xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trọng dụng lao động lớn tuổi

Bài và ảnh: HỒNG ĐÀO

Lao động lớn tuổi thường là những người có kỹ năng, kinh nghiệm và ý thức tuân thủ kỷ luật cao

Một ngày làm việc của bà Đặng Thị Xuân, nhân viên phục vụ Cửa hàng Công đoàn - Tổng Công ty CP Việt Thắng (TP Thủ Đức, TP HCM), bắt đầu từ 5 giờ và kết thúc lúc 16 giờ 30 phút. Nhìn người phụ nữ này nhanh nhẹn pha cà phê, sắp xếp hàng hóa, tính tiền cho khách, ít ai biết được bà đã 69 tuổi. Dù đang nhận lương hưu nhưng bà vẫn đi làm thêm để trang trải cuộc sống và có cơ hội giao tiếp, gặp gỡ nhiều người.

Có lương hưu vẫn đi làm

Bà Xuân vào Tổng Công ty Việt Thắng làm việc từ năm 1971. Lập gia đình trễ và có con muộn nên khi bà đến tuổi nghỉ hưu, con trai vẫn còn đi học. Thời điểm ấy, Tổng Công ty Việt Thắng thành lập Cửa hàng Công đoàn để phục vụ người lao động (NLĐ) tại công ty và bà Xuân xin làm nhân viên phục vụ.

Lúc mới nghỉ hưu, lương của bà Xuân gần 4 triệu đồng/tháng. Sau nhiều lần điều chỉnh, lương hưu của bà được 5,8 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, với công việc tại cửa hàng, mỗi tháng bà kiếm thêm được 6 triệu đồng.

"Con trai tôi đã tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định. Nó khuyên tôi ở nhà nghỉ ngơi nhưng tôi muốn đi làm để chủ động tài chính và gặp gỡ đồng nghiệp, bạn bè" - bà Xuân cho hay.

Trọng dụng lao động lớn tuổi- Ảnh 1.

Bà Đặng Thị Xuân, nhân viên phục vụ Cửa hàng Công đoàn - Tổng Công ty Việt Thắng, làm việc tốt ở tuổi 69

Tương tự bà Xuân, dù có quyết định nghỉ hưu từ giữa năm 2022 nhưng bà Nguyễn Thị Thu Trang, công nhân (CN) đứng máy dệt Công ty CP Dệt may Liên Phương (TP Thủ Đức), vẫn được ban giám đốc tạo điều kiện ở lại làm việc. Đây là chính sách sử dụng lao động có kinh nghiệm của đơn vị này.

Bà Trang đã làm việc tại Công ty CP Dệt may Liên Phương hơn 30 năm. Tuy tuổi cao nhưng bà vẫn có thể đứng cùng lúc 8 máy dệt và xử lý nhanh các tình huống phát sinh. Khi gần đến ngày có quyết định nghỉ hưu, bà cũng chuẩn bị vài phương án cho mình, trong đó có việc ở nhà trông cháu. Song, khi được ban giám đốc và Công đoàn công ty vận động ở lại làm việc để kèm cặp những CN mới, bà gật đầu đồng ý.

"Tôi thấy mình vẫn còn đủ sức khỏe và công ty muốn tôi ở lại một thời gian để đào tạo các em mới vào nên nhận lời. Ở lại cống hiến cho doanh nghiệp là niềm vui" - bà Trang bày tỏ.

Tận dụng kinh nghiệm, tay nghề

Ngành dệt may TP HCM đang sử dụng khá nhiều lao động lớn tuổi (từ 45-58 tuổi). Trong đó, tiêu biểu là Công ty CP Tập đoàn Thái Tuấn (400 người), Công ty CP Thương mại XNK May Phương Nam (100 người), Công ty TNHH May thêu An Phước (665 người), Công ty TNHH Mountech (90 người)…

Bà Nguyễn Thị Khánh Điệp, Phó Chủ tịch Công đoàn Dệt may TP HCM, cho rằng với chủ sử dụng lao động, việc người đã nghỉ hưu vẫn tham gia lao động mang lại những lợi ích không nhỏ. Họ có kinh nghiệm, tay nghề nên không phải mất thời gian đào tạo như lao động mới tuyển. Duy trì việc làm cho người lớn tuổi cũng là chính sách đang được nhiều nước trên thế giới thực hiện.

Chia sẻ về chính sách hỗ trợ lao động lớn tuổi, bà Nguyễn Thị Ngọc Hằng, Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Việt Thắng, cho hay Công đoàn tổng công ty đã mời 3 lao động từng là CN, cán bộ Công đoàn nghỉ hưu để phục vụ tại cửa hàng Công đoàn và nhà ăn của doanh nghiệp (DN). Với CN trực tiếp sản xuất ở những bộ phận quan trọng, công ty giữ họ thêm 1 năm để kèm cặp thợ mới.

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Nhàn, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Dệt may Liên Phương, DN đang sử dụng 7 NLĐ đã có quyết định nghỉ hưu. Bởi lẽ, ngành dệt may hiện khó tuyển lao động có kinh nghiệm, khi tuyển được cũng khó giữ người vì họ hay nhảy việc. "Sử dụng lao động đã nghỉ hưu được xem là phương án khả thi vì họ không chỉ có tay nghề cao mà còn làm việc hiệu quả, trách nhiệm, tận tình chỉ bảo CN mới" - bà Nhàn nhận xét.

Tại Công ty CP Thương mại XNK May Phương Nam, 30% trong 450 lao động hiện nay đã trên 40 tuổi. Trong đó, 14 người đã nhận quyết định nghỉ hưu và được ban giám đốc ký hợp đồng tiếp tục làm việc. Lương của các lao động này tương ứng mức lương họ khi về hưu, từ 7 - 7,5 triệu đồng/tháng. 

PGS-TS NGUYỄN ĐỨC LỘC, Viện trưởng Viện Đời sống xã hội (Social Life):

Kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, sau thời gian phát triển công nghiệp, họ có một lực lượng lao động lớn tuổi, thiếu kỹ năng. Vì vậy, năm 1999, Hàn Quốc thành lập Quỹ Lao động với sự hợp tác của 3 bên, gồm: giới chủ, giới thợ và nhà nước. Quỹ này có chương trình "Mạnh mẽ trở lại" dành cho người cao tuổi ngay từ khi sắp nghỉ hưu và thôi việc, giúp họ tìm việc làm; tư vấn, hỗ trợ để họ giảm căng thẳng, bất an khi nghỉ việc; lên kế hoạch khi già, giúp họ nhận thức đúng những vấn đề cần phải chuẩn bị, đánh giá chính xác khả năng của mình.

Chương trình này tổ chức đào tạo từ 6-12 giờ, mỗi học viên phải tự xây dựng kế hoạch cho mình. Chương trình còn hỗ trợ về sức khỏe và các quan hệ cần thiết; thực hiện hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, tổ chức sàn giao dịch và ngày hội việc làm cho người cao tuổi. Ngoài ra, chương trình còn vận động các DN nhận lao động lớn tuổi vào làm việc. DN được hỗ trợ 5.000 USD nếu nhận một lao động lớn tuổi vào làm việc.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo