xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Một cây cầu đều đặn ngốn tiền tỉ

THẾ KHA

Đó là cầu Thăng Long (Hà Nội). Sau khi tốn gần 100 tỉ đồng để sửa nhưng thất bại vào năm 2009, Tổng cục Đường bộ Việt Nam lại đề xuất cấp thêm 313 tỉ đồng để sửa chữa mặt cầu và đề xuất này lập tức bị bác bỏ

Theo Văn bản 4625/BGTVT-KHĐT của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất cấp đến 313 tỉ đồng để sửa chữa toàn diện mặt cầu Thăng Long vào thời điểm này là không phù hợp, gây lãng phí nên không đủ điều kiện để xem xét.

Sửa hoài mà vẫn nham nhở

Cầu Thăng Long có vị trí đặc biệt quan trọng đối với thủ đô. Sau hơn 20 năm đưa vào khai thác, mặt cầu Thăng Long đã bị hư hỏng khá nặng và gây mất an toàn giao thông. Chính vì thế, Bộ GTVT đã phê duyệt phương án sửa chữa cầu, theo đó bóc bỏ lớp mặt cũ và thảm lớp bê-tông nhựa polymer lên trên. Đề án này được thực hiện trong giai đoạn 2008-2009 và đã tiêu tốn gần 100 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau khi sửa chữa chưa được bao lâu, mặt cầu lại liên tục bị hư hỏng, lún nứt gây bất bình trong dư luận suốt một thời gian dài. Tuy nhiên, theo giải thích của Bộ GTVT, đây là công nghệ mới, tính chất xử lý kỹ thuật phức tạp, điều kiện thi công chưa tối ưu nên trong quá trình khai thác, lớp bê-tông nhựa mặt cầu xuất hiện một số hư hỏng cục bộ. Các đơn vị chức năng thuộc Bộ GTVT đã nhiều phối hợp sửa chữa, khắc phục nhưng mặt cầu vẫn nham nhở.

Do hư hỏng thường xuyên, mặt cầu Thăng Long thỉnh thoảng lại ngốn vài tỉ đồng để sửa chữa  Ảnh: NGUYỄN QUYẾT
Do hư hỏng thường xuyên, mặt cầu Thăng Long thỉnh thoảng lại ngốn vài tỉ đồng để sửa chữa Ảnh: NGUYỄN QUYẾT

Gần đây nhất, mặt cầu Thăng Long đã được phủ lên lớp vật liệu Novabond. “Đến nay, mặt cầu đã cơ bản ổn định, cần tiếp tục theo dõi, xử lý để bảo đảm chất lượng khai thác, ổn định lâu dài” - Bộ GTVT nhìn nhận.

Tuy nhiên, trong văn bản gửi Bộ GTVT ngày 27-3, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng cần sửa chữa triệt để những hư hỏng trên mặt cầu Thăng Long với kinh phí lên tới 313 tỉ đồng. Theo đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất bóc toàn bộ phần bê-tông nhựa và lớp thấm cũ ở tầng 2 trên các giàn nhịp thép để thay thế bằng lớp vật liệu mới guss-asphalt. Lớp vật liệu này phải bảo đảm yêu cầu chịu tác động của tải trọng xe và bảo vệ bản thép chống lại tác động của quá trình ôxy hóa, tạo ra ma sát chống trượt cho lớp bê-tông nhựa bên trên.

Sau khi xem xét tư vấn, thẩm định của Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ GTVT, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho rằng đề xuất của Tổng cục Đường bộ Việt Nam không phù hợp, gây lãng phí và không đủ điều kiện để xem xét vào thời điểm này; yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục theo dõi, căn cứ vào tình trạng hiện tại của mặt cầu để đánh giá, đưa ra giải pháp kỹ thuật tiết kiệm nhất nhằm bảo đảm sửa triệt để mặt cầu, ổn định khai thác lâu dài.

“Tổng cục Đường bộ Việt Nam cần nghiêm khắc rút kinh nghiệm trong việc tham mưu đề xuất phương án đầu tư sửa chữa mặt cầu Thăng Long tại văn bản nêu trên” - văn bản của Bộ GTVT nhắc nhở.

Hư đâu, bơm tiền tỉ để vá đó!

Chiều 25-4, ông Nguyễn Đức Thắng, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cho biết đề xuất của Tổng cục Đường bộ Việt Nam dựa trên những tư vấn của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) lập cách đây 3 năm và trải qua trình tự báo cáo đầu kỳ - giữa kỳ - cuối kỳ. “Tại các cuộc báo cáo này đều có một thứ trưởng Bộ GTVT chủ trì và cho ý kiến đầy đủ cả” - ông Thắng phân trần.

Theo ông Thắng, đơn vị tư vấn đã có đánh giá khá chi tiết về những hư hỏng của mặt cầu Thăng Long và đưa ra phương án thiết kế, giải pháp khắc phục triệt để. Kinh phí để sửa chữa mặt cầu Thăng Long trong thời gian qua được lấy từ Quỹ Bảo trì đường bộ trung ương. “Cứ thỉnh thoảng, vài tháng lại mất 1-2 tỉ đồng, có lúc 5-10 tỉ đồng, để sửa chữa. Hư hỏng, xô đẩy chỗ nào thì làm chỗ đấy, làm sao bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến” - ông Thắng nói. Ông còn cho rằng do sửa chữa tốn kém tiền tỉ liên tục như thế nên JICA đã tính toán để đi tới khẳng định phải sửa chữa tổng thể một lần nữa mới mong mặt cầu có “tuổi thọ” lâu dài (!).

Phải có cá nhân chịu trách nhiệm

Ông Lê Văn Thịnh, nguyên Trưởng Phòng Giám định 1 - Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), cho rằng trong lần sửa chữa mặt cầu Thăng Long vào năm 2009, Bộ GTVT đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi không thử nghiệm sự thích hợp của lớp bê-tông nhựa lên mặt cầu Thăng Long. “Họ đã thử nghiệm lớp bê-tông đó trên mặt đường bình thường rồi “áp” vào mặt bản thép của cầu Thăng Long nên gặp phải thất bại nặng nề” - ông Thịnh nói và đề nghị lần sửa chữa tới (nếu có), phải có quy định cam kết trách nhiệm của các đơn vị được giao thực hiện. Không thể có chuyện đầu tư cả trăm tỉ đồng rồi trách nhiệm lại chung chung, chẳng thuộc về cá nhân nào.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo