xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tribeco giải thể, vì sao?

SƠN NHUNG

Từ một doanh nghiệp ăn nên làm ra với thương hiệu vững mạnh, sau khi có đối tác chiến lược lớn tham gia, chẳng những không phát triển mà Công ty CP Nước giải khát Sài Gòn (Tribeco) lại ngày càng suy yếu và chính thức giải thể trong tháng 8 này

Năm 2001, là cổ phiếu thứ 9 niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, Tribeco (TRI) luôn được các quỹ đầu tư quan tâm bởi đây là cổ phiếu của một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Liên tiếp nhiều năm liền, TRI lọt vào danh sách Hàng Việt Nam chất lượng cao, sản phẩm sữa đậu nành và nước ngọt có gas được đề xuất là sản phẩm công nghiệp chủ lực của TPHCM. Thời gian đó, TRI luôn “hot” bởi cổ tức hằng năm không dưới 18%...

Tụt dốc không phanh

Một vị lãnh đạo từng làm việc tại TRI cho biết năm 2005, tình hình thực tế bắt buộc phải hợp tác, nếu không cũng sẽ bị các đối thủ nước ngoài “tiêu diệt”. Vì vậy, TRI đã bắt tay hợp tác với cổ đông lớn là Công ty CP Bánh kẹo Kinh Đô (KDC) thông qua việc bán lại 35% cổ phần cho KDC.

Thời điểm đó, lãnh đạo KDC đã tuyên bố sẽ đưa TRI phát triển gấp nhiều lần. Và KDC cũng không giấu tham vọng đầu tư vào thương hiệu mạnh như TRI để đưa TRI phát triển. Thời đó đã râm ran câu: “Ăn bánh Kinh Đô - uống nước ngọt Tribeco”. Tiếp theo đó là việc TRI lập ra Công ty TRI Bình Dương và TRI Miền Bắc. Mọi hoạt động sản xuất đã đưa về 2 đơn vị này, trong khi TRI Sài Gòn chỉ làm nhiệm vụ kinh doanh là chủ yếu…

img

TRI từng một thời lừng danh với các sản phẩm nước giải khát, trong đó có sữa đậu nành. Ảnh: HỒNG THÚY

Tiếp theo, để tăng lực, HĐQT TRI bấy giờ đã bắt tay với Tập đoàn Thực phẩm Uni - President (Đài Loan) với việc Uni - President mua 15% cổ phần và cam kết sẽ cùng đưa TRI phát triển. Thế nhưng, chưa đầy một năm sau, TRI đã gây sốc cho giới đầu tư khi công bố lỗ 145 tỉ đồng vào cuối năm 2008, vốn chủ sở hữu âm 5,32 tỉ đồng dù 3 quý đầu năm báo lãi.
Tiếp đó, năm 2009, TRI tiếp tục lỗ thêm 82 tỉ đồng. Giải trình lý do thua lỗ với Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM, lãnh đạo TRI lúc đó cho biết nguyên nhân là do các trích lập dự phòng đầu tư tài chính, nợ khó đòi, chi phí quảng cáo, lỗ trong các công ty liên doanh…

Thâu tóm sau khi đánh đắm?

Năm 2010, TRI Sài Gòn đã lập tức chuyển nhượng phần vốn góp tại nhà máy TRI Bình Dương và TRI Miền Bắc, đem về mức lãi tượng trưng đủ giúp công ty không bị hủy niêm yết bắt buộc. Phần chuyển nhượng này rơi vào tay của chính đối tác là Uni-President. Cuối năm 2011, TRI tiếp tục lỗ 86 tỉ đồng. Vốn chủ sở hữu một lần nữa âm 20,5 tỉ đồng. Đến ngày 31-12-2011, TRI có lỗ lũy kế là 312 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu âm 26 tỉ đồng. 

Trước tình hình này, TRI đã tự xin hủy niêm yết trước khi bị hủy niêm yết bắt buộc. Ở kỳ đại hội cổ đông cuối cùng vào tháng 6 vừa qua, ông Trần Kim Thành, ông Trần Lệ Nguyên và ông Nguyễn Xuân Luân rút lui khỏi HĐQT và  bầu ông Lee Ching Tyan làm Chủ tịch HĐQT... 

Trao đổi với một đại diện của KDC, vị này cho biết hiện nay KDC đã chính thức thoái vốn hoàn toàn tại TRI và không còn liên quan gì nữa. Vì vậy, sẽ không có tư cách để phát ngôn về TRI, đồng thời cũng không muốn bình luận gì thêm.

Trong khi đó, giám đốc kinh doanh của một công ty chuyên về hàng tiêu dùng cho biết việc một công ty đang ăn nên làm ra như TRI lẽ ra khi kết hợp với 2 đối tác lớn thì phải mạnh lên. Thế nhưng, thực tế lại thua lỗ liên tục và dẫn đến giải thể, trong khi những công ty liên kết đã dần thuộc về tập đoàn nước ngoài từng là đối tác của mình.
Đây là điều thật khó hiểu. Từ đó, dư luận trong giới đầu tư cho rằng Uni-President đã có chủ đích thâu tóm và phải chăng chính một số cổ đông lớn đã tiếp tay? Ông Trịnh Hoài Nhơn, doanh nhân từng sở hữu thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan nổi tiếng một thời, cho rằng: Uni-President đã có chủ đích  từ đầu, chỉ hơi tiếc một điều là TRI xuất phát từ một đơn vị quốc doanh nên việc định giá ban đầu có lẽ chưa thật sự đúng giá. Chưa kể, về giá trị thương hiệu thì TRI từng vang bóng một thời.

Có lợi cho Uni-President

TS Lê Đạt Chí, Trưởng Bộ môn Đầu tư Tài chính - Trường Đại học Kinh tế TPHCM, cho rằng: Sự thoái trào của TRI có phần bắt nguồn từ công tác quản trị doanh nghiệp. Việc giải thể TRI Sài Gòn là điều chẳng đặng đừng, bởi TRI là một công ty đại chúng nên việc Uni-President muốn nắm giữ 100% vốn là không dễ vì sai luật. Hơn nữa, việc giải thể cũng sẽ mang lại lợi ích cho Uni-President vì không phải cõng bộ máy cồng kềnh, trong khi có thể luân chuyển một vài khâu cần thiết về 2 đơn vị trực thuộc.

 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo