img
img

rên các đảo ở Trường Sa, người dân nỗ lực vượt qua khó khăn, hăng say lao động, chung sức cùng bộ đội bảo vệ biên cương hải đảo của Tổ quốc.

Đổi thay kỳ diệu ở Trường Sa: Nặng lòng với quê hương thứ hai (kỳ 3) - Ảnh 2.

Có trực tiếp đến các đảo Sinh Tồn, Đá Tây A, Song Tử Tây, Trường Sa,… mới thấu hiểu cuộc sống, ý chí, tâm tư, nguyện vọng của người dân nơi đây. Giữa trùng khơi, họ nỗ lực vượt qua khó khăn để xây dựng cuộc sống mới.


Đổi thay kỳ diệu ở Trường Sa: Nặng lòng với quê hương thứ hai (kỳ 3) - Ảnh 3.

Khi chúng tôi bước chân lên đảo Sinh Tồn, các em nhỏ từ 3 đến 8 tuổi ùa ra đón, "chào cô, chào chú" lễ phép, cảm giác như lâu ngày gặp người quen. Được tặng những gói kẹo nhỏ, các em rối rít cảm ơn rồi rồi cùng nhau ra tán cây bàng vuông vui chơi.

Đường vào đảo Sinh Tồn rợp bóng cây xanh, thấp thoáng mái ngói xinh xắn của những công trình, trường học, nhà dân.

Đổi thay kỳ diệu ở Trường Sa: Nặng lòng với quê hương thứ hai (kỳ 3) - Ảnh 4.

Trẻ em vui chơi ở đảo Sinh Tồn

Gia đình chị Phan Nguyễn Xuân Thùy (quê Cam Ranh, Khánh Hòa) đã quen với cuộc sống bình dị nơi đây. Chị Thùy bảo mỗi năm, mùa vui nhất của các hộ dân trên đảo là "mùa Trường Sa" vào khoảng tháng 5, 6, khi các đoàn công tác ra thăm đảo, đem theo những câu chuyện vui từ đất liền, thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ và hộ dân trên đảo.

Hằng ngày, chồng chị Thùy bận việc dân quân tự vệ, còn chị ở nhà nội trợ, chăm sóc 2 con. Chị Thùy bộc bạch: "Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng chúng tôi rất vui khi được sống trong sự đùm bọc, thương yêu của bộ đội Hải quân. Nghĩa tình quân dân là điều trân quý nhất trên đảo".

Đổi thay kỳ diệu ở Trường Sa: Nặng lòng với quê hương thứ hai (kỳ 3) - Ảnh 5.

Chị Vi Thu Trang tiếp các đại biểu trong đoàn công tác từ đất liền ra thăm đảo

Cũng như gia đình chị Thùy, gia đình chị Vi Thu Trang và anh Thái Minh Khai sinh sống trên đảo Đá tây từ nhiều năm nay.  Mang đĩa rau câu làm từ rong biển ra đãi khách từ đất liền ghé thăm, đôi vợ chồng trẻ vui mừng như gặp lại người thân.

"Vợ chồng tôi có 2 con 9 tuổi và 11 tuổi. Các cháu luôn quất quýt với mấy chú bộ đội. Dù điều kiện vật chất chưa bằng đất liền, không có nhiều đất để trồng trọt, chăn nuôi, khí hậu khắc nghiệt… nhưng tình cảm của người dân, chiến sĩ trên đảo luôn dạt dào, đâu cũng là người nhà mình" – chị Trang nói.

Đổi thay kỳ diệu ở Trường Sa: Nặng lòng với quê hương thứ hai (kỳ 3) - Ảnh 6.

Nhà dân trên đảo Đá Tây A được xây dựng khang trang

Cùng với hộ nhà chị Thu Trang là nhà của nhiều hộ dân khác nằm san sát, được xây dựng khang trang với đầy đủ tiện nghi, đồ dùng sinh hoạt. Để tăng gia sản xuất, các hộ dân trên đảo Đá Tây A trồng rau và nuôi gà. Việc nuôi dạy, chăm sóc con cái của các gia đình bớt đi phần cực nhọc nhờ có sự hỗ trợ, chăm sóc của cán bộ, chiến sĩ Hải quân.

Đổi thay kỳ diệu ở Trường Sa: Nặng lòng với quê hương thứ hai (kỳ 3) - Ảnh 7.

Tiếc xúc với nhiều họ dân trên các đảo ở Trường Sa, điều chúng tôi ghi nhận được đó là nỗ lực vượt qua khó khăn để lo cho cuộc sống gia đình, chung sức cùng bộ đội giữ bình yên trên đảo, góp phần bảo vệ biên cương hải đảo của Tổ quốc.

Đổi thay kỳ diệu ở Trường Sa: Nặng lòng với quê hương thứ hai (kỳ 3) - Ảnh 8.

Ông Hồ Văn Mừng, Bí thư Thành ủy Nha Trang (bìa trái), thăm hỏi vợ chồng anh Huỳnh Đức Phong

Anh Huỳnh Đức Phong và vợ là chị Nguyễn Thị Ngọc Nở (ngụ xã Sinh Tồn) nói rằng đảo là quê hương thứ hai.  Vui nhất là mỗi dịp trung thu, các cán bộ, chiến sĩ trên đảo tổ chức múa lân, rước đèn cho các con rất vui.

"Cuộc sống trên đảo giờ cũng không còn thiếu thốn như xưa. Nếu được cải thiện hệ thống năng lượng mặt trời để có điện ổn định hơn thì không còn gì bằng" - anh Phong bộc bạch.

Còn theo anh Lê Xuân Việt (ngụ xã Sinh Tồn), cuộc sống ở đây chưa thể bằng đất liền nhưng nhiều năm qua, cả nhà anh đã quen hơi thở của biển, của cái nắng, cái gió giữa trùng khơi. 

Anh Việt chia sẻ thêm: "Khi con trai hơn 2 tháng tuổi là hai vợ chồng đã cho cháu lên tàu ra đảo và sống đến giờ. Một chuyến đi rất đáng nhớ vì lúc đó sóng to, giờ cháu đã gần 2 tuổi, sắp chạy khỏe khắp đảo rồi".

img
img
img
img

Các chiến sĩ chăm sóc rau trên đảo

Mỗi điểm, đảo trên quần đảo Trường Sa đều là những dấu son chủ quyền vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trong nhịp sống bình dị, tình đoàn kết quân dân gắn bó, mỗi người dân trên đảo đang cùng các cán bộ, chiến sĩ ngày đêm gìn giữ từng tấc đất, vùng biển, vùng trời của Tổ quốc.


Trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Lê Đình Hải, Chủ tịch UBND huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa), khẳng định Trường Sa đang đổi thay từng ngày. Cơ sở vật chất, hạ tầng ngày càng được cải thiện, cuộc sống của người dân được chăm lo tốt hơn. Có được điều này là nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chung tay góp sức của nhân dân khắp cả nước, nỗ lực của quân và dân trên các đảo.

Truong-Sa-K3-H2b

Ông Lê Đình Hải, Chủ tịch UBND huyện Trường Sa

"Sự kết nối giữa đất liền và đảo gần gũi hơn. Đặc biệt, đường sá, cây xanh luôn được chăm sóc, gìn giữ để màu xanh trên quần đảo Trường Sa ngày càng rộng mở, để vùng trùng khơi của Tổ quốc ngày càng vững vàng hơn" – ông Lê Đình Hải nói.



Thái Phương
Thái Phương - Ý Linh
Lê Duy
Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên