xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tranh luận ra Nghị quyết hay sửa Điều 60 Luật BHXH

Tin-ảnh: Ph.Anh

(NLĐO)- Phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng nay 27-5 rất sôi nổi về điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nhằm đảm bảo quyền được lựa chọn của người lao động.

ĐB Trần Thanh Hải khẳng định phải sửa điều 60

ĐB Trần Thanh Hải khẳng định phải sửa điều 60

Sáng nay 27-5, kỳ họp thứ 9, Quốc hội (QH) khóa XIII đang diễn ra phiên thảo luận tại hội trường rất sôi nổi về điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014. Có đại biểu đề nghị QH ban hành Nghị quyết cho bảo lưu điểm c khoản 1 Điều 55 Luật BHXH cũ (năm 2006) nhưng cũng có ý kiến phải bổ sung vào điều 60 được hưởng BHXH một lần theo nguyên tắc “có đóng có hưởng”

Bấm nút phát biểu đầu tiên, đại biểu (ĐB) Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) nói thấu hiểu, thông cảm đối với người lao động (NLĐ). Tuy nhiên, theo bà Thúy, luật chưa có hiệu lực thi hành. Do đó, nội dung điều 60 chưa có tác động với NLĐ. Bà Thúy băn khoăn: “Liệu tất cả NLĐ hưởng BHXH một lần đều khó khăn và số tiền hưởng có giải quyết được khó khăn. Do đó, cần tuyên truyền cho NLĐ hiểu rõ tính nhân văn của điều 60”.

Bà Thúy cũng phân tích điều điều 60 nhằm thực hiện mục tiêu an sinh xã hội nhưng hiện nay thị trường lao động chưa ổn định, tiền lương chưa đáp ứng nhu đời sống của NLĐ. “Vì những lý do trên, tôi thiết nghĩ QH chỉ cần ra một Nghị quyết cho phép NLĐ sau 1 năm nếu hoàn cảnh khó khăn thì được hưởng BHXH một lần hoặc bảo lưu đóng BHXH để hưởng lương hưu” - bà Thúy nói.

Đồng tình, ĐB Lê Thị Yến (Phú Thọ) cho hay điều 60 là chính sách ưu việt, tiến bộ của nhân loại; quy trình làm luật đúng pháp luật. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, một bộ phận NLĐ đình công, phản đối điều 60. “Tôi tán thành trước mắt NLĐ có quyền lựa chọn hưởng BHXH một lần hoặc bảo lưu. Tôi kiến nghị QH ban hành 1 Nghị quyết cho bảo lưu điểm c khoản 1 Điều 55 Luật BHXH cũ (năm 2006) là những người nghỉ việc sau 1 năm nếu hoàn cảnh khó khăn thì được nhận BHXH một lần hoặc bảo lưu giống như QH ban hành Nghị quyết 77 về đưa người nghiện không nơi cư trú ổn định vào cơ sở xã hội” - bà Yến đề nghị.

Còn ĐB Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) cũng cho biết hưởng chính sách 1 lần để NLĐ giải quyết khó khăn trước mắt nhưng nó ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. Trước mắt là kéo dài điểm c, điều 55 Luật BHXH năm 2006; đồng thời nâng dần điều kiện hưởng BHXH một lần.

Tuy nhiên, theo ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng), phải sửa điều 60. Trước việc công nhân phản ứng điều 60 khi chưa có hiệu lực, ông Vinh nói đây là điều rất đáng tiếc. Thời gian qua có nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này, nhưng căn cứ vào điều kiện thực tế hiện nay NLĐ khó khăn, họ cần một số tiền để mưu sinh. “Cực chẳng đã họ mới nhận số tiền ít ỏi đó. Do vậy, tôi đề nghị xem xét bổ sung vào điều 60 được hưởng BHXH một lần theo nguyên tắc “có đóng có hưởng” - ông Vinh nhấn mạnh.

ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) tâm sự: “Quả thật là không vui khi điều 60 chưa có hiệu lực đã vấp sự phản ứng của NLĐ. Rất buồn cho QH khi ban hành một luật mà nhân dân không đồng ý”. Theo ông Phương, quy định làm luật chặt chẽ, xin ý kiến nhiều tầng lớp có cơ quan đại diện NLĐ. Điều 60 là phù hợp với xu hướng của thế giới, khuyến khích NLĐ đóng để hưởng lương hưu và giảm áp lực ngân sách nhưng nếu sửa điều 60 thì phải theo đúng quy trình, chặt chẽ và QH phải có đánh giá bao nhiêu NLĐ phản ứng lại điều 60. Ông Phương cũng lưu ý làm luật tránh tình trạng như hiện nay.

Còn ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) cho rằng điều 60 đúng nhưng chưa đủ vì chưa quan tâm đầy đủ quyền lợi của tất cả bộ phận NLĐ. NLĐ phản ứng điều 60 là phản ứng việc luật đã tước đoạt quyền lựa chọn của NLĐ, họ phản ứng vì điều đó. Đặc trưng các nước dân chủ là trao cho công dân có quyền lựa chọn. “Phản ứng của hàng trăm ngàn lao động có phải là thiểu số, có phải là họ thiếu hiểu biết không? Tôi cho rằng không phải như vậy. Cách nhìn nhận cho đây là thiểu số mà bỏ qua quyền lợi chính đáng của NLĐ là không đúng. Luật có hiệu lực còn sửa, huống hồ gì chưa có hiệu luật. Ra Nghị quyết hay sửa điều 60 đều được nhưng phải đảm bảo quyền được lựa chọn của NLĐ” - ông Nghĩa khẳng định.

Trước đó, tại phiên thảo luận tổ về điều 60, ĐB Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam khẳng định phải sửa điều 60.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo