xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hỗ trợ cơ chế, chính sách để phục hồi du lịch

Đức Ngọc

Để du lịch Việt Nam có thể phục hồi và phát triển cần có những cú hích về cơ chế, chính sách từ các cơ quan quản lý nhà nước

Ngày 25-12, tại thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An), Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL), UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo Du lịch 2021 với chủ đề "Du lịch Việt Nam - Phục hồi và phát triển".

Thiệt hại nặng nề

Phát biểu tại hội thảo, ông Đoàn Văn Việt, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL, thông tin năm 2019, ngành du lịch Việt Nam đón khoảng 18 triệu lượt khách quốc tế, đóng góp khoảng 9,2% vào GDP.

Năm 2020, lượng khách quốc tế chỉ đạt 3,7 triệu lượt, giảm 80% so với năm 2019; khách nội địa đạt 56 triệu lượt, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2019; tổng thu từ du lịch đạt 312.200 tỉ đồng, giảm 59% so với năm 2019. Đặc biệt, năm 2021, tình hình càng kém hơn với đợt dịch thứ 4 bùng phát mạnh trong cả nước, khiến các hoạt động kinh tế - xã hội của phần lớn tỉnh, thành phố trong cả nước đình trệ nhiều tháng, khách du lịch quốc tế chưa đón, khách du lịch nội địa tiếp tục giảm gần 30% so với cùng kỳ năm 2020.

Hỗ trợ cơ chế, chính sách để phục hồi du lịch - Ảnh 1.

TP HCM khởi động các chương trình du lịch thu hút khách nội địa Ảnh: BÌNH AN

Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Công ty Du lịch Vietravel, tính riêng trong quý III/2021, dưới tác động của dịch bệnh, khách nội địa giảm 87% so cùng kỳ năm trước. Dịch bệnh còn khiến hơn 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế dừng hoạt động, còn doanh nghiệp du lịch nội địa chỉ hoạt động cầm chừng cho đến khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, chỉ còn khoảng 2.000 doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trên toàn quốc.

Ước tính của ngành du lịch cho thấy năm 2020, du lịch Việt Nam thất thu khoảng 23 tỉ USD. Con số này dự kiến sẽ tăng cao trong năm 2021 khi tình hình dịch bệnh còn nghiêm trọng hơn so với năm 2020. Kỳ vọng phục hồi hoàn toàn của ngành du lịch, theo nhiều chuyên gia và tổ chức, chỉ có thể xảy ra khi toàn thế giới đạt được "miễn dịch cộng đồng", dự kiến nhanh nhất là vào năm 2023, khi ít nhất 70% dân số được tiêm chủng đầy đủ.

Còn theo bà Julia Simpson, Chủ tịch - Giám đốc điều hành Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới, không chỉ Việt Nam mà ngành du lịch thế giới đang bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh. Cụ thể trong nǎm 2019, lữ hành và du lịch đã đóng góp 10,4% cho GDP toàn cầu, tương đương 9.170 tỉ USD; đến năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 giảm còn 4.700 tỉ USD. Dịch bệnh đã khiến 62 triệu người hoạt động trong lĩnh vực lữ hành và du lịch mất việc làm.

Đẩy nhanh số hóa

Bàn về những giải pháp khắc phục ngành du lịch, chuyên gia kinh tế - TS Cấn Văn Lực - cho rằng cần đề cao nhóm giải pháp về bảo tồn và phát triển môi trường du lịch bền vững. Cần coi bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa, di tích lịch sử gắn với phát triển hài hòa du lịch như một tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả du lịch.

Còn tại điểm cầu TP HCM, bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, cho biết thành phố đang nỗ lực đưa ra các giải pháp nhằm phục hồi, phát triển ngành du lịch. Để thực hiện được điều này, rất cần sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách từ các bộ, ngành liên quan. Cụ thể, Bộ VH-TT-DL và Bộ Y tế ban hành quy định, quy trình khi có du khách mắc Covid-19, thống nhất phương án xử lý trong cả nước tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương, doanh nghiệp tổ chức hoạt động du lịch. Kiến nghị Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan có chính sách giảm lãi suất và điều kiện cho vay, xem xét giảm thuế suất GTGT từ 10% xuống 5% trong năm 2021 và 2022 để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

Tại điểm cầu Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng ngành du lịch Việt Nam thời gian qua thiệt hại rất lớn do ảnh hưởng của đại dịch gần 2 năm nay. Để khôi phục, phát triển ngành du lịch, thời gian tới chúng ta phải tăng cường phát triển du lịch cộng đồng. Cần thực hiện nhanh việc số hóa nguồn tài nguyên về du lịch, đặc biệt là nguồn tài nguyên về văn hóa. Mở cửa phát triển du lịch cần song hành với việc kiểm soát dịch Covid-19...

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định cần khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế để phát triển những sản phẩm, thương hiệu du lịch độc đáo, mang đậm bản sắc Việt Nam. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị ban tổ chức không chỉ tiếp thu các ý kiến tại hội thảo mà cần tiếp thu rộng rãi ý kiến của nhân dân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để bao phủ hết các đối tượng tác động. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước theo thẩm quyền tiếp thu ý kiến đại biểu tại hội thảo, có các giải pháp cụ thể, thực thi nhất quán từ trung ương đến địa phương để tháo gỡ khó khăn, sớm phục hồi ngành kinh tế mũi nhọn này. 

5 xu hướng mới

Ông Đoàn Văn Việt, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL, nhận định đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi thói quen sống, sinh hoạt cũng như nhu cầu của con người. Sau đại dịch, dự đoán ngành du lịch phát triển theo 5 xu hướng: an toàn tránh dịch bệnh; ứng dụng công nghệ nhằm quản lý bảo đảm an toàn, cũng như các dịch vụ hạn chế tiếp xúc; du lịch theo những nhóm nhỏ; du lịch ngắn ngày và đặt dịch vụ cận ngày; lựa chọn các hoạt động nghỉ dưỡng, gần gũi với thiên nhiên, thưởng thức văn hóa ẩm thực.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo