xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hiểu luật để tự bảo vệ

Bài và ảnh: THANH NGA

Am hiểu luật, người lao động có thể tự bảo vệ quyền lợi của chính mình

Ngày hội “Tư vấn pháp luật lưu động” do LĐLĐ quận Bình Thạnh, TP HCM phối hợp với Hội Luật gia quận tổ chức mới đây đã thành công ngoài dự kiến. Hơn 100 câu hỏi liên quan đến chế độ, chính sách mà CNVC-LĐ nêu ra đã được các luật gia giải đáp thỏa đáng. Hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý tại ngày hội không chỉ giải tỏa băn khoăn về quyền lợi của số đông CNVC-LĐ tham dự mà còn giúp họ sớm tiếp cận chính sách mới.

Đưa pháp luật đến công nhân

Băn khoăn về việc vợ mình không được ký tiếp hợp đồng khi đang mang thai, anh Đoàn Thái Phương quyết định đến tham gia ngày hội và nán lại tới cuối giờ để được nghe luật gia tư vấn. Đến lượt mình, anh không ngần ngại nêu thắc mắc: “Vợ tôi công tác tại một trường mầm nonký hợp đồng lao động với thời hạn 3 năm. Hợp đồng hết hạn vào ngày 15-10 vừa qua. Nhà trường đã thông báo chấm dứt hợp đồng và không ký tiếp hợp đồng mới. Thời điểm đó, vợ tôi đang mang thai tháng thứ 5, vậy việc nhà trường không ký tiếp hợp đồng có đúng với quy định của pháp luật hay không? Vợ tôi có thể kiện nhà trường hay không?”.

 

Người lao động nêu thắc mắc trong Ngày hội Tư vấn pháp luật miễn phí do LĐLĐ quận Gò Vấp, TP HCM tổ chức
Người lao động nêu thắc mắc trong Ngày hội Tư vấn pháp luật miễn phí do LĐLĐ quận Gò Vấp, TP HCM tổ chức

 

Câu hỏi của anh Phương đã được luật gia tư vấn: “Việc nhà trường không ký tiếp hợp đồng với vợ anh khi hợp đồng hết hạn là không trái với quy định của pháp luật. Vì vậy, chị ấy không đủ cơ sở để khởi kiện”. Được giải thích cặn kẽ, anh Phương hiểu ra vấn đề. “Vì không rành luật nên khi đụng chuyện, vợ chồng tôi rất lúng túng. Được luật gia tư vấn, tôi hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật. Ngày hội thực sự có ích đối với người lao động (NLĐ)” - anh bày tỏ.

Không riêng gì anh Phương, hàng loạt thắc mắc của NLĐ liên quan đến pháp luật lao động như: BHTN, BHXH, chế độ thai sản… cũng được các luật gia tận tình giải đáp. Phấn khởi trước tác động hiệu quả mà ngày hội mang lại, ông Phạm Văn Hoa, Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Bình Thạnh, cho biết sắp tới, LĐLĐ quận sẽ đa dạng hóa hình thức phổ biến pháp luật, như: lồng ghép kiến thức vào các chương trình vui chơi, giải trí, nhất là chương trình “Giờ thứ 9” tổ chức tại doanh nghiệp; vận động CNVC-LĐ tham hội thi “Kiến thức của bạn” trên website Công đoàn (CĐ) quận; thành lập đường dây nóng tư vấn pháp luật, tổ chức tư vấn pháp luật lưu động…

Đây cũng là cách mà nhiều CĐ cấp trên cơ sở đang áp dụng để nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật đến NLĐ. “Am hiểu pháp luật chưa sâu nên khi phát sinh tranh chấp, NLĐ thường lúng túng. Do vậy, đa dạng hình thức tuyên truyền là cách hữu hiệu nhất để giúp CNVC-LĐ củng cố nền tảng kiến thức pháp luật, từ đó họ có thể bảo vệ quyền lợi cho chính mình” - ông Hoa nhấn mạnh.

Ngăn ngừa tranh chấp

Không nắm vững các quy định của pháp luật khiến một bộ phận nhỏ NLĐ hành xử nóng vội, dẫn đến tranh chấp không đáng có. Do đó, khi tham gia giải quyết tranh chấp lao động, nhiều CĐ cấp trên đã tăng cường giáo dục, phổ biến pháp luật cho NLĐ, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp (DN) ổn định quan hệ lao động.

Mới đây, gần 300 công nhân (CN) một công ty may mặc đóng tại quận Gò Vấp, TP HCM đã ngừng việc tập thể vì cho rằng DN đột ngột thay đổi định mức lao động không thông báo trước. Sự việc trở nên căng thẳng hơn khi bộ phận nhân sự công ty không đưa ra được câu trả lời thuyết phục, hai bên lời qua tiếng lại. Nhận thông tin từ cơ sở, cán bộ chuyên trách LĐLĐ quận Gò Vấp lập tức có mặt để ổn định tình hình. Tìm hiểu nguyên nhân vụ việc, cán bộ LĐLĐ quận phát hiện giữa hai bên có sự hiểu lầm.

“Thực tế, DN chỉ mới thăm dò ý kiến CN về việc tăng định mức chứ chưa triển khai. Do vậy, CN tự ý ngừng việc phản ứng là hành vi nóng vội. Với những trường hợp này, chúng tôi chọn giải pháp tư vấn cho NLĐ hiểu để họ nhận ra cái sai, đồng thời góp ý thêm cho ban giám đốc về công tác điều hành, quản lý” - ông Phạm Văn Tài, cán bộ chuyên trách LĐLĐ quận, phân tích.

Không chỉ LĐLĐ quận Gò Vấp, nhiều CĐ cấp trên cơ sở cũng đã tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để tư vấn pháp luật cho NLĐ lẫn DN. Theo ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật CĐ TP HCM, trong thực tế, do chưa hiểu luật nên đôi khi NLĐ hành xử sai; một số trường hợp còn không biết mình thiệt thòi về quyền lợi như thế nào khi bị DN o ép.

Vì lẽ đó mà thời gian qua, Trung tâm Tư vấn pháp luật TP HCM luôn nỗ lực đưa pháp luật đến NLĐ. Trong năm 2015, trung tâm và 28 tổ tư vấn pháp luật trên địa bàn TP đã tổ chức tuyên truyền cho hơn 150.000 CN về pháp luật lao động; tư vấn bằng nhiều hình thức cho hơn 7.500 lượt CNVC-LĐ, thông qua chương trình “Radio CN” giải đáp những thắc mắc của NLĐ... Mặt khác, trung tâm cũng tăng cường bộ phận tư vấn pháp luật tại các KCX-KCN và những địa bàn hay xảy ra tranh chấp để kịp thời nắm bắt tình hình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo