img

Đúng như dự báo từ cuối năm ngoái, bức tranh kinh tế năm 2023 đến thời điểm này đã bộc lộ những khó khăn khi tín hiệu thị trường ở tất cả lĩnh vực dường như đều trầm lắng trở lại. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 6%-6,5%, cần dồn sức khai thác hiệu quả một số động lực.

Thế giới biến động, Việt Nam gây ngạc nhiên: Tận dụng "điểm sáng"- Ảnh 1.

Đây là giai đoạn Việt Nam có điều kiện để triển khai những nội dung đã cam kết trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với các thị trường, trong đó có nhiều thị trường trọng điểm. Nếu triển khai và tận dụng được những FTA này thì cơ hội sẽ rõ ràng hơn.

Thế giới biến động, Việt Nam gây ngạc nhiên: Tận dụng "điểm sáng"- Ảnh 2.

TS TRẦN DU LỊCH - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia

Bên cạnh đó, Chính phủ đã thể hiện nỗ lực, quyết tâm chưa từng thấy trong việc việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công nhằm tạo cú thích cho nền kinh tế. Đồng thời, nỗ lực để ổn định thị trường tài chính, ngân hàng, tìm "lối thoát" cho trái phiếu doanh nghiệp, nới lỏng kiểm soát tín dụng thông qua giảm lãi suất, triển khai gói tín dụng 120.000 tỉ đồng cho thị trường bất động sản... đều là những tín hiệu tích cực.

Dù vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang chịu nhiều khó khăn dồn ép cùng lúc. Bối cảnh thế giới đang rất khó đoán định, nhất là sau sự kiện sụp đổ 2 ngân hàng ở Mỹ và một ngân hàng của Thụy Sỹ lâm vào khủng hoảng. Mặt khác, chưa thể dự báo được chính sách thắt chặt tiền tệ và kiểm soát lạm soát của Mỹ, châu Âu... sẽ kéo dài đến khi nào. Bởi vậy, tác động từ tình hình thế giới đối với một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam là rất khó lường. Doanh nghiệp cũng vì vậy mà có tâm lý chờ đợi, dè dặt, chưa vội đẩy mạnh hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Thế giới biến động, Việt Nam gây ngạc nhiên: Tận dụng "điểm sáng"- Ảnh 3.
Thế giới biến động, Việt Nam gây ngạc nhiên: Tận dụng "điểm sáng"- Ảnh 4.

Chưa có số liệu đầy đủ về dòng vốn đầu tư trong nước nhưng tín hiệu chung cho thấy trong bối cảnh lãi suất cao và doanh nghiệp còn vướng nợ, việc thúc đẩy tăng trưởng đầu tư là rất khó. Sức mua ở tất cả lĩnh vực đang yếu và không dễ dàng đột phá mạnh sau dịp Tết Âm lịch. Trước tình hình khó khăn này, các doanh nghiệp phải cắt giảm lao động hoặc tạm ngưng hoạt động. Riêng ở TP HCM, số liệu thống kê cho thấy trong 2 tháng đầu năm 2023, một tín hiệu không tích cực là số doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động nhiều hơn số thành lập mới.

Phân tích trên cho thấy bức tranh kinh tế trong 6 tháng đầu năm sẽ không quá lạc quan. Lúc này, Chính phủ cần quan tâm hơn đến nhóm doanh nghiệp khó khăn, đang ngưng hoạt động và có chính sách rõ ràng hơn cho người lao động mất việc, nhất là ở địa bàn các tỉnh Đông Nam Bộ.

Thế giới biến động, Việt Nam gây ngạc nhiên: Tận dụng "điểm sáng"- Ảnh 5.

Dây chuyền sản xuất tại Tổng công ty cổ phần Phong Phú. Ảnh: Hoàng Triều

Ở góc nhìn vĩ mô, mục tiêu năm 2023 đạt tốc độ tăng trưởng 6%-6,5% là không đơn giản. Trong bối cảnh này, những biện pháp thúc đẩy, tháo gỡ của Chính phủ cần được triển khai nhanh chóng hơn. Trong đó, mấu chốt vẫn là tháo điểm nghẽn để hấp thụ vốn, tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính, đất đai, xây dựng... Đây là vấn đề rất căn cơ, cần phải làm ngay và làm có hiệu quả.

Thế giới biến động, Việt Nam gây ngạc nhiên: Tận dụng "điểm sáng"- Ảnh 6.

Thế giới biến động, Việt Nam gây ngạc nhiên: Tận dụng "điểm sáng"- Ảnh 7.

Tín hiệu nới lỏng kiểm soát tín dụng của Ngân hàng Nhà nước là tốt nhưng vấn đề thị trường quan tâm là hiện nay mới giảm lãi suất chiết khấu và không giảm lãi suất tái cấp vốn. Vậy, quy mô giảm lãi suất tái chiết khấu là bao nhiêu và sắp tới có giảm thêm lãi suất tái cấp vốn không? Cần có định lượng rõ để tạo tâm lý tích cực cho thị trường. Giảm lãi suất sẽ có lợi cho chứng khoán bởi khi lãi suất giảm, có thể kích hoạt dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán.

Thế giới biến động, Việt Nam gây ngạc nhiên: Tận dụng "điểm sáng"- Ảnh 8.
Thế giới biến động, Việt Nam gây ngạc nhiên: Tận dụng "điểm sáng"- Ảnh 9.

Liên quan chủ trương tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, tôi đồng tình với quan điểm không giải cứu nhưng cần có biện pháp và chính sách rõ ràng để hỗ trợ thị trường. Đặc biệt, cần tăng cung nhà ở thương mại phù hợp giá mua bởi phân khúc này đang hoàn toàn tắc nghẽn. Lưu ý, cần triển khai nhanh chóng, hiệu quả gói hỗ trợ tín dụng 120.000 tỉ đồng với lãi suất thấp hơn 1,5-2 điểm % so với lãi suất thông thường các ngân hàng thương mại nhà nước, dành cho thị trường bất động sản ở phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp. Quan trọng là phải định lượng rõ khả năng giải ngân ngay trong năm nay với con số cụ thể và đưa ra biện pháp đi kèm.

Nếu cần thiết, Chính phủ có thể phân bổ luôn cho những trung tâm kinh tế lớn như TP Hà Nội, TP HCM, TP Đà Nẵng... một khối lượng tín dụng nhất định, từ đó chính quyền địa phương cùng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố sẽ đánh giá và phối hợp với doanh nghiệp để triển khai.

Thế giới biến động, Việt Nam gây ngạc nhiên: Tận dụng "điểm sáng"- Ảnh 10.
Thế giới biến động, Việt Nam gây ngạc nhiên: Tận dụng "điểm sáng"- Ảnh 11.

Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm nay, Chính phủ phải trình với Quốc hội dự án một luật sửa nhiều luật, bao gồm Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng và những luật liên quan để xử lý từ gốc vấn đề. Nếu sửa từng luật sẽ cần rất nhiều thời gian, không đáp ứng được nhu cầu thị trường ở thời điểm hiện tại nên cần thiết xây dựng một luật sửa nhiều luật. Bên cạnh đó, bản thân doanh nghiệp cũng cần cơ cấu lại hoạt động một cách mạnh mẽ. Đồng thời, cần khung pháp lý để những doanh nghiệp làm ăn chân chính có đường để làm ăn minh bạch, rõ ràng.

Với lĩnh vực du lịch, thương mại, cần khai thác tối đa tiềm năng của thị trường nội địa với 100 triệu dân. Trong đó, cần chính sách mạnh dạn cho phép những địa phương như TP HCM áp dụng biện pháp kích cầu đầu tư như sau giai đoạn khủng hoảng ở những lĩnh vực có thể sử dụng nguồn vốn hợp tác công - tư.

Thế giới biến động, Việt Nam gây ngạc nhiên: Tận dụng "điểm sáng"- Ảnh 12.

Du khách tham quan TP HCM. Ảnh: Hoàng Triều

Nếu làm được những điều trên song song với đưa chính sách đi vào cuộc sống, hy vọng từ quý III/2023, nền kinh tế sẽ phục hồi và có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 6%-6,5%.


Thế giới biến động, Việt Nam gây ngạc nhiên: Tận dụng "điểm sáng"- Ảnh 13.


TS TRẦN DU LỊCH - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia (Thái Phương ghi)
Hoàng Triều
A.Thanh
Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên