img

Thiết kế của một căn cứ quân sự cần phải giải quyết những nhu cầu trước mắt của quân đội nhưng vẫn phải đảm bảo độ linh hoạt để thích ứng với sự xuất hiện của những rủi ro và công nghệ mới.

Cựu Phó chủ tịch Brad Schulz của Công ty HNTB (Mỹ) khẳng định với trang Popular Mechanics rằng đây chính là điểm mang lại sức hấp dẫn cho những cơ sở quân sự dưới đây.

Ban đầu được xây dựng làm căn cứ hải quân thời Chiến tranh Lạnh, Olavsvern được Na Uy bán và cuối cùng cho Nga thuê. Olavsvern đang được Moscow sử dụng để nghiên cứu và Hải quân Mỹ hiện cũng muốn có một phần của căn cứ này.

Ngoài câu chuyện "Na Uy đối đầu Nga" vốn là lí do Olavsvern được xây dựng, rồi đến chuyện Oslo "quay xe" cho Moscow thuê Olavsvern để vận hành tàu và máy bay ngay trong quốc gia của họ, địa điểm tọa lạc của Olavsvern cũng là điều gây chú ý.

Nằm sâu trong một ngọn núi, căn cứ hải quân tuyệt mật này bao gồm nhiều tòa nhà, khu vực chống bom và bến cảng.

Những căn cứ quân sự kỳ lạ nhất thế giới- Ảnh 1.

Căn cứ Hải quân Olavsvern ở Na Uy. Ảnh: The Arctic Institue

Căn cứ này nằm trên một hòn đảo nhỏ được Hải quân Mỹ mua vào năm 1939. Là một trong những căn cứ nhỏ nhất của Hải quân Mỹ, Naval Magazine Indian Island là điểm dừng chân cuối cùng của tàu quân sự trước khi chúng rời Thái Bình Dương.

Là cơ sở lưu trữ vũ khí nước sâu cuối cùng còn lại ở bờ Tây nước Mỹ mà không bị hạn chế tiếp cận, căn cứ này hỗ trợ chiến hạm, kể cả tàu sân bay, nạp và tháo đạn. Địa điểm này có hơn 100 kho vũ khí nằm dưới lòng đất.

Những căn cứ quân sự kỳ lạ nhất thế giới- Ảnh 2.

Căn cứ Hải quân Naval Magazine Indian Island ở bang Washington – Mỹ. Ảnh: DVIDS

Sông băng Siachen từ lâu là vùng lãnh thổ tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan. Đây cũng là nơi đóng quân của Lục quân Ấn Độ trong hơn 4 thập kỷ.

Tọa lạc ở độ cao hơn 6,4 km trên vùng núi phía Bắc của Jammu và Kashmir, Sông băng Glacier không giống tiền đồn quân sự thông thường. Hứng chịu gió bão, bão tuyết, mật độ oxy thấp và nhiệt độ khắc nghiệt, đây là một địa điểm vận hành đắt đỏ, cả về chi phí lẫn nhân mạng.

Những căn cứ quân sự kỳ lạ nhất thế giới- Ảnh 3.

Sông băng Siachen tọa lạc ở Ấn Độ và Pakistan. Ảnh: Quân đội Ấn Độ

Kapustin Yar là một trong những địa điểm thử rốc-két và tên lửa đầu tiên của Liên Xô, được thành lập vào ngày 13-5-1946.

Ngoài việc thử nghiệm tên lửa đạn đạo thời kỳ đầu, Kapustin Yar còn là địa điểm thực hiện một số chuyến bay mang theo động vật vào không gian dưới quỹ đạo đầu tiên của Liên Xô. Năm 1966, căn cứ bí mật này được chuyển đổi thành sân bay vũ trụ, hiện vẫn còn hoạt động.

Liên Xô đã thực hiện nhiều chuyến bay đưa chó vào quỹ đạo Trái đất vào những năm 1960, bao gồm chó con Kusachka và Otvazhnaya.

Kapustin Yar cũng là địa điểm tiến hành 5 vụ thử hạt nhân trong khí quyển và là nơi chứng kiến nhiều vật thể bay không xác định (UFO) thời Liên Xô.

Thị trấn Znamensk được bí mật thành lập gần Kapustin Yar để hỗ trợ các nhà khoa học và kỹ sư làm việc tại đây. Không ai được phép đến thăm Znamensk khi chưa có sự đồng ý của chính phủ và thị trấn này không có tên trên bất kỳ bản đồ chính thức nào.

Những căn cứ quân sự kỳ lạ nhất thế giới- Ảnh 4.

Căn cứ Kapustin Yar nằm ở phía Đông Nam của TP Volograd – Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Địa điểm này lần đầu tiên trở thành cảng dưới thời Vua Louis XII vào năm 1514, trước khi một kho vũ khí được bổ sung vào năm 1599.

Là căn cứ hải quân đầu tiên ở châu Âu và hiện là nơi đóng quân của hơn 70% lực lượng Hải quân Pháp, Cảng quân sự Toulon được cải tiến trong nhiều thế kỷ.

Địa điểm này chính là nơi sinh ra những con tàu sắt đầu tiên của Pháp và cũng là nơi chứng kiến sự ra đời của những chiếc tàu ngầm hiện đại đầu tiên trên thế giới.

Những căn cứ quân sự kỳ lạ nhất thế giới- Ảnh 5.

Cảng quân sự Toulon nằm ở TP Toulon – Pháp. Ảnh: Wiki

Căn cứ Hải quân Ngọc Lâm nhiều khả năng được xây dựng trong những năm 2000. Trung Quốc đã biến các hang động và bến cảng thành một căn cứ hải quân bí mật có thể chứa hàng chục tàu ngầm hạt nhân.

Được trang bị công nghệ phổ biến trong ngành khai thác mỏ và dầu khí, căn cứ dưới nước này cho phép tàu ngầm tiến vào mà không bị phát hiện.

Những căn cứ quân sự kỳ lạ nhất thế giới- Ảnh 6.

Căn cứ Hải quân Ngọc Lâm tại Đảo Hải Nam – Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Nằm cách Vòng Bắc Cực gần 1.300 km, Căn cứ Không quân Thule là một trong những cơ sở quân sự đặc biệt nhất của Mỹ. Một trong những thách thức liên quan đến thời tiết khắc nghiệt là cảng của căn cứ này chỉ có thể tiếp cận được trong 3 tháng mỗi năm. Do đó, những nguồn cung chính cần được vận chuyển vào mùa hè.

Ông Schulz giải thích Căn cứ Không quân Thule về cơ bản được xây dựng trên lớp băng vĩnh cửu ổn định nhất mà các đội xây dựng có thể tiếp cận. Với nhiệt độ giảm xuống dưới mức -15 độ C, việc giữ ấm cho binh sĩ là vô cùng quan trọng.

Một trong những điểm đặc biệt của Căn cứ Không quân Thule là mọi tiện ích đều nằm trên mặt đất, vì sẽ rất khó để tiếp cận chúng nếu sự cố xảy ra. "Bạn không thể chôn bất kỳ đường ống nước, đường dây liên lạc hay thậm chí đường dây vệ sinh nào. Tất cả đều được cách nhiệt" – ông Schulz nói.

Những căn cứ quân sự kỳ lạ nhất thế giới- Ảnh 7.

Căn cứ Không quân Thule tọa lạc tại đô thị Qaasuitsup của Greenland. Ảnh: Không quân Mỹ

Úc và Mỹ đồng ý xây dựng khu phức hợp này vào năm 1966 nhưng điều kiện thời tiết khắc nghiệt, như lũ lụt sa mạc và nắng nóng gay gắt, đã làm chậm nỗ lực xây dựng ban đầu. Chính thức mở cửa vào tháng 6-1970, JDSRFPG là cơ sở hoạt động chung của Mỹ và Úc kể từ đó.

Kiến trúc lạ lùng cùng vị trí hẻo lánh của JDSRFPG đã làm dấy lên nhiều tin đồn liên quan đến UFO, kể cả trong và ngoài nước Úc. Chức năng chính của JDSRFPG là giám sát mọi hoạt động tên lửa trong khu vực và chuyển thông tin tình báo cho các lực lượng Mỹ và Úc.

Vào năm 2009, Bộ Quốc phòng Úc công bố kế hoạch nâng cấp JDSRFPG, một tín hiệu cho thấy cơ sở này sẽ được tiếp tục sử dụng lâu dài.

Những căn cứ quân sự kỳ lạ nhất thế giới- Ảnh 8.

Cơ sở Nghiên cứu Không gian Quốc phòng chung Pine Gap (JDSRFPG) tọa lạc tại khu vực Lingiari – Úc. Ảnh: The New York Times

Virus Ebola, bệnh than, dịch hạch và thủy đậu là những virus, dịch bệnh nguy hiểm được nghiên cứu tại USAMRIID. Trong những năm qua, cơ sở này đã có nhiều đóng góp đáng kể cho nỗ lực phát triển vắc-xin, cũng như các phương pháp chẩn đoán và điều trị được ứng dụng cho cả quân sự và dân sự.

USAMRIID là phòng thí nghiệm An toàn sinh học Cấp độ 4 (BSL-4) duy nhất thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng Mỹ. Những cơ sở như USAMRIID có yêu cầu an toàn cực kỳ nghiêm ngặt, với những biện pháp phòng ngừa đáng chú ý như hệ thống lọc phức tạp có khả năng "bắt giữ" hạt vi mô, buồng khử trùng và một tòa nhà hoàn toàn kín gió.

Những căn cứ quân sự kỳ lạ nhất thế giới- Ảnh 9.

Viện Nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm Lục quân Mỹ (USAMRIID) tọa lạc tại Căn cứ Fort Detrick, bang Maryland – Mỹ. Ảnh: CFP

TDA là sản phẩm trí tuệ của Công ty KBR (Mỹ), có thể chứa 600 binh sĩ và cần chưa đến một tháng để thiết lập. Mỗi chiếc lều dành cho 8 người được làm từ vỏ thùng nhựa PVC và lớp lót cách nhiệt composite.

Máy điều hòa không khí giúp lực lượng Anh và Mỹ đối phó nắng nóng gay gắt trong khu vực. Dù vậy, theo cựu Giám đốc tiếp thị KBR Andrew Jeacock, điểm nổi bật nhất của TDA chính là hệ thống phân phối chất thải chân không và hệ thống xử lý nước thải. Ông Jeacock khẳng định hệ thống lọc của TDA hiệu quả đến mức có khả năng biến nước thải thành nước gần như có thể uống được.

Những căn cứ quân sự kỳ lạ nhất thế giới- Ảnh 10.

Cơ sở có thể triển khai tạm thời (TDA) tại Iraq và Afghanistan. Ảnh: US Army


CAO LỰC
CHI PHAN


Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên