Du lịch
21/11/2018 11:46

Ẩm thực Việt và mục tiêu trở thành 'bếp ăn của thế giới'

Nhiều chuyên gia, người làm du lịch cho rằng Việt Nam xứng đáng trở thành "bếp ăn của thế giới".

Nhiều chuyên gia, người làm du lịch cho rằng Việt Nam xứng đáng trở thành "bếp ăn của thế giới".

Ẩm thực Việt và mục tiêu trở thành bếp ăn của thế giới - Ảnh 1.

Ảnh: Phong Vinh.


Hơn mười năm trước, khi đến Việt Nam, Philip Kotler - cha đẻ của học lý tiếp thị hiện đại đã khuyến khích: "Việt Nam hãy là bếp ăn của thế giới". Tuy nhiên thời điểm ấy, thế mạnh của ẩm thực Việt vẫn là điều gì đó hết sức mơ hồ.

Thế mạnh của ẩm thực Việt

Tiến sĩ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu Ẩm thực Việt Nam, Trưởng Đề án Bếp Việt – Bếp của thế giới kể: trước đây có người còn cho rằng ẩm thực Việt là "bắt chước" ẩm thực của nước láng giềng. Năm 2010, khi ông đến thành phố Rome và để ý thấy một số nhà hàng ghi rõ là Việt Nam, song thực đơn đều là các món của người Hoa ở chợ Lớn (Sài Gòn bây giờ). 

Ẩm thực Việt và mục tiêu trở thành bếp ăn của thế giới - Ảnh 2.

Bánh mì thịt. Ảnh: Phong Vinh.


Trên thực tế, ẩm thực Việt đã sớm được định hình. Có thể kể đến bánh mì. Chiếc bánh Baguette do người Pháp đem vào Việt Nam, trong quá trình cải biên, người Việt đã biến nó thành món ăn đặc trưng và nổi tiếng khắp thế giới.

Năm 2014, bánh mì Việt Nam tạo nên "cơn sốt", khi vào top 20 món ăn đường phố ngon nhất thế giới theo bình chọn của Huffington Post. Năm 2017, bánh mì Việt cũng có mặt trong 10 món sandwich ngon nhất thế giới, theo Traveller.

Món ăn Việt được du khách nhận xét là thanh, ít chất béo, dùng nhiều rau nhưng vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Đó là lý do không chỉ bánh mì, mà nhiều món ăn đặc trưng của dải đất hình chữ S được chú ý và vinh danh.

Trang National Geographic từng đưa bún chả Hà Nội vào danh sách 10 món ăn đường phố ngon nhất thế giới năm 2014. Nem rán, phở và phở cuốn cũng có mặt trong top 10 và 50 món ăn ngon nhất thế giới, do CNN Travel xếp hạng năm 2015 và 2016. Cơm tấm Sài Gòn cũng thuộc top 10 món ăn xác lập kỷ lục châu Á theo bộ tiêu chí "Giá trị ẩm thực châu Á".

Đầu năm 2017, chuyên mục du lịch của tờ Telegraph xếp Hà Nội đứng thứ 2 trong số 18 thành phố có ẩm thực hấp dẫn trên thế giới... Cũng trong năm này, gần chục món ăn Việt được báo chí nước ngoài ca ngợi. Không ít lần các đầu bếp nổi tiếng thế giới thực hiện chương trình truyền hình về ẩm thực Việt Nam.

Ẩm thực Việt và mục tiêu trở thành bếp ăn của thế giới - Ảnh 3.

Khách nước ngoài ăn cơm tấm ở vỉa hè Sài Gòn. Ảnh: Phong Vinh.


"Món ăn Việt Nam có thể đãi khách quốc tế hàng chục bữa mà không sợ có món ăn nào trùng lặp. Mỗi địa phương đều có những món ăn độc đáo được nhiều người thưởng thức khen ngon". Ông Nguyễn Đắc Xuân, nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam, còn cho biết, ngoài việc nấu ngon, ẩm thực Việt còn chứa đựng cả giá trị văn hóa.

Ẩm thực Việt và mục tiêu trở thành bếp ăn của thế giới - Ảnh 4.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam kiêm Tổng giám đốc Vietravel.

"Ẩm thực là con đường tiếp cận nhanh chóng và gần gũi, sẽ rất phù hợp khi dùng ẩm thực để phát triển du lịch", ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam kiêm Tổng giám đốc Vietravel khẳng định.

Tuy vậy, ẩm thực Việt Nam vẫn chưa được tận dụng và khai thác được hết những tiềm năng sẵn có.

Rào cản quảng bá ẩm thực Việt đến khách quốc tế

Bà Triệu Thị Chơi, nhà giáo ưu tú, chuyên gia văn hóa ẩm thực từng đánh giá: "Việt Nam có nhiều món ăn mang đặc trưng mỗi vùng miền, nhưng muốn nâng tầm lên thì còn khó. Chuyện mang ẩm thực trở thành thương hiệu quốc gia để đưa ra thế giới là vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ trong nhiều năm nay".

Thực tế, cái "khó" đầu tiên nằm ở việc chưa thể kiểm soát chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm. Đó cũng là một trong 6 nỗi sợ của khách quốc tế đến Việt Nam mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng chỉ ra.

Ẩm thực Việt và mục tiêu trở thành bếp ăn của thế giới - Ảnh 5.

Gánh hàng rong ở Hội An. Ảnh: Khương Nha.


Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ, vệ sinh an toàn thực phẩm bắt đầu từ đất, nước bị ô nhiễm hay không, chứ không đơn thuần chỉ do cách nuôi trồng, dùng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng hay các chất bảo quản độc hại.

Cũng theo ông Kỳ, người Việt mới chỉ quan tâm đến một phần rất nhỏ là món ăn, còn không gian hay ứng xử trong khi ăn thì chưa được làm rõ.

"Cơn sốt" nào cũng phải hạ nhiệt nếu không có một chiến dịch dài hơi, chương trình quảng bá chuyên nghiệp tiếp theo. Do vậy, nhiều năm qua, ẩm thực Việt rơi vào vòng quẩn quanh: Trở thành tâm điểm của giới truyền thông sau những sự kiện các chính khách, đầu bếp nổi tiếng thế giới "phải lòng" bún chả, phở... nhưng hạ nhiệt nhanh chóng. Thậm chí tiếng thơm đó có thể bị hủy hoại khi có một nhóm khách nước ngoài bị ngộ độc thực phẩm khi ăn ở Việt Nam.

Ẩm thực Việt và mục tiêu trở thành bếp ăn của thế giới - Ảnh 6.
Ẩm thực Việt và mục tiêu trở thành bếp ăn của thế giới - Ảnh 7.
Ẩm thực Việt và mục tiêu trở thành bếp ăn của thế giới - Ảnh 8.

Xây dựng ẩm thực thành thương hiệu quốc gia

Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam hoạt động vào tháng 10/2017 được nhiều chuyên gia, người làm du lịch đánh giá là bước đi cần thiết "để ẩm thực Việt bước lên một tầm cao mới, văn hóa ẩm thực Việt Nam trở thành thương hiệu quốc gia". Nhiều người còn kỳ vọng đây là bệ phóng đưa Việt Nam trở thành "bếp ăn của thế giới".

Thực tế, nhiều nước đã dùng ẩm thực để quảng bá hình ảnh quốc gia, qua đó thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động du lịch. Có thể kể đến phô mai Thụy Sĩ, sushi Nhật Bản, sôcôla Hà Lan hay rượu vang Pháp... Đây là những thương hiệu đã gắn chặt với từng quốc gia, mang lại lợi ích cho hàng nghìn nhà sản xuất, đem lại thị trường tiêu thụ lớn, thúc đẩy kinh tế gia tăng.

Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu quốc gia không chỉ thực hiện trong một hoặc hai năm, mà cần cả một quá trình lâu dài, xuyên suốt. Kế hoạch thực hiện cần có sự chung tay, góp sức của nhiều ngành, đơn vị và cả các cá nhân.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ cho rằng khi đã chọn ẩm thực Việt để xây dựng thương hiệu, cần phát triển những nhà hàng đạt chuẩn được quốc tế công nhận để quảng bá ra thế giới. Từ đó, nâng tầm của ẩm thực Việt Nam, tạo ra giá trị cho những món ăn, đem đến những sản phẩm mang thương hiệu quốc gia.

Bên cạnh đó, việc đầu bếp, nhân viên được tạo điều kiện để tu nghiệp ở nước ngoài, tiếp xúc, học hỏi với cách chế biến, phong cách nấu ăn, quản lý phục vụ chuyên nghiệp của bạn bè quốc tế, mang về ứng dụng tại quê nhà cũng hết sức cần thiết.

Theo Phong Vinh (Vnexpress)

Viết bình luận

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

Sản xuất - Kinh doanh 21:05

Ngày 26-4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Đại hội được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các cổ đông đại diện cho 893.475.226 cổ phần, tương đương tỉ lệ 86,39% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của PVOIL.

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

Điểm đến hấp dẫn 18:01

Du lịch sinh thái, trải nghiệm và khám phá núi rừng chắc hẳn không còn xa lạ với những tín đồ “cuồng chân” và đang trở thành xu hướng của giới trẻ để tìm về không gian yên bình.

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Ngân hàng 17:30

Chiến lược tập trung hướng đến khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh từ lâu đã định vị TPBank ở nhóm hàng đầu trong kiến tạo xu hướng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Ngân hàng 17:29

Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30-4 và 1-5 dành cho khách hàng.

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Hoạt động cộng đồng 16:08

Ngày 26-4, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) đã đến huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) để hỗ trợ 40.000m3 nước, trao tặng 5.000 túi chứa nước loại 5 lít và hỗ trợ xe bồn vận chuyển nước sạch nhằm giúp người dân vượt qua hạn, mặn đang diễn ra gay gắt.

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

Ngân hàng 16:08

Kết thúc quý I-2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

Thị trường 15:05

Ngày 26-4-2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.