xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhập nhèm trợ cấp

Bài và ảnh: Mai Chi

Những quy định mơ hồ trong Bộ Luật Lao động là nguyên nhân gây ra tranh chấp lao động tập thể tại các công ty sắp ngừng hoạt động

Trong buổi họp thông qua quyết định giải thể công ty cuối tháng 11-2014, bà Ana Maria C.Yuson, Giám đốc Công ty TNHH Alta Mode Việt Nam (quận 9, TP HCM), được một nhân viên cảnh báo: “Nếu thông báo giải thể vào thời điểm này sẽ khiến tinh thần công nhân (CN) hoang mang, tình hình công ty bất ổn, các đơn hàng còn lại khó hoàn thành. Có thể những gì xảy ra tại công ty sắp tới còn nghiêm trọng hơn đình công”. Dù vậy, bà Ana Maria C.Yuson vẫn tuyên bố đóng cửa công ty. Đúng như lời cảnh báo, một cuộc ngừng việc tập thể xảy ra ngay sau đó khiến công ty phải ngừng hoạt động sớm hơn dự kiến.

Công nhân ngộ nhận

Theo thông báo gửi đến CN ngày 1-12, Công ty TNHH Alta Mode Việt Nam sẽ trả trợ cấp thôi việc (mỗi năm nửa tháng lương) cho những CN làm việc tại công ty từ tháng 12-2008 trở về trước. Những người làm việc từ năm 2009 trở về sau sẽ hưởng trợ cấp thất nghiệp do nhà nước chi trả. Tuy nhiên, CN cho rằng cách chi trả trợ cấp như vậy là không thỏa đáng, dẫn đến ngừng việc. “Rõ ràng chúng tôi bị mất việc do công ty gặp khó khăn về kinh tế chứ không phải tự xin thôi việc. Do đó, công ty phải trả trợ cấp mất việc làm (mỗi năm 1 tháng lương) theo quy định tại điều 44 Bộ Luật Lao động (BLLĐ) mới đúng” - một CN giải thích.

Công nhân ngừng việc tập thể khiến Công ty TNHH Alta Mode Việt Nam phải đóng cửa sớm hơn dự định
Công nhân ngừng việc tập thể khiến Công ty TNHH Alta Mode Việt Nam phải đóng cửa sớm hơn dự định

Thêm vào đó, cuối tháng 9 vừa qua, công ty cắt giảm hơn 50 CN và bồi thường cho mỗi người 1 tháng tiền lương, trong khi gần 600 CN gắn bó với công ty đến những ngày cuối cùng lại ra đi tay trắng khiến CN bức xúc và nhất quyết đòi quyền lợi. Ngay cả khi cơ quan chức năng quận 9 khẳng định cách làm của công ty là đúng luật, CN vẫn không chấp nhận.

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia

TP HCM, việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động (NLĐ) khi công ty giải thể, ngừng hoạt động được quy định tại khoản 7, điều 36 BLLĐ. Do đó, Công ty TNHH Alta Mode Việt Nam chỉ phải trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ. Còn điều 44 chỉ áp dụng khi doanh nghiệp (DN) vẫn tồn tại nhưng cho NLĐ nghỉ việc vì thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.

DN “lách” vì luật mơ hồ

Một DN giải thể đồng nghĩa chấm dứt hoạt động và bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh. Thế nhưng một số DN vẫn hoạt động, chỉ giải thể chi nhánh hoặc đóng cửa tạm thời cũng áp dụng điều 36 BLLĐ để trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ.

Cách đây không lâu, hơn 160 CN Công ty TNHH V.G (quận 7, TP HCM) đã cầu cứu khắp nơi khi công ty thông báo ngừng hoạt động 1 năm vì không có đơn hàng và cho CN nghỉ việc nhưng chỉ trả trợ cấp thôi việc. Trao đổi với chúng tôi, đại diện công ty khăng khăng: “Công ty không làm trái luật bởi BLLĐ chỉ quy định trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế DN phải cho NLĐ nghỉ việc thì mới trả trợ cấp mất việc. Còn trường hợp NLĐ nghỉ việc do DN tạm ngưng hoạt động thì luật không quy định”.

Còn với các CN bị mất việc do Công ty TNHH Moland đóng cửa chi nhánh tại quận 12,

TP HCM thì quy định của BLLĐ hiện hành làm thiệt hại quyền lợi của họ. Trong trường hợp DN giải thể chi nhánh, đúng ra CN được hưởng trợ cấp mất việc nhưng theo điều 49 BLLĐ thì chỉ những CN làm việc tại công ty trước ngày 1-1-2009 mới được trợ cấp mất việc, sau thời điểm đó sẽ hưởng bảo hiểm thất nghiệp do nhà nước chi trả. CN cho biết tất cả đều làm việc tại công ty từ năm 2011, do vậy chỉ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp như chế độ dành cho những người tự xin thôi việc. Trong khi thực tế họ bị mất việc.

 

Doanh nghiệp giải thể không cần báo trước cho người lao động?

Luật sư Nguyễn Văn Hậu nhìn nhận: Theo quy định, việc chấm dứt hợp đồng lao động tại khoản 7, điều 36 không quy định trách nhiệm báo trước của người sử dụng lao động. Do đó, DN giải thể không phải thực hiện nghĩa vụ báo trước với NLĐ khi chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, theo quy định về trình tự giải thể DN thì trong thời hạn 7 ngày (làm việc) kể từ ngày thông qua quyết định giải thể, DN phải niêm yết công khai quyết định giải thể tại trụ sở chính và chi nhánh của DN. Thông qua việc niêm yết này, NLĐ có thể biết về việc hợp đồng lao động sẽ bị chấm dứt.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo