Tụt dốc không phanh
Một vị lãnh đạo từng làm việc tại TRI cho biết năm 2005, tình hình thực tế bắt buộc phải hợp tác, nếu không cũng sẽ bị các đối thủ nước ngoài “tiêu diệt”. Vì vậy, TRI đã bắt tay hợp tác với cổ đông lớn là Công ty CP Bánh kẹo Kinh Đô (KDC) thông qua việc bán lại 35% cổ phần cho KDC.
Thời điểm đó, lãnh đạo KDC đã tuyên bố sẽ đưa TRI phát triển gấp nhiều lần. Và KDC cũng không giấu tham vọng đầu tư vào thương hiệu mạnh như TRI để đưa TRI phát triển. Thời đó đã râm ran câu: “Ăn bánh Kinh Đô - uống nước ngọt Tribeco”. Tiếp theo đó là việc TRI lập ra Công ty TRI Bình Dương và TRI Miền Bắc. Mọi hoạt động sản xuất đã đưa về 2 đơn vị này, trong khi TRI Sài Gòn chỉ làm nhiệm vụ kinh doanh là chủ yếu…
TRI từng một thời lừng danh với các sản phẩm nước giải khát, trong đó có sữa đậu nành. Ảnh: HỒNG THÚY
Thâu tóm sau khi đánh đắm?
Năm 2010, TRI Sài Gòn đã lập tức chuyển nhượng phần vốn góp tại nhà máy TRI Bình Dương và TRI Miền Bắc, đem về mức lãi tượng trưng đủ giúp công ty không bị hủy niêm yết bắt buộc. Phần chuyển nhượng này rơi vào tay của chính đối tác là Uni-President. Cuối năm 2011, TRI tiếp tục lỗ 86 tỉ đồng. Vốn chủ sở hữu một lần nữa âm 20,5 tỉ đồng. Đến ngày 31-12-2011, TRI có lỗ lũy kế là 312 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu âm 26 tỉ đồng.
Trước tình hình này, TRI đã tự xin hủy niêm yết trước khi bị hủy niêm yết bắt buộc. Ở kỳ đại hội cổ đông cuối cùng vào tháng 6 vừa qua, ông Trần Kim Thành, ông Trần Lệ Nguyên và ông Nguyễn Xuân Luân rút lui khỏi HĐQT và bầu ông Lee Ching Tyan làm Chủ tịch HĐQT...
Trao đổi với một đại diện của KDC, vị này cho biết hiện nay KDC đã chính thức thoái vốn hoàn toàn tại TRI và không còn liên quan gì nữa. Vì vậy, sẽ không có tư cách để phát ngôn về TRI, đồng thời cũng không muốn bình luận gì thêm.
Có lợi cho Uni-President TS Lê Đạt Chí, Trưởng Bộ môn Đầu tư Tài chính - Trường Đại học Kinh tế TPHCM, cho rằng: Sự thoái trào của TRI có phần bắt nguồn từ công tác quản trị doanh nghiệp. Việc giải thể TRI Sài Gòn là điều chẳng đặng đừng, bởi TRI là một công ty đại chúng nên việc Uni-President muốn nắm giữ 100% vốn là không dễ vì sai luật. Hơn nữa, việc giải thể cũng sẽ mang lại lợi ích cho Uni-President vì không phải cõng bộ máy cồng kềnh, trong khi có thể luân chuyển một vài khâu cần thiết về 2 đơn vị trực thuộc. |
Bình luận (0)