img
Khi học sinh, sinh viên trở thành “phóng viên hiện trường” 
- Ảnh 1.

Bén duyên với truyền thông từ cấp 3, Khánh Linh - sinh viên ngành kinh doanh quốc tế, Trường ĐH Công Thương TP HCM (quận Tân Phú) - luôn ấp ủ đam mê được chia sẻ những câu chuyện và kết nối với mọi người thông qua ngôn từ.

Sinh ra và lớn lên ở TP HCM, Linh là cô gái rất năng động, thích tìm tòi khám phá và cập nhật những xu hướng mới của giới trẻ. Hiện tại, Linh đảm nhận vai trò làm nội dung và kế hoạch cho Phòng Truyền thông Trường ĐH Công Thương TP HCM.

Khi học sinh, sinh viên trở thành “phóng viên hiện trường” 
- Ảnh 2.

Linh chưa từng nhận mình là phóng viên nhưng “chiến trường” nào cô nàng cũng xung phong tác nghiệp. Cô gái nhỏ có hào hứng kể về lần đầu tiên được gặp diễn viên Ngọc Trai trong chương trình “Định vị thương hiệu cá nhân”.

Linh cho biết đây là chương trình do nhà trường tổ chức. Là người phụ trách truyền thông, Linh gặp không ít áp lực. Trước khi sự kiện diễn ra, cô cố gắng chuẩn bị thật kỹ các khâu, làm sao để mình có thể định vị được bản thân và chương trình đối với khách mời; cố gắng thể hiện tác phong chuyên nghiệp nhất.

Linh "bật mí" thời gian tới sẽ học thêm các kỹ năng về dẫn chương trình để tự tin và hoạt ngôn hơn, từ đó thực hiện uớc mơ trở thành biên tập viên truyền hình.

Khi học sinh, sinh viên trở thành “phóng viên hiện trường” 
- Ảnh 3.
Khi học sinh, sinh viên trở thành “phóng viên hiện trường” 
- Ảnh 4.
Khi học sinh, sinh viên trở thành “phóng viên hiện trường” 
- Ảnh 5.

Mặc dù là học sinh lớp 12, sắp phải bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng em Trần Ngọc Ánh, Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (huyện Hóc Môn), vẫn luôn là thành viên năng nổ của SPREAD – Câu lạc bộ Truyền thông & Báo chí NHC.

Ngọc Ánh tâm sự bản thân rất hứng thú với những công việc liên quan đến truyền thông, báo chí. Chính vì điều này mà Ánh từng mơ ước sẽ biên tập viên truyền hình chuyên nghiệp.

Nữ sinh lớp 12 cho biết sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước mỗi sự kiện là yếu tố then chốt góp phần vào thành công của câu lạc bộ. Trước mỗi sự kiện dù lớn hay nhỏ, các thành viên đều họp bàn, phân công nhiệm vụ cụ thể dựa trên vai trò và kỹ năng của họ. Các ban như nhân sự, truyền thông, thiết kế, phát thanh…phối hợp nhịp nhàng, cùng nhau hoàn thành từng đầu việc một cách hiệu quả.

Khi học sinh, sinh viên trở thành “phóng viên hiện trường” 
- Ảnh 6.

Tháng 2-2024, Ánh đảm nhiệm vai trò Leader Product của Dự án Gây quỹ Nét Sắc Em Thơ. Việc tham gia các hoạt động giúp Ánh có nền tảng căn bản, thông hiểu tính chất của ngành truyền thông, báo chí. Ngoài ra, trong quá trình chạy dự án, nữ sinh này còn được “nâng cấp” thêm những trải nghiệm liên quan ngành quản trị sự kiện.

Khi học sinh, sinh viên trở thành “phóng viên hiện trường” 
- Ảnh 7.

Khi học sinh, sinh viên trở thành “phóng viên hiện trường” 
- Ảnh 8.

Nguyễn Thị Thùy Vân, sinh viên ngành luật thương mại dân sự quốc tế Trường ĐH Luật TP HCM, cho biết thời gian đầu bị “ngộp” khi tham gia Ban Truyền thông Ulaw của trường.

“Ở cấp 3, các bài viết của em thường mang tính cảm xúc, đáng yêu, dễ thương, “bắt trend”... Khi lên đại học, các bài viết trở nên chính chuyên hơn, mang tính báo chí nhiều, câu từ phải rõ ràng, rành mạch, cung cấp nhiều thông tin. Thậm chí, còn phải lồng ghép các quy định pháp luật vào bài đăng” – Vân chia sẻ.

Khi học sinh, sinh viên trở thành “phóng viên hiện trường” 
- Ảnh 9.
Khi học sinh, sinh viên trở thành “phóng viên hiện trường” 
- Ảnh 10.
Khi học sinh, sinh viên trở thành “phóng viên hiện trường” 
- Ảnh 11.
Khi học sinh, sinh viên trở thành “phóng viên hiện trường” 
- Ảnh 12.

Vân cho biết trường thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, cuộc thi nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước. Đây chính là cơ hội để Vân tự trau dồi kỹ năng tư duy thông tin của mình.

Trước mỗi sự kiện, Vân và các thành viên trong tổ nội dung sẽ viết ra những thông tin nền, lên ý tưởng và phối hợp với tổ hình ảnh để có những góc ảnh đẹp. Khi chương trình bắt đầu, tổ hình ảnh “thực chiến”, tổ nội dung sẽ đảm nhận việc tường thuật sự kiện.

Khi học sinh, sinh viên trở thành “phóng viên hiện trường” 
- Ảnh 13.

Vân chia sẻ mặc dù các bài viết chỉ đăng trên trang web của trường nhưng cũng yêu cầu tốc độ. Ban Truyền thông phải phối hợp ăn ý giữa các tổ để khi vừa xong sự kiện là có tin, bài đăng tải ngay lập tức.

Theo Vân, Ban Truyền thông hoạt động gần như tòa soạn thu nhỏ, quy trình tin bài từ sản xuất đến biên tập đều do sinh viên thực hiện. Lãnh đạo trung tâm sẽ đảm nhận việc duyệt lần cuối và đăng bài.

Cô nàng cho biết không có định hướng trở thành phóng viên hay biên tập viên. Tuy nhiên, những kỹ năng của nghề báo sẽ giúp ích rất nhiều cho nghề luật tương lai của Vân.

Khi học sinh, sinh viên trở thành “phóng viên hiện trường” 
- Ảnh 14.

Là sinh viên vừa tốt nghiệp ngành luật dân sự, Nguyễn Lê Tiến (23 tuổi) bỗng dưng “rẽ hướng” sang làm báo. Nói về nghề với giọng nói đầy năng lượng, Tiến cho rằng quá trình học và tham gia đưa tin tại trường đại học chính là hành trang quý báu giúp chàng trai  nàytự tin bước vào nghề.

Tiến kể, cha của Tiến là giáo viên ở tỉnh Long An. Từ ngày con trai bước vào đại học và tham gia các hoạt động truyền thông, ông đã làm 2 kệ sách, một kệ để trưng bày những tác phẩm báo chí/ hình ảnh con chụp, được nhà trường đăng tải; kệ còn lại để con trai trưng bày những món quà ý nghĩa trong quá trình tác nghiệp.

Khi học sinh, sinh viên trở thành “phóng viên hiện trường” 
- Ảnh 15.

Đang trong giai đoạn thử việc tại một tờ báo ở TP HCM, Tiến được nhiều phóng viên đánh giá cao. Chàng trai này là người “cháy” hết mình với nghề, không khác gì một phóng viên thực thụ.

Khi học sinh, sinh viên trở thành “phóng viên hiện trường” 
- Ảnh 16.


 

Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên