xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tìm lời giải cho đô thị văn minh (*): Tháo điểm nghẽn pháp lý

Bài và ảnh: QUỐC ANH

Hai dự án đốt rác phát điện tại Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc từng nhận được nhiều kỳ vọng, song đến nay thực tế chưa như mong đợi...

Năm 2019, người dân TP HCM, đặc biệt ở huyện Củ Chi, đón nhận tin vui khi Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc có bước ngoặt về công nghệ xử lý rác thải. Họ hy vọng sớm được sống trong môi trường trong lành, sạch sẽ.

Khởi công nhiều dự án áp dụng công nghệ mới

Tháng 8-2019, nhà máy đốt rác phát điện đầu tiên được khởi công bởi Công ty CP Vietstar, tổng vốn đầu tư khoảng 400 triệu USD. Nhà máy dự kiến vận hành giai đoạn 1 vào năm 2020, xử lý 2.000 tấn rác/ngày; đến năm 2021 công suất xử lý đạt 4.000 tấn/ngày.

Giới thiệu về dự án, ông Ngô Như Hùng Việt, Tổng Giám đốc Vietstar, khẳng định sẽ nhập toàn bộ máy móc, thiết bị, công nghệ của Đức. Toàn bộ quy trình xử lý khép kín, tự động hóa khâu phân loại rác; quá trình đốt rác, các tiêu chí về khí thải, nước thải, chất thải bảo đảm tiêu chuẩn, không gây hại sức khỏe con người.

Tìm lời giải cho đô thị văn minh (*): Tháo điểm nghẽn pháp lý- Ảnh 1.

Mỗi ngày, Nhà máy Xử lý và tái chế chất thải rắn Củ Chi xả ra môi trường một lượng lớn khói bụi

Hai tháng sau, Công ty CP Đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa tổ chức lễ khởi công nhà máy xử lý và tái chế chất thải rắn Củ Chi. 

Lãnh đạo doanh nghiệp cho biết nhà máy có tổng diện tích 20 ha, trong đó phần xây nhà máy đốt rác phát điện 8 ha, xử lý đốt rác phát điện 2.000 tấn/ngày, công suất phát điện 40 MW/ngày, tổng vốn đầu tư 5.000 tỉ đồng. Sau đó, dự án có thể nâng công suất xử lý lên tới 5.000 tấn/ngày và công suất phát điện lên 60 MW/ngày.

Hai sự kiện trên có sự chứng kiến của lãnh đạo Thành ủy, UBND TP HCM, thể hiện sự coi trọng của thành phố, nhất là với môi trường, nâng cao chất lượng sống người dân.

Nói về đóng góp của các dự án đốt rác phát điện thời điểm đó, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM, cho biết mỗi ngày, thành phố tiếp nhận hơn 8.300 tấn rác mà chưa tới 30% được tái chế, làm phân hữu cơ. Hơn 70% còn lại phải xử lý bằng công nghệ chôn lấp, không phù hợp thực tế phát triển.

Vì vậy, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hướng đến công nghệ xử lý rác hiện đại, UBND TP HCM đặt mục tiêu đến cuối năm 2020 phải giảm lượng rác chôn lấp còn 50%, phần còn lại phải xử lý bằng công nghệ đốt phát điện. Cũng theo ông Thắng, từ đầu năm 2019, các sở, ngành, chủ đầu tư đều nỗ lực vào cuộc để đưa các nhà máy vào hoạt động sớm nhất.

Tuy nhiên 5 năm qua, các dự án rơi vào án binh bất động, người dân xung quanh Khu Liên hợp xử lý chât thải rắn Tây Bắc chưa biết ngày nào thôi phải hứng chịu ô nhiễm.

Khi chính danh mọi việc sẽ thông

Ông Ngô Như Hùng Việt cho biết sau thời điểm khởi công dự án, doanh nghiệp đã sẵn sàng 5 năm nhưng đến nay dự án chưa có trong quy hoạch nên không làm gì được.

"Doanh nghiệp đầu tư mấy ngàn tỉ đồng nhưng bây giờ phải chờ quy hoạch. Khi có quy hoạch thì mới bảo đảm pháp lý cho dự án để cấp phép xây dựng" - ông Việt giải thích. Tổng giám đốc Vietstar khẳng định vấn đề chỉ là pháp lý dự án. Đây là trách nhiệm của cơ quan chức năng thành phố và doanh nghiệp cần thành phố hỗ trợ giải quyết để được cấp giấy phép triển khai.

Tìm lời giải cho đô thị văn minh (*): Tháo điểm nghẽn pháp lý- Ảnh 3.

Người dân sống bên Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc luôn chờ ngày các nhà máy xử lý rác bằng công nghệ hiện đại hoạt động để thoát khỏi cảnh bức bí, ô nhiễm

Khi chúng tôi đặt vấn đề thời điểm năm 2019, pháp lý dự án như thế nào mà công ty được khởi công xây dựng rồi phải dừng lại, lãnh đạo doanh nghiệp cho biết lúc đó được sự kêu gọi, thuyết phục của ngành tài nguyên và môi trường thành phố trong chuyển đổi công nghệ xử lý rác nên doanh nghiệp đồng ý tham gia khi nhận được sự bảo đảm cứ đầu tư rồi sẽ cấp phép.

Theo chia sẻ của đại diện Vietstar, chưa biết khi nào sẽ xây dựng nhà máy nên cũng không ai khẳng định được thời điểm hoàn thành. Còn người dân vẫn sẽ tiếp tục hứng chịu ô nhiễm từ các nhà máy trong Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc.

Đại diện Công ty CP Vietstar kiến nghị thành phố sớm có quy hoạch cho dự án để hoàn thành pháp lý đầu tư, triển khai dự án thời gian nhanh nhất có thể. "Nếu bảo đảm pháp lý thì thời gian xây dựng dự án là 2 năm" - ông Việt quả quyết.

Nói về công nghệ xử lý rác hiện tại gây ô nhiễm môi trường, lãnh đạo công ty cho biết theo giấy phép thì mỗi ngày nhà máy xử lý chất thải rắn Vietstar sẽ tiếp nhận xử lý 1.200 tấn rác. Tuy nhiên, thực tế tiếp nhận tới 1.800 tấn. Để xử lý lượng rác lớn như vậy trong khi do đặc điểm rác không thể tái chế 100% nên sau khi phân loại, xử lý thì 600 tấn rác được trả về bãi chôn lấp số 3 cách nhà máy 1 km. Đây là thỏa thuận giữa công ty với Sở Tài nguyên và Môi trường nhiều năm nay. Ông Việt cho hay khi có nhà máy đốt rác phát điện thì số lượng đó sẽ còn lại rất ít, giải quyết gần như 100%.

Báo cáo của UBND TP HCM gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây cho thấy công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay chủ yếu vẫn là chôn lấp hợp vệ sinh dẫn đến một số tồn tại như phát sinh mùi hôi và nước rỉ rác. Các nhà máy tái chế, xử lý chưa đạt về chỉ tiêu công nghệ xử lý (tỉ lệ xử lý bằng công nghệ đốt, sản xuất compost 28%, còn lại là chôn lấp). Bên cạnh đó, việc chuyển đổi công nghệ của các nhà máy xử lý hiện hữu còn chậm.

Theo UBND TP HCM, dự án Công ty CP Vietstar và Công ty CP Đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa gặp vướng mắc vì lý do Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) chỉ vừa được phê duyệt vào tháng 5-2023.

UBND TP HCM đã có các tờ trình đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng hỗ trợ thủ tục dự án. Tuy vậy, dự án chuyển đổi công nghệ xử lý rác của 2 công ty chỉ đủ điều kiện nộp hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế cơ sở dự án chuyển đổi công nghệ xử lý rác sang đốt phát điện sau khi hoàn thành đầy đủ thủ tục liên quan đến pháp lý về quy hoạch nguồn điện.

Mỗi ngày chôn trên 7.700 tấn rác

Trên địa bàn TP HCM mỗi ngày có khoảng 9.800 tấn rác sinh hoạt. Các đơn vị xử lý là Nhà máy Xử lý chất thải rắn Vietstar với công suất hoạt động 1.800 tấn/ngày; Nhà máy Xử lý và tái chế chất thải rắn Củ Chi của Công ty Tâm Sinh Nghĩa với công suất hoạt động là 1.000 tấn/ngày. Trong số này, có 1.508 tấn được xử lý để sản xuất mùn/phân compost; 533 tấn rác thải đốt không thu hồi năng lượng; 7.759 tấn được chôn lấp. Con số trên thể hiện phần nào khối lượng rác thải ngày một tăng của TP HCM cũng như sự quá tải, thiếu giải pháp xử lý hiệu quả lượng rác thải này.

Tìm lời giải cho đô thị văn minh (*): Tháo điểm nghẽn pháp lý- Ảnh 4.

Núi rác khổng lồ tại nhà máy trong Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc

Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM nhận thấy dự án chuyển đổi công nghệ của 2 công ty chỉ có thể hoàn thành vào giai đoạn cuối năm 2025 trong trường hợp nỗ lực hoàn thiện toàn bộ thủ tục pháp lý dự án và triển khai xây dựng nhà máy, lắp đặt thiết bị...

(Còn tiếp)

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 8-4

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo