xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghệ sĩ thương tiếc nhạc sĩ Thao Giang

Thanh Hiệp (Ảnh do nghệ sĩ cung cấp)

(NLĐO) - Thông tin nhạc sĩ Thao Giang qua đời ở tuổi 75 vào tối 24-10 tại Hà Nội đã để lại nhiều thương tiếc cho giới văn nghệ sĩ cả nước.

Nghệ sĩ thương tiếc nhạc sĩ Thao Giang - Ảnh 1.

Nhạc sĩ Thao Giang và các học trò

Ông là người nhạc sĩ nặng nợ với âm nhạc dân tộc, là người có công lớn trong hồi sinh, giữ gìn và phát triển nghệ thuật xẩm. Trước đó, ông đã đầu tư nghiên cứu, sưu tầm bài xẩm từ các nghệ nhân dân gian để đưa vào giảng dạy, truyền nghề.

Nhạc sĩ sinh năm 1948 ở Hà Tây (cũ), nay là Hà Nội, là giảng viên Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Ông vừa nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật với hai tác phẩm: "Kể chuyện ngày mùa" và "Tình quê hương".

Trong quá trình công tác giảng dạy, nhạc sĩ Thao Giang đã biên soạn nhiều giáo trình cho đàn nhị, tạo nền tảng cơ bản để học viên nắm bắt nhanh chóng và áp dụng sau một thời gian ngắn có thể tham gia biểu diễn. Ông cũng sáng tác cho một số nhạc cụ dân tộc như: "Hương rừng" (đàn Tam thập lục), "Ao cá Bác Hồ" (đàn tranh), "Du thuyền trên sông Hương" (đàn bầu), "Đường xa vui những tiếng đàn" (đàn tỳ bà).

Nghệ sĩ thương tiếc nhạc sĩ Thao Giang - Ảnh 2.

Nhạc sĩ Thao Giang

GSTS Nhạc sĩ Thế Bảo đã viết trên trang cá nhân: "Vĩnh biệt nhạc sĩ Thao Giang, người nghệ sĩ đàn nhị nổi tiếng đã đóng góp nhiều công sức phục hồi nghệ thuật cổ truyền đặc biệt là chương trình biểu diễn cổ nhạc tại Phố đi bộ Hà Nội. Công chúng mãi nhớ đến anh".

Nghệ sĩ Thu Nghiêm (Nhạc Viện TP HCM) đã viết: "Nhớ ngày nào em và thầy còn ngồi nghiên cứu làm sao để thể hiện đúng tính chất của bài "Đường xa vang mãi tiếng đàn". Cách đây 3 ngày em vừa nghĩ tới việc phối mới lại bài này, em chưa kịp gọi điện xin thầy góp ý sao cho tác phẩm thật hiệu quả …Tạm biệt thầy, ở nơi đó thầy lại phiêu bồng cùng âm nhạc dân tộc"

Nghệ sĩ Phó Thanh Vân đã nhớ lại những kỷ niệm thật xúc động: "Vào một dịp trời thu trời se lạnh năm 2010 chúng con có nhân duyên được gặp thầy. Chúng con hiểu và yêu văn hóa dân gian của Việt Nam là nhờ ơn thầy! Các tác phẩm của thầy thấm đượm hồn Việt, nghe là thấy ngay Việt Nam và thế hệ sau này khó làm được. Chúng con đã được thầy giảng dạy, dìu dắt từ sân khấu nhỏ đến lớn, từ sân khấu nghệ thuật dân gian phố cổ Hà Nội đến các buổi ghi hình chương trình phát sóng trên VTV... Từ những ngày còn là sinh viên mà chúng con đã được ưu ái vậy là một điều quá may mắn...Và cũng từ đây nhiều nhân duyên được kết thành nghề để chúng con theo đuổi....Mãi nhớ ơn thầy".

Nghệ sĩ thương tiếc nhạc sĩ Thao Giang - Ảnh 3.

Nhạc sĩ Thao Giang

Nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, một trong những học trò của nhạc sĩ Thao Giang, cho biết sức khỏe nhạc sĩ suy yếu mấy năm qua, khiến ông ít hoạt động nghệ thuật.

Năm 2004, nhạc sĩ Thao Giang thuyết phục nhiều người có chung đam mê, cùng hồi sinh môn nghệ thuật truyền thống. Khác với xẩm làng quê của nghệ nhân Hà Thị Cầu, nhạc sĩ Thao Giang chú trọng vực dậy dòng xẩm của Hà Nội. Nhạc sĩ còn là thầy của nhiều nghệ nhân đàn nhị nổi tiếng như Thế Dân, Đình Nghi, Sĩ Toán, Văn Hà.

Nhờ nỗ lực của ông, xẩm được trình diễn lại ở Liên hoan "Tiếng hát dân ca năm 2005" sau nhiều năm vắng bóng. Ông cùng GS Phạm Minh Khang bỏ tiền túi thành lập Trung tâm Phát triển nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam, với mục đích sưu tầm, nghiên cứu, truyền dạy, đào tạo, biểu diễn, giới thiệu nhạc truyền thống.

Nghệ sĩ thương tiếc nhạc sĩ Thao Giang - Ảnh 4.

Nhạc sĩ Thao Giang

Nhạc sĩ, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long nhớ lần đầu tiên gặp nhạc sĩ Thao Giang cuối năm 2004, tại Nhà xuất bản Âm nhạc. Ông nói: "Nếu chúng ta không chung sức thì trong tương lai, nghệ thuật xẩm của cha ông cũng không còn".

GSTS Thế Bảo cho rằng nhờ công lao ông đứng ra tập hợp nhiều nghệ sĩ tài năng như: Thanh Ngoan, Xuân Hoạch, Tự Cường, Thúy Ngần, Đoàn Thanh Bình, Văn Ty, Phạm Minh Khang, Hạnh Nhân… tham gia biểu diễn, truyền dạy cho lớp trẻ, họ đã được công chúng yêu mến và ghi nhớ.

Nhạc sĩ Thao Giang đã gầy dựng chương trình nghệ thuật "Hà Thành 36 phố phường", diễn ra vào các tối thứ bảy, chủ nhật hàng tuần trong phố cổ Hà Nội.

Ông cũng đã phát hành CD "Xẩm Hà thành", làm lễ giỗ tổ nghề xẩm ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đứng sau chương trình "Đêm hát xẩm và trống quân mừng xuân Mậu Tý" năm 2008 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo