xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hà Nội: Phòng trà ca nhạc ế ẩm

HOÀNG LAN ANH

Dù đã xoay trở đủ cách nhưng các phòng trà ở Hà Nội vẫn lần lượt đóng cửa vì không có khách

Là một trong những người tiên phong trong việc mở phòng trà ca nhạc ở Hà Nội, duy trì được phòng trà Aladin ở ngõ Hàng Bột, sau đó là Aladin II (tại khách sạn Thắng Lợi) trong vòng 14 năm là cố gắng lớn của NSND Thanh Hoa. Nhưng rồi cũng đến lúc không thể cầm cự được khi có những đêm diễn ca sĩ đông hơn khách. Đóng cửa Aladin là điều mà NSND Thanh Hoa chẳng muốn nhưng hết cách.

“Trắng tay” vì phòng trà

Đầu tư khá lớn cho Aladin với kỳ vọng không gian âm nhạc này sẽ là điểm hẹn của khán giả yêu nhạc đỏ và bán cổ điển, NSND Thanh Hoa đã vấp phải bài toán khó khăn về kinh tế. Bà từng chia sẻ việc tạo ra không gian âm nhạc đích thực không hề dễ dàng. Chất lượng tăng luôn đồng hành với giá cả tăng nhưng phần nhiều khán giả lại chỉ muốn nghe ca sĩ hạng sao hát bằng tiền đồ uống giá bình dân, vì thế mà phòng trà phải đóng cửa vì ế ẩm. Thế nhưng, do còn nhiều lưu luyến với âm nhạc, vì vẫn luôn khát khao hát và được hát, cuối năm 2012, Thanh Hoa lại tiếp tục mang tinh thần Aladin tới sân khấu ca nhạc 36 Lý Thường Kiệt với tên gọi mới Tình khúc Muôn đời.
 
Hy vọng của NSND Thanh Hoa lúc ấy là mở ra một địa chỉ để khán giả yêu nhạc đất Hà thành có thể thưởng thức dòng nhạc chính thống với giá phải chăng. Dù vậy, chỉ sau một thời gian ngắn, vào tháng 3-2013, Tình khúc Muôn đời đã phải đóng cửa vì ế khách. NSND Thanh Hoa ngậm ngùi kể lại có đêm diễn chỉ có 4 -5 khách tới xem trong khi đội ngũ phục vụ và ca sĩ đã hơn 10 người, vì thế không còn cách nào khác là phải đóng cửa để tìm một cơ hội khác, có thể là “hành phương Nam”.

img
 
img
Phòng trà Malaideli chỉ duy trì hoạt động được 5 năm. Ảnh: NGUYỄN TUẤN     
            
Sau Thanh Hoa, không ít ca sĩ trẻ ở Hà Nội cũng nuôi ý tưởng mở phòng trà ca nhạc với mong muốn tạo được không khí âm nhạc sôi nổi, đồng thời phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, sau 5 năm duy trì, ca sĩ Tuấn Hiệp cũng ngậm ngùi đóng cửa phòng trà Malaideli (92 Trấn Vũ) vì không chịu nổi giá thuê nhà quá cao, đến 12.000 USD/tháng, trong khi hoạt động hết công suất tiền thu được cũng chỉ đủ trang trải phần nào, Malaideli phải kinh doanh cả nhà hàng, fastfood ban ngày mới có thể duy trì tuần hai buổi biểu diễn với những ca sĩ khách mời: Thanh Lam, Tùng Dương, Khánh Linh, Nguyễn Ngọc Anh…
 
Cứ làm phép tính đơn giản, nếu kín hết 100 chỗ của phòng trà, với thức uống trung bình là 70.000 đồng/người thì doanh thu cũng chỉ có 7 triệu đồng, trong khi tiền trả cho ban nhạc 5 người là 2,5 triệu đồng, 4 ca sĩ mỗi người từ 2-3 triệu đồng nữa thì làm sao tồn tại được” - Tuấn Hiệp cho hay. Anh cũng thẳng thắn nói: “Sẽ không ai đủ khả năng duy trì phòng trả cả năm nếu không có vốn lớn và đam mê”.

Vài năm sau khi đoạt giải nhất Sao Mai 2007 dòng nhạc thính phòng, ca sĩ Lê Anh Dũng cùng một số người đầu tư mở phòng trà Bee Club (2B Phạm Ngọc Thạch). Toàn bộ hệ thống âm thanh, ánh sáng ở sân khấu phòng trà đều đạt tiêu chuẩn “ngoại”. Nuôi tham vọng “đỏ đèn” sân khấu phòng trà nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, Bee Club hoạt động chật vật dù ông chủ đã khá linh hoạt, mở quán cơm văn phòng ban ngày để có thêm thu nhập. “Tốn quá nhiều công sức và chi phí, trong khi một đêm diễn chỉ có vài chục khách” - Lê Anh Dũng cho hay.

Chỉ sau 1 năm hoạt động, Bee Club đã phải đổi chủ và sau đó là đóng cửa hẳn, dù chủ sau của phòng trà này đã tìm mọi cách đưa các ngôi sao tên tuổi cả hải ngoại và trong nước, như: Khánh Hà, Tuấn Ngọc, Anh Thơ, Lan Anh, Trọng Tấn đến đây biểu diễn.

Khép lại niềm đam mê của ca sĩ trẻ

Dù cát-sê ca sĩ phòng trà chỉ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng (hạng sao) một đêm nhưng việc các phòng trà ở Hà Nội thi nhau đóng cửa cũng khiến nhiều ca sĩ hụt hẫng. Mất đi nguồn thu nhập là chuyện nhỏ nhưng quan trọng hơn, là thiếu đi những sân khấu để trình diễn, gặp gỡ khán giả hằng đêm. Lê Anh Dũng, hiện đang là giảng viên Học viện Âm nhạc Quốc gia, nói các phòng trà nối tiếp nhau đóng cửa đã khép lại niềm đam mê của nhiều ca sĩ trẻ.
 
“Trước đây, phòng trà phát triển, ca sĩ nhạc đỏ còn nhiều cơ hội lên sân khấu thể hiện mình nhưng bây giờ cơ hội tiếp cận với khán giả của họ rất hạn hẹp. Không có chỗ hát, không được giao lưu, nhiều người bị thui chột nghề nghiệp. Không ít em học xong 4 năm trung cấp hoàn toàn không biết sẽ phải làm gì” - Lê Anh Dũng nói.
 
Một ca sĩ nổi tiếng cũng thừa nhận: “Có quá nhiều yếu tố không thuận lợi cho những người học dòng nhạc thính phòng. Các cuộc thi ca nhạc trên truyền hình dành cho họ cũng quá khiêm tốn. Rất khó tìm hướng ra cho nghề nghiệp của mình trong thời điểm hiện nay”.

Ca sĩ Phương Nga cho biết: “Ai là giảng viên thì sống bằng thù lao lên lớp, người đắt sô thì sống bằng tiền đi hát sự kiện, còn phòng trà thì thôi, không ai tính đến nữa”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo