img


Con tàu chở yêu thương từ đất liền ra DKI- Ảnh 1.

Trường Sa 16 sẵn sàng lên đường thực hiện nhiệm vụ đón đoàn công tác thăm chúc tết nhà giàn DKI. ẢNH: Nguyễn Luân

Những chuyến công tác dài ngày, có thể từ 15 ngày, 1 tháng, 2 tháng và cả 3 tháng lênh đênh trên biển, không sóng điện thoại, 4 bề là biển cả. Thế nhưng với tình yêu Tổ quốc và sự động viên của gia đình các anh đã hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị giao phó. 

27 năm với gần 100 chuyến CQ (chuyến xuồng đưa hàng hóa đến nhà giàn, đảo) ông Võ Văn Chương, Thủy thủ trưởng tàu Trường Sa 16, chuyên nhận chở và trả hàng ở đảo Trường Sa và DK1, chia sẻ: "Động lực của tôi và đồng đội là Tổ quốc mà thôi, tôi lấy động lực đó để tạo lòng quyết tâm cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ". 

Nói về chuyến tàu đầu tiên năm 21 tuổi, ông Chương vui vẻ, lần đầu đi nên bị say sóng. Vào tháng 12, tháng biển động nhất trong năm, ông bị say sóng, ói cả mật xanh mật vàng. Với đặc thù công việc nên việc đi công tác xuyên Tết đã là điều bình thường đối với ông. 27 năm công tác ông đã có 5 đến 6 lần đón tết trên tàu. 

Con tàu chở yêu thương từ đất liền ra DKI- Ảnh 2.

Các chiến sĩ tàu Trường Sa 16 tất bật với chuyến cấp hàng cho nhà giàn

Tuy không được đón tết trên đất liền cùng gia đình nhưng ông và đồng đội vẫn chuẩn bị đầy đủ nếp, bánh chưng, giò, heo gà, kẹo bánh,… để đón một cái tết trọn vẹn nhất như trên đất liền. 

Là một trong những thành viên chuyên chở tình yêu đất liền ra biển, ông chia sẻ bản thân ông rất hạnh phúc. Một bao hàng hóa tuy bình thường nhưng giá trị là vô tận vì đây là tình cảm của đất liền vượt qua hơn 500km (240 hải lý) đến hải đảo. 

Là cán bộ trẻ với gần 2 năm công tác trên tàu Trường Sa 16, ông Phạm Hồng Quân, Phó Thuyền trưởng tàu Trường Sa 16, chia sẻ ông có tình yêu đặc biệt với biển. Mỗi lần vượt qua những cơn sóng dữ và hoàn thành xong nhiệm vụ của một chuyến hải trình, đưa hàng lên nhà giàn cho các chiến sĩ, ông thấy tự hào vì đã góp một phần công sức đưa những tình cảm của đất liền, hậu phương đến với cán bộ, chiến sĩ.

Con tàu chở yêu thương từ đất liền ra DKI- Ảnh 3.

Ông Phạm Hồng Quân chia sẻ trước mỗi chuyến xuồng chuyển hàng anh luôn chúc mọi người may mắn

Con tàu chở yêu thương từ đất liền ra DKI- Ảnh 4.














Con tàu chở yêu thương từ đất liền ra DKI- Ảnh 5.

Ngoài nhiệm vụ đưa đón đoàn, thay quân cũng như trực bảo vệ chủ quyền và phải xa nhà 2 tháng rất nhớ vợ con nhưng được gia đình động viên và đồng đội luôn bên cạnh giúp chiến sĩ Trần Minh Huấn, Phó Thuyền trưởng tàu Trường Sa 16 vượt qua những ngày xa cách.

Chiến sĩ Huấn vẫn nhớ trong một chuyến chạy xuồng cấp hàng lên nhà giàn, hôm ấy sóng rất to. Khi xuồng vừa rời nhà giàn, gần đến tàu thì không thấy tàu đâu nữa, chỉ thấy cọc hành trình vì sóng rất cao. Lúc đó, chỉ biết tìm mọi cách để hoàn thành nhiệm vụ cấp hàng cho nhà giàn và hạn chế tối đa những phương án xấu xảy ra.

Con tàu chở yêu thương từ đất liền ra DKI- Ảnh 6.

Phó Thuyền trường tàu Trường Sa 16, Trần Minh Huấn và Phạm Hồng Quân

Làm lính hải quân là gian nan thế đấy nhưng với tình yêu Tổ quốc thiêng liêng, hậu phương vững chắc các anh đã cống hiến trọn thời gian, tâm sức của mình cho công việc. 

Say sóng, biển động các anh vẫn sợ, nhưng nó đã không còn trở ngại vì các anh biết phía trước là chủ quyền Tổ quốc, là những đồng đội làm nhiệm vụ ngày đêm trên nhà giàn đang đợi các anh. Còn phía sau là những người mẹ, người vợ, người con luôn gửi gắm tình cảm từ đất liền ra nơi tuyến đầu Tổ quốc.

Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên