Ăn miếng trả miếng
Đạo luật Magnitsky được Mỹ ban hành gần đây, áp đặt lệnh cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản đối với những quan chức Nga nào bị xem là chịu trách nhiệm về cái chết của luật sư chống tham nhũng Sergei Magnitsky tại nhà tù ở Moscow năm 2009. Nhà chức trách Nga ngay lập tức chỉ trích Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của nước này, đồng thời có những biện pháp trả đũa.
Trẻ mồ côi Nga đang trở thành “con tin” của chính trị, theo Ủy ban Sáng kiến công dân. Ảnh: REUTERS
Những động thái “ăn miếng trả miếng” nói trên đang đe dọa làm xấu thêm quan hệ song phương Nga - Mỹ vốn vẫn đang tồn tại không ít bất đồng. Vì thế, ông Ryabkov bày tỏ hy vọng Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ không xem xét bản kiến nghị nói trên, đồng thời cho rằng Washington và Moscow cần xoa dịu căng thẳng thay vì gây thêm rắc rối. Ông cho biết: “Tôi muốn tin rằng chúng ta sẽ không bước vào một cuộc đối đầu mới hoàn toàn vô nghĩa và tai hại vì một vấn đề không đáng có”.
Nỗi lo trẻ em trở thành “con tin”
Tuy nhiên, không phải người Nga nào cũng ủng hộ dự luật nói trên. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 24-12 đã bày tỏ quan ngại về biện pháp cấm người Mỹ nhận con nuôi nước này. Phát biểu với kênh Today TV của Nga, ông nói rằng nếu được thông qua, dự luật này có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đối với những trẻ em Nga đã được nhận làm con nuôi ở Mỹ. Ông khẳng định Moscow cần duy trì thỏa thuận về nhận con nuôi giữa Nga và Mỹ vốn có hiệu lực trong tháng 11 vừa qua.
Tương tự, Ủy ban Sáng kiến công dân (CIC), một tổ chức phi đảng phái do cựu bộ trưởng tài chính Nga Alexei Kudrin đứng đầu, nhận định rằng biện pháp cấm người Mỹ nhận con nuôi Nga chỉ mang động cơ chính trị thuần túy và nhằm gây sao nhãng sự chú ý của dư luận đối với những vấn đề khác trong nước. Theo CIC, người Mỹ sẽ không “mất gì” nếu dự luật trên được ban hành vì họ sẽ chuyển sang tìm kiếm con nuôi của những nước khác.
Tổ chức này nói: “Dự luật không chỉ vi phạm quyền của những người Mỹ muốn xin con nuôi mà còn vi phạm quyền của trẻ mồ côi và những trẻ em bị bệnh mà nước Nga không thể cung cấp đủ sự hỗ trợ, chăm sóc cần thiết hiện nay”. CIC cho rằng trẻ em Nga đã trở thành “con tin” trong các trò chơi chính trị.
Bình luận (0)