xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thấp thỏm với giá

PHAN ĐĂNG

Hết giá gas sốt nóng, nay người tiêu dùng lại phải thấp thỏm với mặt hàng bia, thứ đồ uống tiêu thụ mạnh dịp Tết đến Xuân về, đang tăng giá mạnh. Dù còn gần 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán nhưng sức nóng giá cả như muốn phả rát mặt người tiêu dùng.

Trong cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11-2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu các bộ, ngành tập trung chỉ đạo thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giữ ổn định vĩ mô, cân đối hàng hóa, không để giá cả tăng đột biến trong dịp Tết. Yêu cầu của người đứng đầu Chính phủ được đưa ra trong bối cảnh không chỉ giá cả hàng hóa, nhất là những mặt hàng lương thực, thực phẩm, thường tăng giá mạnh vào dịp Tết mà còn do trên thị trường đang nóng với giá gas cũng như tiềm ẩn những cơn sốt giá khác.

Ngoài lương thực và thực phẩm, chuyện đi lại cũng là vấn đề luôn nóng dịp Tết. Vậy mà cái nóng này có thể còn tăng thêm từ việc điều hành của cơ quan quản lý nhà nước. Theo thông tư hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ để hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ có hiệu lực từ ngày 1-1-2014 do Bộ Tài chính ban hành, phí giao thông đường bộ có thể tăng 2-3,5 lần từ đầu năm 2014, tức là áp Tết Nguyên đán. Tăng mạnh thế mà Bộ Tài chính và Bộ Giao thông Vận tải đều cho là “hợp lý”.

Từ việc giá gas tới phí giao thông đường bộ cho thấy giá cả không chỉ phụ thuộc vào quy luật cung cầu của thị trường mà còn có vai trò quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước. Tiếng là điều hành giá các mặt hàng thiết yếu thuộc diện nhà nước phải can thiệp, điều tiết để bảo đảm hài hòa lợi ích của 3 bên - nhà nước, doanh nghiệp và người dân - song thực tế thì người tiêu dùng thường gánh chịu phần thiệt nhiều nhất. Cứ nhìn vào việc điều hành giá xăng dầu, điện, gas... sẽ thấy rõ ai hưởng lợi nhiều hơn và chịu thiệt ít hơn.

Không dễ bình ổn giá cả dịp cuối năm do nhu cầu tiêu thụ tăng đột biến, song sẽ càng khó hơn nếu cơ quan quản lý nhà nước “cầm trịch” lại không nghiêng về đa số người dân. Mỗi biến động tăng giá sẽ ảnh hưởng khác nhau tới thị trường cũng như với doanh nghiệp và người dân nhưng đối tượng cuối cùng chịu tác động vẫn là người tiêu dùng. Nói như ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, việc tăng phí giao thông trước mắt sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp vận tải nhưng cuối cùng người dân vẫn phải gánh chịu do chi phí hàng hóa tăng lên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo