img

Danh sách có sự góp mặt có nhiều doanh nghiệp tiếng tăm như Alibaba (Trung Quốc), Jollibee (Philippines) Tencent (Trung Quốc) hay Advantest (Nhật Bản), Naver (Hàn Quốc), Recruit Holdings (Nhật Bản), STO Express (Trung Quốc), Titan (Ấn Độ)…

Năm nay Việt Nam đóng góp 7 cái tên trong danh sách này, gồm Masan Group, Thế Giới Di Động, Sabeco, Vietjet Air, Vinamilk, Techcombank và Vingroup.


[eMagazine] - “Chân dung” 7 tập đoàn tỉ USD của Việt Nam trong danh sách Forbes 2019 - Ảnh 2.

Tiền thân của Vingroup là Tập đoàn Technocom, thành lập năm 1993 tại Ukraina. Đầu những năm 2000, Technocom trở về Việt Nam, tập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vinpearl và Vincom.

Đến tháng 1/2012, công ty CP Vincom và Công ty CP Vinpearl sáp nhập, chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup - Công ty CP.

[eMagazine] - “Chân dung” 7 tập đoàn tỉ USD của Việt Nam trong danh sách Forbes 2019 - Ảnh 3.

Vingroup là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất châu Á với giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 16 tỉ USD Mỹ. Trên tinh thần phát triển bền vững và chuyên nghiệp, Vingroup hiện được cơ cấu với tám lĩnh vực hoạt động/ kinh doanh chính là bất động sản (Vinhomes); du lịch – vui chơi giải trí (Vinpearl); Bán lẻ (Vinmart, Vinmart+, Vinpro, Viễn Thông A); Công nghiệp (VinFast); Y tế (Vinmec); Giáo dục (Vinschool); Nông nghiệp (VinEco); Công nghệ (Vsmart)…

img
img
img
img


Năm 2018, doanh thu của Vingroup đạt 5,295 tỉ USD, tăng 36% nhưng lợi nhuận ròng lại giảm 15% xuống 164 triệu USD do công ty tiếp tục đầu tư mạnh vào mảng sản xuất ôtô.

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup hiện là người giàu nhất Việt Nam với giá trị tài sản ước tính hơn 10 tỉ USD. Tuy nhiên, theo số liệu của Forbes tại ngày 22-8, tài sản ông Vượng có giá trị 8 tỉ USD và là người giàu thứ 198 trên thế giới, tăng 41 hạng so với thời điểm đầu năm.

[eMagazine] - “Chân dung” 7 tập đoàn tỉ USD của Việt Nam trong danh sách Forbes 2019 - Ảnh 5.

Vietjet là hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam vận hành theo mô hình hàng không thế hệ mới, chi phí tiết kiệm, linh hoạt và cung cấp đa dạng các dịch vụ cho khách hàng lựa chọn.

[eMagazine] - “Chân dung” 7 tập đoàn tỉ USD của Việt Nam trong danh sách Forbes 2019 - Ảnh 6.

Trong năm 2018, hãng đã vận chuyển 23 triệu hành khách, chiếm thị phần lên tới 46% trong lĩnh vực du lịch hàng không đang bùng nổ ở Việt Nam. Vietjet là thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) với Chứng nhận An toàn khai thác IOSA. Vietjet vừa được xếp hạng an toàn hàng không ở mức cao nhất thế giới với mức 7 sao bởi AirlineRatings.com, tổ chức uy tín hàng đầu thế giới chuyên đánh giá về an toàn và sản phẩm của các hãng hàng không toàn cầu.

Gần đây hãng cũng lọt tốp 50 hãng hàng không toàn cầu về hoạt động và sức khoẻ tài chính năm 2018, theo tạp chí Airfinance Journal.

img
img

Lợi nhuận ròng của Vietjet tăng 5,3% lên 5.300 tỉ đồng (tương đương 232 triệu USD) năm 2018 trong khi doanh thu tăng 27% lên 54.000 tỉ đồng (khoảng 2,3 tỉ USD).

Mục tiêu của Vietjet là phát triển nhanh hơn nữa trong năm nay và hãng dự kiến sẽ vận chuyển 30 triệu hành khách sau khi mở thêm nhiều chặng bay quốc tế.

Hãng hàng không thế hệ mới đang khai thác 129 đường bay tới khắp các điểm đến trong nước và quốc tế tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia, Singapore, Malaysia, Myanmar, Campuchia, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc)…

img
img
img
img


Tổng Giám đốc Vietjet cũng là nữ tỉ phú tự thân đầu tiên của Đông Nam Á, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, nữ tỉ phú đầu tiên và duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách của Forbes, Bloomberg. Đồng thời, bà Thảo cũng nằm trong tốp 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới 2017, 2018. Nữ CEO cũng nằm trong đề tài nghiên cứu của đại học Harvard.

[eMagazine] - “Chân dung” 7 tập đoàn tỉ USD của Việt Nam trong danh sách Forbes 2019 - Ảnh 9.

[eMagazine] - “Chân dung” 7 tập đoàn tỉ USD của Việt Nam trong danh sách Forbes 2019 - Ảnh 10.

Thành lập năm 1993, Techcombank là một trong những NHTM lớn nhất Việt Nam và một trong những ngân hàng hàng đầu ở châu Á.

[eMagazine] - “Chân dung” 7 tập đoàn tỉ USD của Việt Nam trong danh sách Forbes 2019 - Ảnh 11.

Techcombank cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng cho hơn 6 triệu khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam trên mạng lưới 313 chi nhánh trên toàn quốc, kênh ngân hàng internet và ngân hàng số.

Năm 2018, doanh thu của Techcombank đạt 1,3 tỉ USD, vốn hóa thị trường: 3 tỉ USD.

img
img
img


Kết thúc quý II/2019, Techcombank giữ vững vị thế là một trong những ngân hàng dẫn đầu khi báo cáo lợi nhuận trước thuế đạt 5.700 tỉ đồng, doanh thu đạt 9.100 tỉ đồng, tăng trưởng lần lượt 32%1 và 19%2 tương ứng so với cùng kỳ năm trước.

[eMagazine] - “Chân dung” 7 tập đoàn tỉ USD của Việt Nam trong danh sách Forbes 2019 - Ảnh 13.

Masan Group là một trong những công ty lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, tập trung hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng và tài nguyên.

[eMagazine] - “Chân dung” 7 tập đoàn tỉ USD của Việt Nam trong danh sách Forbes 2019 - Ảnh 14.

Tầm nhìn của Masan là trở thành một tập đoàn lớn mạnh thuộc khu vực kinh tế tư nhân địa phương tại Việt Nam xét về quy mô, lợi nhuận và thu nhập cho cổ đông…

Năm 2018 Masan có doanh thu 1,659 tỉ USD, lợi nhuận ròng 214 triệu USD. Giá trị thị trường vốn hoá của Masan đạt 3,766 tỉ USD.


[eMagazine] - “Chân dung” 7 tập đoàn tỉ USD của Việt Nam trong danh sách Forbes 2019 - Ảnh 15.

Đây là một tập đoàn bán lẻ hàng đầu Việt Nam về doanh thu và lợi nhuận, với mạng lưới hơn 2.200 cửa hàng trên toàn quốc, vận hành các chuỗi bán lẻ thegioididong.com, Điện Máy Xanh, Bách Hoá Xanh. Ngoài ra, tập đoàn đã mở rộng ra thị trường nước ngoài với chuỗi bán lẻ Bigphone tại Campuchia.

[eMagazine] - “Chân dung” 7 tập đoàn tỉ USD của Việt Nam trong danh sách Forbes 2019 - Ảnh 16.

Thống kê của Forbes Asia, năm 2018 công ty có doanh thu 3,758 tỉ USD, lợi nhuận ròng 125 triệu USD, giá trị thị trường đạt 2,174 tỉ USD. Lợi nhuận sau thuế dự kiến 2019 đạt khoảng 3.570 tỉ đồng.


[eMagazine] - “Chân dung” 7 tập đoàn tỉ USD của Việt Nam trong danh sách Forbes 2019 - Ảnh 17.

Vinamilk là tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu tại Việt Nam, có mặt tại hơn 31 quốc gia với doanh thu trên 1,5 tỉ USD/năm. Đây là thương hiệu được Forbes Việt Nam đánh giá niêm yết tốt nhất Việt Nam, đồng thời vào tốp 50 doanh nghiệp niêm yết quyền lực tại châu Á theo Nikkei Asia Review.

[eMagazine] - “Chân dung” 7 tập đoàn tỉ USD của Việt Nam trong danh sách Forbes 2019 - Ảnh 18.

Vinamilk góp mặt trong danh sách và được ghi nhận doanh thu năm 2018 đạt 2,283 tỉ USD, lợi nhuận ròng 444 triệu USD.

Giá trị vốn hóa của Vinamilk tại thời điểm 30-6-2019 là 214.228 tỉ đồng. Giai đoạn 2013-2018 tốc độ tăng trưởng doanh thu mỗi năm 10,8% và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế hằng năm đạt 9,3%.

img
img
img

Theo báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất 6 tháng đầu năm 2019 vừa công bố, doanh thu thuần 27.788 tỉ đồng, tăng gần 2.000 tỉ so với cùng kỳ năm 2018 tương ứng mức tăng 7,61%.


[eMagazine] - “Chân dung” 7 tập đoàn tỉ USD của Việt Nam trong danh sách Forbes 2019 - Ảnh 20.

Đây là đơn vị sản xuất và phân phối các loại đồ uống có cồn như bia, rượu mạnh, soda và nhiều sản phẩm khác tại thị trường Việt Nam. Năm 2019 Bia Sài Gòn đã trải qua 144 năm lịch sử nguồn gốc, 42 năm xây dựng và phát triển thương hiệu.

[eMagazine] - “Chân dung” 7 tập đoàn tỉ USD của Việt Nam trong danh sách Forbes 2019 - Ảnh 21.

Theo Fobes, Sabeco đạt doanh thu 1,562 tỉ USD năm 2018, lợi nhuận ròng 181 triệu USD, giá trị thị trường 7,734 tỉ USD. Với giá trị thương hiệu đạt 486 triệu USD - đứng thứ ba trong danh sách những thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2019 của Sabeco vừa công bố, Sabeco đạt hơn 18.425 tỉ đồng doanh thu, tăng 8,51% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế 3.456 tỉ đồng, tăng 16%.

Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên