img

Khu truyền thống cách mạng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 (toạ lạc tại đường Thế Lữ, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, TP HCM) là một trong những "địa chỉ đỏ" thiêng liêng" tưởng niệm, tri ân cán bộ, chiến sĩ, đồng bào đã hi sinh; là nơi giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.

"Địa chỉ đỏ" khu truyền thống cách mạng Mậu Thân 1968 - Tự hào về lòng yêu nước- Ảnh 1.

Khu truyền thống cách mạng Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh là một trong những "địa chỉ đỏ" thiêng liêng mang ý nghĩa lịch sử nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân nhận thức sâu sắc về thắng lợi, ý nghĩa to lớn của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968

"Địa chỉ đỏ" khu truyền thống cách mạng Mậu Thân 1968 - Tự hào về lòng yêu nước- Ảnh 2.

Khu di tích có diện tích 12 ha, khối công trình chính gồm: Bức phù điêu được đúc bằng đồng đỏ, cao 9m, dài 90m, tái hiện lại toàn bộ những trận đánh vào các cơ quan đầu não của địch ở Sài Gòn qua 2 đợt tấn công vào Xuân Mậu Thân 1968.

Thăm địa chỉ đỏ Khu di tích Mậu Thân 1968, thêm tự hào về truyền thống cách mạng (Hoàng Triều thực hiện).

"Địa chỉ đỏ" khu truyền thống cách mạng Mậu Thân 1968 - Tự hào về lòng yêu nước- Ảnh 3.

Đây cũng chính là điểm nhấn của khu di tích. Nhóm tượng chính giữa là lực lượng thanh niên xung phong, quân giải phóng, lực lượng hậu cần, dân công hỏa tuyến.

"Địa chỉ đỏ" khu truyền thống cách mạng Mậu Thân 1968 - Tự hào về lòng yêu nước- Ảnh 4.
"Địa chỉ đỏ" khu truyền thống cách mạng Mậu Thân 1968 - Tự hào về lòng yêu nước- Ảnh 5.
"Địa chỉ đỏ" khu truyền thống cách mạng Mậu Thân 1968 - Tự hào về lòng yêu nước- Ảnh 6.

Khu di tích Mậu Thân 1968 là nơi để các tổ chức, cá nhân đến tưởng niệm các vị anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong chiến dịch tổng tiến công xuân Mậu Thân 1968, là nơi lưu giữ, trưng bày các hiện vật, tài liệu, phim ảnh hỗ trợ cho việc học tập, tham quan, nghiên cứu...

"Địa chỉ đỏ" khu truyền thống cách mạng Mậu Thân 1968 - Tự hào về lòng yêu nước- Ảnh 7.

Tầng hầm (nhà truyền thống) của Khu di tích Mậu Thân 1968 thiết kế hình tròn, thấp hơn với mặt đất 6 mét, diện tích 3.200 m2. Ngoài ra, còn có phòng trình chiếu sa bàn kết hợp màn hình chiếu phim và khu vực tái hiện cảnh chiến đấu tại đường Minh Phụng theo tỉ lệ 1:1.

"Địa chỉ đỏ" khu truyền thống cách mạng Mậu Thân 1968 - Tự hào về lòng yêu nước- Ảnh 8.

Nơi đây trưng bày 4 chuyên đề thể hiện đậm nét những dấu ấn Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

"Địa chỉ đỏ" khu truyền thống cách mạng Mậu Thân 1968 - Tự hào về lòng yêu nước- Ảnh 9.

Ngoài ra, còn có phòng trình chiếu sa bàn kết hợp màn hình chiếu phim và khu vực tái hiện cảnh chiến đấu tại đường Minh Phụng theo tỉ lệ 1:1.

"Địa chỉ đỏ" khu truyền thống cách mạng Mậu Thân 1968 - Tự hào về lòng yêu nước- Ảnh 10.
"Địa chỉ đỏ" khu truyền thống cách mạng Mậu Thân 1968 - Tự hào về lòng yêu nước- Ảnh 11.
"Địa chỉ đỏ" khu truyền thống cách mạng Mậu Thân 1968 - Tự hào về lòng yêu nước- Ảnh 12.
"Địa chỉ đỏ" khu truyền thống cách mạng Mậu Thân 1968 - Tự hào về lòng yêu nước- Ảnh 13.
"Địa chỉ đỏ" khu truyền thống cách mạng Mậu Thân 1968 - Tự hào về lòng yêu nước- Ảnh 14.
"Địa chỉ đỏ" khu truyền thống cách mạng Mậu Thân 1968 - Tự hào về lòng yêu nước- Ảnh 15.

Khu vực tái hiện cảnh chiến đấu tại đường Minh Phụng được các nghệ nhân dàn dựng sống động theo tỉ lệ 1:1 khiến người xem như "xuyên không" có mặt tại chiến trường xưa cùng các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn.

"Địa chỉ đỏ" khu truyền thống cách mạng Mậu Thân 1968 - Tự hào về lòng yêu nước- Ảnh 16.

Cảnh bệnh viện dã chiến trong rừng dừa nước được tái hiện chân thực.

"Địa chỉ đỏ" khu truyền thống cách mạng Mậu Thân 1968 - Tự hào về lòng yêu nước- Ảnh 17.

Mô hình tái hiện hầm bí mật giấu vũ khí đánh Dinh Độc Lập (nay là Hội trường Thống nhất TP HCM) Tết Mậu thân năm 1968 (nhà của anh hùng LLVT nhân dân Trần Văn Lai, số 287/70 đường Phan Đình Phùng, nay là đường Nguyễn Đình Chiều, phường 5, quận 3, TP HCM).

"Địa chỉ đỏ" khu truyền thống cách mạng Mậu Thân 1968 - Tự hào về lòng yêu nước- Ảnh 18.

Hộp hình tái hiện hình ảnh cả tiểu đoàn hơn 500 người tham gia trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968.

"Địa chỉ đỏ" khu truyền thống cách mạng Mậu Thân 1968 - Tự hào về lòng yêu nước- Ảnh 19.

Hộp hình tái hiện trận đánh đêm giao thừa Tết Mậu Thân 1968, khi 3 chiếc ô tô chở nặng vũ khí và 15 cán bộ chiến sĩ Đội 5 Biệt động Sài Gòn rời đi từ số nhà 287/70 Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiều) thẳng tiến về Dinh Độc Lập - một trong số các mục tiêu quan trọng của Biệt động Sài Gòn trong đợt tổng tấn công.

"Địa chỉ đỏ" khu truyền thống cách mạng Mậu Thân 1968 - Tự hào về lòng yêu nước- Ảnh 20.

Mô hình hầm bí mật tại chùa Tập Thanh - Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, nơi cất giấu vũ khí đánh Bộ Tư lệnh Hải quân nguỵ.

"Địa chỉ đỏ" khu truyền thống cách mạng Mậu Thân 1968 - Tự hào về lòng yêu nước- Ảnh 21.
"Địa chỉ đỏ" khu truyền thống cách mạng Mậu Thân 1968 - Tự hào về lòng yêu nước- Ảnh 22.
"Địa chỉ đỏ" khu truyền thống cách mạng Mậu Thân 1968 - Tự hào về lòng yêu nước- Ảnh 23.
"Địa chỉ đỏ" khu truyền thống cách mạng Mậu Thân 1968 - Tự hào về lòng yêu nước- Ảnh 24.
"Địa chỉ đỏ" khu truyền thống cách mạng Mậu Thân 1968 - Tự hào về lòng yêu nước- Ảnh 25.
"Địa chỉ đỏ" khu truyền thống cách mạng Mậu Thân 1968 - Tự hào về lòng yêu nước- Ảnh 26.

Nhiều hiện vật, tài liệu, phim ảnh về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 được lưu giữ, trưng bày, hỗ trợ cho việc học tập, tham quan, nghiên cứu.

"Địa chỉ đỏ" khu truyền thống cách mạng Mậu Thân 1968 - Tự hào về lòng yêu nước- Ảnh 27.

Đây cũng là những điểm đến trong các tour du lịch khám phá về nguồn nhằm giới thiệu, quảng bá con người, lịch sử, văn hóa Sài Gòn - TP HCM và tiếng vang sự kiện Mậu Thân 1968 đến với du khách, bạn bè trong nước và quốc tế.

"Địa chỉ đỏ" khu truyền thống cách mạng Mậu Thân 1968 - Tự hào về lòng yêu nước- Ảnh 28.

Trong năm 2023, Khu di tích Mậu Thân 1968 đã đón tiếp hơn 200 đoàn với 23.640 khách đến tham quan. Điều này vừa thể hiện lòng tri ân, đạo lý Uống nước nhớ nguồn, vừa tạo thêm điểm nhấn để phát huy tiềm năng phát triển du lịch về nguồn tại các “địa chỉ đỏ” - những điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách tìm về với cội nguồn lịch sử hào hùng của dân tộc.

Ngày 20 và 21-4, Giải half-marathon "Tự hào Tổ quốc tôi" 2024 với cung đường chạy độc đáo đi qua 2 địa chỉ đỏ là Khu di tích Láng Le Bàu Cò và Khu truyền thống cách mạng Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 (Khu di tích Mậu Thân 1968), tọa lạc tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, TP HCM sẽ diễn ra tại đây.
Đường chạy Kids Run (dành cho trẻ em) diễn ra vào ngày 20-4 cùng với việc trao phát race-kit cho VĐV tham dự và ngày 21-4 là sự kiện thi đấu chính thức của giải với ba cự ly tranh tài gồm 5km, 10km và 21km, tính chung cho cả VĐV phong trào lẫn chuyên nghiệp.

"Địa chỉ đỏ" khu truyền thống cách mạng Mậu Thân 1968 - Tự hào về lòng yêu nước- Ảnh 29.

Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên