xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiếp lửa từ Trường Sa

PHAN ANH

Đối với người lính ở Trường Sa, chỉ cần có rau xanh, nước ngọt đã là hạnh phúc nhất rồi

Dù còn nhiều thiếu thốn, nguy hiểm nhưng em rất tự hào khi được làm nhiệm vụ ở Trường Sa...”. Nói đến đây, chiến sĩ Trần Công Tú ở đảo Sơn Ca bật khóc ngay giữa hội nghị gặp gỡ cán bộ, chiến sĩ tiêu biểu đang công tác tại huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa và nhà giàn DK1 với các giới đồng bào TP HCM do Ủy ban MTTQ TP tổ chức chiều 3-12.
img
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM Thân Thị Thư (bìa trái) và Trung tướng Trần Thanh Huyền, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP HCM, giao lưu cùng các chiến sĩ Trường Sa Ảnh: TẤN THẠNH

Quyết không thoái thác nhiệm vụ

Gần 1 năm trước, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chiến sĩ Trần Công Tú xung phong làm nhiệm vụ tại Trường Sa. Trong chuyến đi Trường Sa vào tháng 1-2013, phóng viên Báo Người Lao Động tình cờ gặp anh trên tàu HQ 996 đưa đoàn công tác Vùng 4 Hải quân ra chúc Tết và thay quân các đảo ở phía Bắc Trường Sa. Chỉ tay về phía đảo Sơn Ca, Tú nói: “Em sẽ cùng các anh chiến đấu bảo vệ Tổ quốc”.

Cứ tưởng đó chỉ là câu nói bộc phát của một thanh niên lần đầu nhận nhiệm vụ nhưng gặp lại Tú giữa TP HCM, trong hội nghị lần này, anh đã rắn rỏi và trưởng thành hơn. Tình yêu biển đảo, Tổ quốc trong Tú càng lớn dần theo năm tháng.

Cũng mang theo hành trang đó, Nguyễn Hữu Thuận, chính trị viên nhà giàn DK1, đã gắn bó tuổi trẻ của mình ở nhà giàn gần 10 năm. Thuận cho biết DK1 gồm 15 nhà giàn trải dài từ Trường Sa đến Cà Mau. Những năm đầu ở nhà giàn rất khó khăn. Anh nhớ như in năm 1995, sau khi bão quét qua, rau xanh trên đảo bị dập tơi tả. Gần 1 tháng trời chỉ có vài cọng rau, anh em đập gốc rau ra nấu nước uống. Giờ thì cơ bản là đã có rau xanh ăn đủ trong ngày, truyền hình lúc nào cũng bắt được, radio nghe rất rõ...

“Đối với chúng tôi, có như vậy là quá sung sướng rồi, hạnh phúc rồi. Cán bộ, chiến sĩ luôn ý thức được rằng đấy là mồ hôi, công sức của đồng bào cả nước đóng góp, phải sử dụng sao cho hiệu quả, phục vụ tốt cho công việc của mình. 100% cán bộ, chiến sĩ trong những năm qua yên tâm công tác, chưa hề có trường hợp nào thoái thác nhiệm vụ hay lung lay tư tưởng” - Thuận tự hào.

Nghe đến đây, bà Thân Thị Thư, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM, không kìm được xúc động. “Chỉ có như vậy mà các chiến sĩ đã thấy sung sướng rồi. Rất cảm phục và kính trọng các anh!” - bà Thư nghẹn lời.

Mong một lần được ra Trường Sa

Được gặp các cán bộ, chiến sĩ ngay tại TP HCM khiến ông Huỳnh Văn Nở, Chủ tịch Ủy ban MTTQ quận 4, không khỏi bồi hồi. Những tình cảm dạt dào đã có trong một lần được ra Trường Sa lại ùa về trong ông.

“Tôi đã trải qua những ngày tháng gian nan khi chiến đấu ở biên giới; khó khăn, hiểm nguy nào cũng gặp. Vậy mà khi đến đảo, tôi thấy cái khó, cái hiểm nguy ở đây khác lắm. Đảo thiếu đủ thứ, thiếu vật chất, thiếu tình cảm và ngày ngày phải chống chọi với sự khắc nghiệt từ thiên nhiên. Ấy vậy mà các chiến sĩ vẫn sống lạc quan” - ông cảm phục. Ông Nở bồi hồi kể lại giây phút lúc đoàn chia tay cán bộ, chiến sĩ; mọi người đã ôm nhau, rớt nước mắt.

Với những ai từng bỏ lỡ cơ hội đi Trường Sa thì giờ chỉ mong được một lần ra đảo. Ông Phan Thành, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp người Việt Nam ở nước ngoài tại TP HCM, nói trong sự nuối tiếc: “Tôi cũng có một cơ hội đi Trường Sa nhưng lúc đó đang đi công tác nên đành bỏ lỡ. Giờ chỉ muốn được một lần đặt chân lên Trường Sa để cảm nhận thế nào là máu thịt của Tổ quốc. Dù ở trong nước hay ngoài nước thì người Việt Nam đều xem biển đảo là một phần thiêng liêng trong tâm hồn”.

Bà Thân Thị Thư, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM:

Chưa bao giờ lung lay ý chí

TP HCM dường như vui hơn, ấm áp hơn khi đón đoàn cán bộ, chiến sĩ tiêu biểu của huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 về thăm nhân kỷ niệm 69 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Khi bóng dáng của các anh hiện diện trên phố phường Sài Gòn, người dân rất phấn khởi. Chính các cán bộ, chiến sĩ từ nơi đảo xa về đã tiếp lửa cho chúng tôi.

Được ra Trường Sa 2 lần, được lên nhà giàn 1 lần, tôi hiểu thế nào là sự chông chênh của biển cả nhưng các anh chưa bao giờ lung lay ý chí. Đúng như lời bài hát của nhạc sĩ Thập Nhất: “Sóng gió mặc sóng gió/ Lính nhà giàn bọn tôi ở đó/ Chông chênh mặc chênh chông/ Lính nhà giàn chẳng sợ bão giông/ Nắng gió mặc nắng gió/ Lính nhà giàn thề không ngại khó/ Mưa giông mặc mưa giông/Lính nhà giàn vẫn thắm hoa hồng…”. Vượt lên nỗi nhớ xa nhà, họ đã vững tay súng để giữ đảo, giữ vùng trời, vùng biển của Tổ quốc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo