img

Trò chuyện về tổ viên Cao Thị Huệ, bà Nguyễn Thị Thúy, tổ trưởng tổ 2, xí nghiệp may Hiệp Bình Phước, Công ty CP May Sài Gòn 3 (quận Thủ Đức, TP HCM), đã ngợi khen.

[eMagazine] - Ngỡ ngàng trước sự thần tốc của nữ công nhân khuyết tật - Ảnh 1.

[eMagazine] - Ngỡ ngàng trước sự thần tốc của nữ công nhân khuyết tật - Ảnh 2.

Chị Huệ sinh năm 1978 ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Khi sinh ra, chị Huệ cũng lành lặn, khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác. Thế nhưng, cơn sốt bại liệt năm lên 3 tuổi đã khiến đôi chân của chị không thể đi lại bình thường.

Gạt qua mặc cảm và không muốn thua kém bạn bè, với nỗ lực phi thường, chị vẫn gắng gượng đến lớp. Học hết THCS, do nhà xa, đi lại khó khăn nên chị đành gác lại việc sách vở.

Không thể tiếp tục học chữ, chị Huệ chọn học nghề may để tự nuôi bản thân. Ra nghề, chị mở tiệm may quần áo tại nhà. Tiếng thơm về cô thợ may rất biết chiều lòng khách, đặc biệt là may vá vô cùng khéo, chẳng mấy chốc đã vang xa.

Chị Huệ

Nhờ vậy, chị có thể tự lo được cho bản thân. "Lúc đầu, tiệm may rất đông khách nhưng rồi khi quần áo may sẵn ngoài chợ bán quá rẻ, mọi người không còn thích đến tiệm may nữa. Vậy là mình quyết định thay đổi" - chị tâm sự.  Trụ với nghề được một thời gian, chị đành phải đóng cửa tiệm do không thể cạnh tranh với hàng chợ.

img
img
img

Năm 2007, chị Huệ lên TP HCM xin vào làm CN tại Công ty CP May Sài Gòn 3 vì "nghe nói công ty đối đãi tốt với người khuyết tật". Ý thức được sự thua thiệt so với đồng nghiệp, chị dặn lòng phải nỗ lực gấp 2-3 người thường. Vốn khéo léo lại chịu thương chịu khó nên chị nắm bắt công việc rất nhanh. Từ chỗ cái gì cũng thấy lạ lẫm, chị dần dà làm chủ được các công đoạn may khó trong sự ngạc nhiên lẫn thán phục của đồng nghiệp.


[eMagazine] - Ngỡ ngàng trước sự thần tốc của nữ công nhân khuyết tật - Ảnh 5.

Vào công ty, chị được lãnh đạo và đồng nghiệp hỗ trợ hết mình. Đáp lại, chị dành toàn bộ tâm sức cho việc học hỏi, nâng cao tay nghề. "Tôi đi làm đúng giờ, chú tâm học kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Hằng ngày, tổ trưởng giao việc gì tôi cũng không nề hà" - chị Huệ chia sẻ. Về sự siêng năng, tự giác của chị Huệ, bà Thúy không giấu vẻ khâm phục: "Từ khi vào công ty đến giờ, chị Huệ chưa xin nghỉ ngày nào cả!".

[eMagazine] - Ngỡ ngàng trước sự thần tốc của nữ công nhân khuyết tật - Ảnh 6.

Tự dặn lòng "phải nỗ lực gấp hai người thường", từ công đoạn may lai được giao lúc mới vào làm, giờ đây chị Huệ đã thạo thêm 3 công đoạn khác. Đặc biệt, năng suất hằng tháng của chị có khi cao gấp hai lần đồng nghiệp. Ngoài nhiệt tình chỉ dẫn cách may "thần tốc", chị Huệ còn thường xuyên choàng gánh công việc cho cả xưởng.

[eMagazine] - Ngỡ ngàng trước sự thần tốc của nữ công nhân khuyết tật - Ảnh 7.

[eMagazine] - Ngỡ ngàng trước sự thần tốc của nữ công nhân khuyết tật - Ảnh 8.

Bà Thúy nói vui: "Có công nhân trong xưởng gọi chị Huệ là "nghệ sĩ chạy sô", là chị cả của xưởng đấy! Công đoạn nào đang cần may gấp mà thiếu người là chị Huệ được điều đến ngay". Hiện thu nhập bình quân hằng tháng của chị khoảng 11 triệu đồng - một con số rất ít công nhân đạt được.

Gương mặt xinh, nước da trắng và nụ cười hiền, chị Huệ được nhiều chàng trai gấp ghé để ý và tỏ tình. Nhưng chị đều từ chối vì thấy họ chưa thật lòng và duyên số chưa đến. Hiện chị thuê phòng trọ gần công ty với số tiền 1 triệu đồng/tháng để tiện đi làm.

Ngoài số tiền ăn uống, đám tiệc, thuê nhà trọ, điện, nước… mỗi tháng chị Huệ gửi về quê cho má được 5-6 triệu đồng. Chị kể: "Má năm nay đã 70 tuổi, cần người phụng dưỡng. Số tiền tôi gửi về má chi tiêu cho việc ăn uống còn bao nhiêu má giữ dùm".

img
img
img
img
img
img
img
img
img
img
img

Bài viết: Hồng Đào ; Ảnh, Video: Hoàng Triều; Đồ họa: Tấn Nguyên


Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên