Cụ thể như giá gạo trước đây chỉ dao động từ 11.000 đồng đến 13.000 đồng/kg thì nay đã vọt lên từ 18.000 đồng đến 20.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá xăng cũng tăng lên khoảng 10.000 đồng, đạt mức ngất ngưỡng là 35.000 đồng/lít, nhưng cũng chưa chắc tìm được chỗ tiếp nhiên liệu. Do vậy, phần lớn các gia đình đều dắt phương tiện vào nhà khóa lại trong thế "án binh bất động" để tiết kiệm chút nào hay chút nấy.
Hiện nay, tại khu vực trung tâm du lịch trên núi Cấm như chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh hay tượng Phật Di Lặc trở nên đìu hiu vì lượng khách đến tham quan, cúng bái đang ít dần.
Hệ lụy vụ sạt lở vừa qua còn khiến cho một số hộ dân mua bán nhỏ, làm dịch vụ kinh doanh phòng trọ cũng chịu cảnh hoang vắng và thất thu nặng. Ông Phạm Văn Trác, chủ nhà trọ Ngọc Lan (Ngọc Lan Viên) ở Vồ Ông Bướm, xót xa: “Nhà trọ của tôi có hơn chục phòng mà mấy ngày rồi chỉ đón được vài chục người khách, không đủ chi phí trả tiền điện, mà nhìn chung quanh ai cũng như mình cả, thiệt rầu hết biết”.
Chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên Ngô Hồng Yến cho biết công tác giải phóng mặt đường bắt đầu thực hiện từ ngày 9-5, dự kiến sau 15 ngày mới xong.
Sẽ tổ chức lễ cầu siêu cho các nạn nhân
Đại đức Thích Hoằng Xuân, Trụ trì chùa Vạn Linh, cho biết dự kiến vào sáng ngày 10-5, tại nơi xảy ra vụ tai nạn do sạt lở núi, ban trị sự chùa cùng 300 Phật tử sẽ tổ chức lễ cầu siêu cho 6 nạn nhân tử vong vừa qua.
Tuy nhiên, theo ông Lê Minh Hưng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch An Giang, có thể phải dời lại lễ cầu siêu, sau khi đơn vị thi công hoàn thành công việc. |
Bình luận (0)