ây là chương trình đặc biệt do Báo Người Lao Động - cơ quan của Thành ủy TP HCM - khởi xướng, tổ chức thực hiện nhằm tôn vinh và tăng giá trị cho nông sản Việt.
Chương trình "Tôn vinh cà phê Việt" lần I năm 2023 được Báo Người Lao Động tổ chức nhằm chung tay nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế và kiến tạo vị thế quốc tế cho cà phê, đồng thời làm nhịp cầu hỗ trợ kết nối giao thương cho các doanh nghiệp (DN); truyền thông và tiếp thị sản phẩm, thương hiệu cà phê; đưa cà phê và văn hóa cà phê lên tầm cao mới, xứng đáng với vai trò, vị thế của loại thức uống phổ biến này.
Sự kiện sẽ diễn ra trong 2 ngày 4 và 5-3 (thứ bảy và chủ nhật tuần này) tại Trung tâm Thương mại Gigamall (240-242 Phạm Văn Đồng, TP Thủ Đức, TP HCM) với nhiều hợp phần nội dung đặc sắc. Chương trình hoàn toàn miễn phí cho khách tham dự.
Khi tham gia chương trình, toàn thể công chúng quan tâm đến thức uống quen thuộc này sẽ được tham quan, trải nghiệm nhiều loại cà phê ngon miễn phí tại các gian hàng trưng bày, giới thiệu cà phê của những thương hiệu cà phê nổi bật trên thị trường hiện nay như: Trung Nguyên, King Coffee, Phúc Sinh, Meet More, Đôi Dép, Mr.Nam, The Sense, Ông Bầu, Rita Võ, Sơn Trang, Napoli…
Những tín đồ cà phê còn được các chuyên gia giới thiệu kỹ năng cảm nhận và phân biệt hương vị cà phê tại workshop "Kỹ năng cảm nhận hương vị"; chơi game show "Thử tài đoán mùi hương" để xem ai là người có khả năng nhạy về mùi và cảm nhận mùi hương tốt nhất. Khách hàng có thể chia sẻ, lưu lại những cảm nhận về sản phẩm, trải nghiệm cà phê vào "Sổ tay cà phê" tại chương trình.
Khi tham gia chương trình, toàn thể công chúng quan tâm đến thức uống quen thuộc này sẽ được tham quan, trải nghiệm nhiều loại cà phê ngon miễn phí tại các gian hàng trưng bày, giới thiệu cà phê của những thương hiệu cà phê nổi bật trên thị trường hiện nay
Ngoài ra, người tiêu dùng, khách tham quan sự kiện còn có cơ hội cùng các chuyên gia thực hành cách pha chế cà phê để làm nên những ly cà phê ngon chuẩn vị theo gu cà phê pha phin truyền thống Việt Nam lẫn pha máy theo gu thưởng thức cà phê Mỹ, châu Âu…
Xuyên suốt 2 ngày diễn ra chương trình, Ban Tổ chức còn tổ chức nhiều sự kiện độc đáo quyện với nền văn hóa cà phê Việt Nam. Đặc biệt là đêm gala nghệ thuật "Dấu ấn Mai Vàng" tối 4-3 với sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng cùng các ca sĩ, nhóm nhạc đang được yêu thích.
Thực tế, nhiều năm qua, cà phê luôn là cây công nghiệp chủ lực của Việt Nam, hiện đứng thứ 2 cả nước về diện tích (710.000 ha). Ngành cà phê đóng góp 3% GDP cả nước, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 600.000 hộ nông dân. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới và đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê.
Những năm qua, dù kinh tế thế giới có nhiều thời điểm gặp khó khăn dẫn đến sức mua sụt giảm nhưng Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cà phê ở mức đáng khích lệ - đạt 8,2%/năm với kim ngạch bình quân 3,13 tỉ USD/năm giai đoạn 2011-2018, chiếm 15% tổng xuất khẩu nông sản của cả nước. Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu cao kỷ lục - đạt hơn 4 tỉ USD, tăng 32% so với năm 2021, chủ yếu đến từ lợi thế về giá trong bối cảnh thế giới thiếu hụt nguồn cung cà phê.
Nhiều năm qua, cà phê luôn là cây công nghiệp chủ lực của Việt Nam, hiện đứng thứ 2 cả nước về diện tích (710.000 ha).
Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trên 1,5 triệu tấn cà phê nhưng đến 90% là cà phê nhân, lợi nhuận thu về chưa tương xứng với lượng hàng xuất đi. Trong khi đó, hiện nay, ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng cả khách quan lẫn chủ quan như: biến đổi khí hậu, cạnh tranh từ các loại cây trồng khác, tái canh những cây cà phê già cỗi, chi phí sản xuất tăng cao hơn trong khi giá cà phê thế giới đang ở mức rất thấp...
Bên cạnh đó, hầu hết DN xuất khẩu cà phê Việt Nam bán hàng thông qua đầu mối là các DN nước ngoài mà chưa tiếp cận trực tiếp được những nhà rang xay cà phê thế giới. Năng lực quản trị của các DN chế biến, kinh doanh và xuất khẩu cà phê còn thiếu chuyên nghiệp…
Hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam bán hàng thông qua đầu mối là các doanh nghiệp nước ngoài mà chưa tiếp cận trực tiếp được những nhà rang xay cà phê thế giới.
Trong khi đó, chính sách phát triển ngành cà phê của Việt Nam đã chuyển sang một kỷ nguyên mới với 2 mục tiêu. Thứ nhất, duy trì vị thế là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới; thứ hai, tăng gấp đôi giá trị gia tăng trong sản xuất cà phê bằng cách tăng năng suất, chất lượng.
Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trên 1,5 triệu tấn cà phê nhưng đến 90% là cà phê nhân, lợi nhuận thu về chưa tương xứng với lượng hàng xuất đi.
Nhận diện thực trạng và thách thức này, trong khuôn khổ chương trình "Tôn vinh cà phê Việt" lần I, Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm "Tăng giá trị cho cà phê Việt, cách nào?" với sự tham gia của một số bộ, ngành hữu quan, Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam, cùng một số hiệp hội nông sản, các địa phương có thế mạnh về cà phê, DN kinh doanh, chế biến và xuất khẩu cà phê, chuyên gia thức uống…
Tọa đàm sẽ cung cấp bức tranh toàn diện về thực trạng của ngành cà phê, tìm ra các giải pháp để tăng cường giá trị cho cây cà phê, tiến tới xây dựng ngành cà phê trong nước phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ, bền vững; có tính cạnh tranh cao với các sản phẩm đa dạng, có chất lượng; mang lại giá trị gia tăng cao; nâng cao thu nhập cho nông dân và DN. Phấn đấu đến năm 2030, đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu cà phê khoảng 6 tỉ USD.
Ảnh: AN NA
Đồ họa: Lê Duy
Bình luận (0)