img

Lăng mộ các vua, hoàng thái hậu ở Lam Kinh

Trong quần thể di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thanh Hóa) hiện có 5 lăng mộ vua và 1 lăng mộ hoàng thái hậu dưới thời Lê Sơ

Quần thể di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, cách TP Thanh Hóa khoảng 45 km về phía Tây, có diện tích hơn 200 ha, tọa lạc trên địa bàn 2 huyện: Thọ Xuân và Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

Lăng mộ các vua, hoàng thái hậu ở Lam Kinh- Ảnh 1.

Nơi an nghỉ của vua Lê Thái Thổ (Lê Lợi), người sáng lập vương triều Hậu Lê

Lam Kinh là nơi Anh hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược và cũng là nơi an táng, thờ cúng, tri ân các vị vua và hoàng hậu triều Lê Sơ.

Theo Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn di sản văn hóa Thanh Hóa, tại Lam Kinh hiện có 6 vị vua được an táng gồm các vua: Lê Thái Tổ (Lê Lợi), Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông và Lê Túc Tông. Nơi đây cũng là nơi an táng của 2 bà hoàng thái hậu là Ngô Thị Ngọc Dao và Nguyễn Thị Ngọc Huyên.

Tuy nhiên, đến nay tại Lam Kinh có 5 lăng mộ vua, hoàng thái hậu được tìm thấy và tôn tạo gồm Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông và hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Giao. Trong khi, lăng mộ của vua Lê Nhân Tông và Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Ngọc Huyên vẫn chưa xác định chính xác vị trí.

Lăng mộ các vua, hoàng thái hậu ở Lam Kinh- Ảnh 2.
Lăng mộ các vua, hoàng thái hậu ở Lam Kinh- Ảnh 3.

Sau khi đánh đuổi quân Minh xâm lược, vua Lê Thái Tổ lên ngôi hoàng đế được 6 năm thì mất, thọ 49 tuổi (1385-1433). Ngày 23-10-1433, thi hài ông được đưa về an táng tại Lam Kinh. Bố cục và cách mai táng của Vĩnh Lăng đơn giản nhưng tôn nghiêm, trang trọng. Trước đây, mộ đắp đất, xây tường xung quanh bằng gạch vồ. Năm 1995, mộ được trùng tu, tôn tạo

Lăng mộ các vua, hoàng thái hậu ở Lam Kinh- Ảnh 4.

Trong khuôn viên lăng mộ vua Lê Thái Tổ có cây ổi cười gần 100 tuổi rất linh thiêng, do ông Trần Hưng Dẫn (người thôn Hành Thiện, tỉnh Nam Định) cung tiến vào năm 1933

Lăng mộ các vua, hoàng thái hậu ở Lam Kinh- Ảnh 5.

Đây là nơi an nghỉ của vua Lê Thái Tông (con thứ của vua Lê Thái Tổ), lăng mộ này cách lăng vua Lê Thái Tổ khoảng 800 m. Lê Thái Tông ở ngôi được 9 năm (1433-1442) thì mất, hưởng thọ 20 tuổi

Lăng mộ các vua, hoàng thái hậu ở Lam Kinh- Ảnh 6.

Lăng mộ vua Lê Thánh Tông (con trai thứ 4 của vua Lê Thái Tông). Ông được xem là một trong những vị vua anh minh nhất lịch sử phong kiến Việt Nam. Trong thời kỳ Lê Thánh Tông, nhà nước Đại Việt phát triển rực rỡ ở mọi phương diện từ kinh tế, chính trị, quân sự đến giáo dục, văn hóa, xã hội

Lăng mộ các vua, hoàng thái hậu ở Lam Kinh- Ảnh 7.
Lăng mộ các vua, hoàng thái hậu ở Lam Kinh- Ảnh 8.

Lê Thánh Tông sinh năm 1442, băng hà ngày 30 tháng Giêng năm 1497, ở ngôi được 37 năm. Ông được đưa về Lam Kinh an táng ngày 28-3-1497

Lăng mộ các vua, hoàng thái hậu ở Lam Kinh- Ảnh 9.

Dụ Lăng - nơi an nghỉ của vua Lê Hiến Tông (con trưởng của vua Lê Thánh Tông, mẹ là Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Ngọc Huyên). Lê Hiến Tông (1461-1504), trị vì được 7 năm thì mất

Lăng mộ các vua, hoàng thái hậu ở Lam Kinh- Ảnh 10.
Lăng mộ các vua, hoàng thái hậu ở Lam Kinh- Ảnh 11.

Lăng mộ vua Lê Túc Tông tại xã Kiên Thọ (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa). Đây là lăng mộ duy nhất hiện không nằm trong trung tâm, cách Lam Kinh khoảng 4 km

Lăng mộ các vua, hoàng thái hậu ở Lam Kinh- Ảnh 12.

Vua Lê Túc Tông sinh năm 1488, mất 1505. Lê Túc Tông chỉ giữ ngôi trong vòng 6 tháng, từ ngày 17-7-1504 đến khi mất ngày 12-1-1505. Lăng mộ này ngày 3-5-2025 xảy ra vụ việc có 2 người Trung Quốc tới xâm hại tìm châu báu, cổ vật

Lăng mộ các vua, hoàng thái hậu ở Lam Kinh- Ảnh 13.

Lăng mộ hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Giao (vợ vua Lê Thái Tông, mẹ của vua Lê Thánh Tông). Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Giao mất năm 1496, thọ 76 tuổi, ở ngôi Hoàng thái hậu được 37 năm. Sau khi bà mất đã được đưa về Lam Sơn an táng xây lăng, lập bia

Lăng mộ các vua, hoàng thái hậu ở Lam Kinh- Ảnh 14.
Lăng mộ các vua, hoàng thái hậu ở Lam Kinh- Ảnh 15.
Lăng mộ các vua, hoàng thái hậu ở Lam Kinh- Ảnh 16.
Lăng mộ các vua, hoàng thái hậu ở Lam Kinh- Ảnh 17.

Đặc điểm chung của các lăng mộ thời Lê Sơ được xây dựng rất đơn giản, hài hòa với thiên nhiên. Trong đó, bố cục và cách mai táng, sắp đặt tượng quan hầu, tượng đá trong khuôn viên lăng đều tương đối giống nhau

Lăng mộ các vua, hoàng thái hậu ở Lam Kinh- Ảnh 18.

Hầu hết các lăng mộ vua, hoàng thái hậu tại Lam Kinh được tìm thấy đều đã được trùng tu, tôn tạo. Trong khi, lăng mộ của vua Lê Nhân Tông và Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Ngọc Huyên đến nay vẫn chưa xác định chính xác vị trí an táng.

 

Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên