a) Đối với lĩnh vực lao động - việc làm nói chung:
- Chân dung những nhà quản lý, kỹ sư, công nhân - lao động, cán bộ Công đoàn xuất sắc điển hình trong các phong trào thi đua lao động sáng tạo; những điển hình doanh nghiệp - doanh nhân hết lòng vì người lao động, tận tâm chăm lo tốt đời sống vật chất - tinh thần cho nguồn nhân lực. Giới thiệu những địa chỉ có văn hóa doanh nghiệp độc đáo; hoặc có môi trường làm việc tốt, lý tưởng cho người lao động; những công ty, nhà máy, xí nghiệp có phương pháp tổ chức sản xuất mới lạ, độc đáo đem lại hiệu quả cụ thể, trở thành hình mẫu để các đơn vị khác học hỏi, tham khảo.
- Phóng sự, ghi chép, phản ánh về mọi mặt đời sống công nhân chân thực, mang tính thời sự cao.
- Tăng năng suất lao động, đạt hiệu quả kinh tế cao nhờ chuyển đổi số tại các đơn vị: Giới thiệu đơn vị thành công cụ thể về chuyển đổi số, có chiến lược/giải pháp thực hiện chuyển đổi số hợp lý và hiệu quả.
b) Đối với lĩnh vực xuất khẩu lao động
- Kể về quá trình nỗ lực của bản thân để thoát nghèo, hành trình đổi đời, trở thành tấm gương thành công điển hình nhờ nỗ lực phấn đấu trong thời gian đi làm việc ở nước ngoài (có thời hạn theo hợp đồng).
- Đúc kết những bài học hữu ích, những trải nghiệm thú vị của người trong cuộc trong thời gian đi xuất khẩu lao động, nhằm chia sẻ kinh nghiệm cho những bạn trẻ chuẩn bị ra nước ngoài làm việc.
- Giới thiệu những chân dung người Việt Nam tiêu biểu trong thời gian đi nước ngoài làm việc đã có công quảng bá hình ảnh đất nước; làm cầu nối giao lưu văn hóa, du lịch; tham gia tích cực công tác đồng hương, ái hữu - được kiều bào ta ghi nhận và đánh giá cao.
- Từ câu chuyện cụ thể trong bài dự thi, tác giả nêu những đề xuất hoặc hiến kế hợp lý, khả thi trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, như: quy định pháp lý cần sửa đổi hoặc bổ sung; cách ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng lao động bỏ trốn; lành mạnh hóa hoạt động tuyển dụng, đào tạo và tổ chức đưa người ra nước ngoài làm việc.
- Phóng sự đặc sắc về những vùng, miền, địa phương thay da đổi thịt nhờ triển khai thực hiện tốt chính sách đưa lao động ra nước ngoài làm việc…
* Thể lệ:
- Bài dự thi phải kể về người thật, việc thật và tác giả chịu trách nhiệm trước pháp luật, Ban Tổ chức và bạn đọc về sự chân thực, chính xác của bài viết.
- Mỗi tác giả có thể gửi nhiều bài dự thi. Số lượng bài đăng tối đa của một tác giả do Ban Tổ chức quyết định.
- Bài dự thi được đánh máy, gửi qua email, tổng số chữ không quá 1.500, kèm ít nhất 2 hình theo bài, ghi rõ chú thích. Gửi về email: congdoanvieclam@nld.com.vn
- Bài gửi dự thi phải là tác phẩm mới, chưa từng đăng phát trên mọi phương tiện xuất bản; khi đã gửi đến cuộc thi này thì không được gửi tranh giải ở cuộc thi khác có cùng phạm vi nội dung.
- Những bài vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ sẽ bị loại khỏi cuộc thi. Nếu có khiếu nại, tranh chấp quyền tác giả thì người đứng tên bài gửi dự thi phải trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật, Ban Tổ chức và bạn đọc.
- Bài dự thi được chọn đăng báo sẽ được Ban Tổ chức trả nhuận bút. Báo Người Lao Động đồng sở hữu bản quyền đối với những tác phẩm dự thi đã đăng báo và đã được trả nhuận bút.
- Ban Tổ chức không gửi trả lại những bài viết dự thi không được chọn đăng.
- Ban giám khảo sơ tuyển và chung tuyển do Ban Tổ chức lập ra và phân công nhiệm vụ, chấm bài theo tiêu chí Ban Tổ chức xây dựng.
- Nhân sự thuộc Báo Người Lao Động và các đơn vị đồng hành, tài trợ không được dự thi.
* Thời gian:
- Bắt đầu nhận bài từ đầu tháng 1-2024.
- Lễ tổng kết, trao giải và tôn vinh người lao động tiêu biểu: Dự kiến vào dịp 1-1-2025.
- Hạn cuối nhận bài dự thi: Ngày 8-12-2024.
* Giải thưởng:
- Cơ cấu gồm 7 giải: Giải nhất: 30 triệu đồng, giải nhì: 20 triệu đồng; 2 giải ba: 10 triệu đồng/giải, 3 giải khuyến khích: 5 triệu đồng/giải.
- Ban Tổ chức có thể sẽ chọn một số gương người lao động tiêu biểu - là nhân vật trong các bài viết xuất sắc - để vinh danh và tặng thưởng.
Bình luận (0)