ha đẻ của Công ty CP thiết bị y tế Việt Nhật (JVC) - ông Lê Văn Hướng - thành lập công ty này năm 2001 với vỏn vẹn 6 tỉ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính là mua bán, cho thuê thiết bị y tế… Nhiều năm JVC hoạt động trên thị trường với vị thế là nhà phân phối độc quyền cho hàng chục hãng thiết bị y tế nổi tiếng thế giới của Nhật, Mỹ và những gói thầu cung cấp thiết bị y tế cho các đơn vị trong nước.
Sau hơn chục năm, vốn điều lệ của JVC tăng trên 550 tỉ đồng, tổng tài sản không dưới ngàn tỉ đồng. Cổ phiếu của JVC gần 3 năm trước cũng từng "làm mưa làm gió" trên thị trường.
Chỉ sau một biến cố, chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc Lê Văn Hướng bị bắt với tội danh lừa dối khách hàng, từ đó doanh nghiệp ngàn tỉ sa sút, cổ phiếu lao dốc.
Những nghi vấn xung quanh việc ai tố cáo ông Hướng và 500 tỉ đồng tài sản của công ty đã bị "bốc hơi" đến giờ vẫn chưa được làm rõ.
Theo ông Hướng, sau một thời gian cơ quan điều tra không có bằng chứng rõ ràng về tội danh ban đầu, ông được tự do.
"Tôi bị bắt rồi rời khỏi công ty là những lý do khách quan, không liên quan gì đến JVC. Và sau khi được cho tại ngoại từ tháng 4-2016 đến nay, tôi đã chính thức rời JVC, không còn liên quan gì đến cổ phiếu hay tham gia việc điều hành công ty, và cả người trong gia đình cũng vậy".
Ông Lê Văn Hướng
ng Hướng quê quán Đông Triều, Quảng Ninh. Sau khi học xong ĐH tại trường ĐH Mỏ địa chất, ông đi du học theo diện học bổng Monbusho của Chính phủ Nhật Bản, ngành điều khiển tự động, vốn không liên quan gì đến kinh tế.
Cơ duyên đến với việc kinh doanh thiết bị y tế vào năm 2000, sau khi du học ở Nhật về Việt Nam, thời điểm đó, những thiết bị y tế như máy chụp cắt lớp, máy cộng hưởng từ... thuộc vào loại "xa xỉ", rất hiếm ở Việt Nam. Một bác sĩ gợi ý nhờ ông mua giúp máy chụp cắt lớp cho bệnh viện của ông ấy. Nhờ được giới thiệu, ông quen biết với Tập đoàn Hitachi, giúp họ bán loại máy đầu tiên này về Việt Nam.
JVC được thành lập năm 2001, là tổng đại lý cho Hitachi tại Việt Nam. Thời đó, các loại máy siêu âm, máy cộng hưởng từ, chụp cắt lớp rất hiếm. JVC liền đầu tư máy móc trang thiết bị y tế cho các bệnh viên ở Việt Nam thuê, dần dần trở thành công ty hàng đầu trong cung cấp máy móc, thiết bị y tế cho ngành. Cũng trở thành tổng đại lý của khoảng hơn 20 tập đoàn, nhà cung cấp thiết bị y tế hàng đầu thế giới của Nhật, Mỹ...
JVC cũng là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất đến thời điểm ấy phân phối trực tiếp hàng từ các tập đoàn sản xuất đến khách hàng ở Việt Nam. Khoảng năm 2009-2010, trước khi niêm yết, công ty đã đi trước thị trường cả chục năm. Lợi nhuận, doanh thu trước niêm yết liên tục tăng trưởng.
Năm 2011, cột mốc mới khi công ty niêm yết. Rất nhiều quỹ đầu tư của Nhật Bản muốn tham gia vào, trong đó có Quỹ DI hiện vẫn còn giữ vốn góp đến giờ. Vốn của JVC từ 242 tỉ đồng lên 550 tỉ đồng, các dự án vẫn về rất nhiều, việc kinh doanh rất thuận lợi.
"Tôi là người đầu tiên xin Bộ Y tế chuyển đổi cải cách chụp phim X-quang từ ướt sang phim X-quang khô tại Việt Nam. Một bước tiến lớn của ngành y tế thời điểm đó, sau đó các hãng cung cấp phim chụp như Konica, Kodak, Fujifilm... cũng giao cho JVC làm đơn vị phân phối độc quyền tại Việt Nam. JVC tiếp tục tăng trưởng, với doanh thu gần ngàn tỉ đồng" - theo ông Hướng.
ông ty đang hoạt động rất tốt, huy động vốn thành công 750 tỉ đồng cho các dự án mới, và khoảng 240 hợp đồng với đối tác. Nhưng biến cố ập đến, ngày 8-6-2015, ông Lê Văn Hương bị bắt giữ với lý do khách hàng tố cao. Một tuần sau, cơ quan công an đã trả lại máy tính cho công ty nên thực tế JVC không bị ảnh hưởng gì, đây là sự cố không liên quan đến công ty.
Rồi ông Hướng tự vấn: "Nhưng sóng gió bắt đầu từ đây và cuộc chiến nhân sự xảy ra, kéo dài đến bây giờ. "Có rất nhiều cáo buộc về tôi, xung quanh khoản tiền tăng vốn vừa huy động được. Nhưng từ sau khi xảy ra sự cố và đến thời điểm này, tôi cũng chưa về lại JVC thì làm sao "tiêu" được số tiền 750 tỉ đồng?".
Vì sao ông im lặng trong suốt 2 năm qua? Cựu CEO của JVC chia sẻ rằng sau khi gặp chuyện và được tại ngoại đến giờ, ông cũng có định hướng riêng của mình. Và hiện đang làm tư vấn chiến lược cho 2 doanh nghiệp là Công ty CP Đầu tư y tế Việt Mỹ và Công ty CP Sara Việt Nam, đều kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị y tế, có liên quan đến những người thân của ông Hướng trước đó.
Cả Việt Mỹ và Sara đang đạt được những thành công nhất định trong lĩnh vực kinh doanh, đều có "bàn tay" của ông Hướng. Thậm chí, Việt Mỹ và Sara có thể còn phát triển mạnh hơn JVC trong tương lai.
Nhưng nhắc tới JVC, ông Lê Văn Hướng vẫn xem nó như con ruột của mình và nỗi đau lớn nhất sau những thăng trầm, biến cố đã xảy ra không hẳn là những ngày ông bị tạm giữ, bị tước hết chức vụ ở JVC vào thời điểm đó mà là sự tiếc nuối với những cổ đông đã tin tưởng, đầu tư vào JVC.
Bình luận (0)