành, các xã vận động nhân dân chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau phần dự trữ lương thực thực phẩm của gia đình. Đồng thời xã đã có chủ trương xuất gạo dự trữ của địa phương cấp cho những gia đình thật sự thiếu lương thực. Mặt khác huyện tăng cường các biện pháp kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng lợi dụng biển động kéo dài để găm hàng, nâng giá, làm ảnh hưởng đến khâu lưu thông trên địa bàn. 
   
Tuy nhiên, khó khăn nhất là xã An Bình (đảo Bé), liên tục hơn 10 ngày qua bị cô lập hoàn toàn với đảo Lớn và đất liền.
 
Ông Phan Đình Phương, Chủ tịch UBND xã An Bình, cho biết: toàn xã có khoảng 50% hộ gia đình đang thiếu gạo ăn.  Nhiều ngày qua, bà con trong thôn xóm hỗ trợ cho nhau mượn tạm, nhưng nhiều nhà không còn gạo dự trữ. Sau khi xin chủ trương của huyện, ngày 5-11, xã đã xuất 367 kg gạo trong số 3 tấn dự phòng cấp cho mỗi nhân khẩu 1 kg.
 
Bình Định: Mưa lũ làm 4 người chết, 1 người mất tích. Tổng thiệt hại ước tính trên 378 tỉ đồng
 
Đợt mưa lũ từ ngày 30-10 đến chiều 5-11 đã làm cho nhiều địa phương của tỉnh Bình Định bị ngập và cô lập.
  
Theo tổng hợp của ngành chức năng, các công trình thủy lợi, hồ chứa nước do các huyện quản lý đã có 75 hồ qua tràn. Trong số này có khoảng gần 15 hồ bị xuống cấp, thẩm lậu qua đập đất, cống lấy nước; có nguy cơ không đảm bảo tích nước.
 
Tại huyện miền núi An Lão, mưa lũ đã làm khu vực thôn Trà Cong, xã An Hòa bị ngập sâu từ 0,3 đến 0,5m có nơi ngập sâu đến 1,2m; giao thông tuyến Tỉnh lộ 629 bị cắt đứt.
 
Vùng hạ lưu sông Hà Thanh và sông Côn đã bị ngập chìm trong nước từ 1 - 2 m.
 
Các tuyến đường từ thị trấn Tuy Phước đi Cát Tiến có đoạn bị ngập sâu từ 0,4 m đến 1,1 m. Tuyến đường 636B từ thị trấn Bình Định đi Gò Bồi, xã Phước Hòa (đoạn tại tràn Kim Xuyên) ngập sâu từ 0,4 đến 1m không thể đi lại được. Toàn bộ hệ thống đê bảo vệ tuyến đê ngăn mặn khu Đông bị sóng đánh sạt lở mái nhiều đoạn, trong đó tuyến đê Huỳnh Giản dài gần 5 km bị xói lở toàn tuyến, nhiều đoạn bị vỡ.
 
Tại huyện Phù Cát, đê Tân Tiến bị sạt lở 150 m. Các xã Cát Chánh, Cát Thắng, Cát Nhơn bị ngập nước từ 1,5-2 m.

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh, đến 17 giờ chiều ngày 5-11, mưa lũ đã làm 4 người chết, 1 người mất tích. Tổng thiệt hại ban đầu do mưa lũ gây ra trên địa bàn toàn tỉnh khoảng gần 378 tỉ đồng.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo