img

Giữa những ngày cuối năm bộn bề, nhiều người chọn mua sắm bánh mứt để tiện lợi và nhanh chóng. Thị trường bánh kẹo, mứt Tết cũng phát triển đa dạng và phù hợp với xu hướng. Tuy nhiên, một số gia đình vẫn chọn cách tự làm mứt Tết, vừa để đảm bảo chất lượng thực phẩm, vừa như một cách để giữ gìn truyền thống, không quên nguồn cội.

Mứt gừng nguyên củ, quyến rũ ngày quây quần- Ảnh 1.

Những ngày cuối năm tại Huyện Bình Chánh, TP HCM, nhịp sống dường như chậm lại bên những khay mứt gừng vàng ươm. Miền ký ức về những mùa Tết cũ vẫn còn ở nơi đây, khi truyền thống làm mứt gừng nguyên củ - còn gọi là mứt gừng tay, còn được nhiều gia đình gìn giữ và lưu truyền.

Khác với mứt gừng bào thành từng lát mỏng, gừng nguyên củ là một loại mứt tinh tế, được chế biến theo một quy trình công phu và tỉ mỉ hơn rất nhiều. Công sức bỏ ra để có một củ mứt gừng đạt chuẩn không thể đong đếm nổi đã khiến món ăn này trở thành nghệ thuật.

Gia đình ông Hai Hương ở xã Vĩnh Lộc A, Huyện Bình Chánh có truyền thống làm mứt gừng nguyên củ gần 30 năm nay. Bình thường ở nhà chỉ còn mỗi bà Rặc, bà Rồng, bà Liệu – con ông Hai Hương ở, con cháu có nhà riêng hoặc đi làm nên không sống cùng. Nhưng cứ đến dịp làm mứt, cả gia đình sẽ tụ họp về, quây quần cùng với nhau.

Mứt gừng nguyên củ, quyến rũ ngày quây quần- Ảnh 2.
Mứt gừng nguyên củ, quyến rũ ngày quây quần- Ảnh 3.
Mứt gừng nguyên củ, quyến rũ ngày quây quần- Ảnh 4.

Con cháu nhà ông Hai Hương quây quần làm mứt.

Đến nhà cô Chín Lời ở Xã Bà Điểm một ngày cuối tuần đầu tháng Chạp, không khí gia đình thật rôm rả khi cả nhà cùng nhau ngồi cạo vỏ gừng.

Mứt gừng nguyên củ, quyến rũ ngày quây quần- Ảnh 5.

Từ các em bé nhỏ, đến thanh niên, trung niên và cả lão niên, mỗi người một việc, vừa làm vừa kể nhau nghe về những chuyện thường ngày. Tiếng cười nói rộn rã cả một góc sân.

Tiếng cười, câu chuyện về những kỷ niệm xưa cũ, và sự ấm áp của tình thân bỗng trở thành gia vị không thể thiếu trong từng miếng mứt gừng.

Mứt gừng nguyên củ, quyến rũ ngày quây quần- Ảnh 6.

Đây cũng là dịp để gìn giữ hồn quê, gắn kết nhiều thế hệ để tôn vinh những giá trị truyền thống quý báu trong gia đình Việt.

Mứt gừng nguyên củ, quyến rũ ngày quây quần- Ảnh 7.

Cứ đến tháng Mười một âm lịch mỗi năm, bà con nơi đây lại rủ rê nhau mua gừng để chuẩn bị cho những mẻ mứt Tết. Củ gừng được lựa chọn kỹ càng, phải to vừa phải, dáng suông, không quá nhiều nhánh. Gừng phải vừa chín tới, già sẽ nhiều xơ và đắng, còn non thì sẽ không đủ vị cay nồng.

Mứt gừng nguyên củ, quyến rũ ngày quây quần- Ảnh 8.

Củ gừng to vừa phải, dáng suông, vừa chín tới.

Gừng sau khi mua về phải đem ngâm nước rồi cạo vỏ, rửa sạch, ngâm muối qua đêm để củ gừng mềm và nhả bớt nhựa. Sau khi xả hết nước muối, người đầu bếp phải xăm thủ công từng củ, đảm bảo xăm đều cho củ gừng dễ thấm đường và bớt cay. Xăm xong, gừng sẽ "tắm" qua nước pha chanh một đêm nữa để giảm độ cay và đắng, sau đó tiếp tục qua 4 – 5 lần xả nước, đem đi luộc sơ rồi lại tiếp tục xả qua 4 – 5 nước, vắt ráo thì mới sẵn sàng để ướp đường.

Từng củ gừng được dựng đứng, xếp hàng đều trong thau. Người đầu bếp lúc này sẽ cho đường vào cùng với một ít nước nóng vào thau gừng.

Mứt gừng nguyên củ, quyến rũ ngày quây quần- Ảnh 9.
Mứt gừng nguyên củ, quyến rũ ngày quây quần- Ảnh 10.
Mứt gừng nguyên củ, quyến rũ ngày quây quần- Ảnh 11.

Mứt gừng nguyên củ, quyến rũ ngày quây quần- Ảnh 12.

Để cho gừng "ngậm" đường này cũng lắm công phu. Người đầu bếp phải liên tục sang gừng từ thau này qua thau kia mỗi ngày, phải trở củ gừng liên tục, khuấy đường còn lại trong thau rồi rưới đều lên từng củ.

Trong công đoạn này, các thau gừng được đem phơi nắng cả tuần. Nếu không có nắng thì thời gian ra mứt sẽ lâu hơn, nhưng nếu nắng quá gắt phải che chắn lại bớt hoặc đem vào mát để đường không vón cục.

Mứt gừng nguyên củ, quyến rũ ngày quây quần- Ảnh 13.

Bà Phan Thị Rặc chăm chút rưới đường cho từng củ gừng.

Mứt gừng nguyên củ, quyến rũ ngày quây quần- Ảnh 14.

Các công đoạn làm mứt gừng nguyên củ.

Mứt gừng nguyên củ, quyến rũ ngày quây quần- Ảnh 15.
Mứt gừng nguyên củ, quyến rũ ngày quây quần- Ảnh 16.
Mứt gừng nguyên củ, quyến rũ ngày quây quần- Ảnh 17.

Mẻ mứt gừng nguyên củ vừa ráo nắng.

Mứt gừng nguyên củ, quyến rũ ngày quây quần- Ảnh 18.

Củ gừng thành phẩm vàng óng ả, còn nguyên tai đẹp mắt.

Mứt gừng nguyên củ, quyến rũ ngày quây quần- Ảnh 19.

Mứt gừng nguyên củ là món không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống của nhiều hộ gia đình Huyện Bình Chánh, TP HCM. Đây cũng là món quà quý để biếu người thân, họ hàng như gửi gắm những lời chúc cho năm mới thật trọn vẹn.

Bà Phan Thị Lời (Chín Lời) với nghề làm mứt gừng truyền thống.

Khách đến chúc Tết, ai cũng phải thử qua vị ngon của mứt gừng nguyên củ. Khi ăn, chủ nhà sẽ cắt mứt gừng củ thành từng lát mỏng. Miếng mứt gừng dẻo cay nồng nàn, mềm, xốp, không có xơ, là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị ngọt của đường và hương thơm đặc trưng của gừng. Nhấm nháp cùng ngụm trà đắng, kể câu chuyện đầu xuân. Ăn gừng để tì vị được giữ ấm, không sợ bụng dạ trở chứng giữa bao nhiêu món ngon ngày Tết.

Mứt gừng nguyên củ, quyến rũ ngày quây quần- Ảnh 20.
Mứt gừng nguyên củ, quyến rũ ngày quây quần- Ảnh 21.
Mứt gừng nguyên củ, quyến rũ ngày quây quần- Ảnh 22.

Miếng gừng cắt ra mềm, xốp, cay nồng.

Không chỉ đơn thuần là một loại mứt, mứt gừng nguyên củ còn là biểu tượng cho sự ấm áp, sum vầy và hạnh phúc. Hương vị cay nồng, ngọt ngào của mứt gừng gợi nhớ về quê hương, về những ngày Tết đầy ắp tình người.

Giữa dòng chảy vội vàng của cuộc sống, dù cho thị trường mua sắm Tết có đa dạng và rộn rã đến đâu, thì niềm vui, hạnh phúc thực sự lại nằm ở những điều rất nhỏ bé, rất gần gũi. Hương vị của mứt gừng nguyên củ tự làm, là hơi ấm từ bàn tay người thân, là tiếng cười, câu chuyện đầu xuân bên ly trà nóng. Tất cả tạo nên một bức tranh Tết đầy màu sắc và sống động.

Mứt gừng nguyên củ, quyến rũ ngày quây quần- Ảnh 23.

 

Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên