xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người lao động đi trễ, về sớm, doanh nghiệp có được trừ lương?

Ngọc Anh

(NLĐO) - Theo quy định, khi người lao động đi trễ, về sớm, doanh nghiệp không được xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức khấu trừ tiền lương.

Hiện hình thức trừ lương khi người lao động đi trễ, về sớm đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Vậy hành vi này có phù hợp quy định pháp luật?

Căn cứ Điều 124 Bộ Luật Lao động năm 2019, các hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động gồm: Khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng, cách chức, sa thải. 

Tại Điều 102 Bộ Luật Lao động quy định người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.

Đồng thời, mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản BHXH bắt buộc, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. 

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 127 bộ luật này, hành vi phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Căn cứ các quy định trên, khi người lao động đi trễ, về sớm, doanh nghiệp không được xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức khấu trừ tiền lương.

Người lao động đi trễ, về sớm, doanh nghiệp có được trừ lương? - Ảnh 2.

Doanh nghiệp không được xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức khấu trừ tiền lương khi người lao động đi trễ, về sớm (Ảnh minh họa)

Trường hợp doanh nghiệp trừ lương người lao động không đúng quy định pháp luật có thể bị phạt tiền theo quy định khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Cụ thể, phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng đối với hành vi dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động. Mức phạt tiền này được áp dụng đối với các hành vi vi phạm là cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, trong trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp thì hành vi cố ý trừ lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động có thể áp dụng mức phạt lên đến 80 triệu đồng. Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 4 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP là buộc người sử dụng lao động trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động.

Người lao động đi trễ, về sớm, doanh nghiệp có được trừ lương? - Ảnh 3.

Trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp trừ lương người lao động không đúng quy định pháp luật có thể bị phạt tiền lên đến 80 triệu đồng (Ảnh minh họa)


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo