img
img

hững âu tàu ở Trường Sa đang trở thành điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, bám biển

Trên hành trình cùng đoàn công tác của Quân chủng Hải quân ra Trường Sa, đảo Đá Tây hiện ra trước mắt chúng tôi với âu tàu rộng lớn, hàng chục tàu thuyền đánh cá của ngư dân đang neo đậu. Ở khu vực tiếp đá, tiếp nước ngọt, tàu thuyền của ngư dân ra vào nhộn nhịp…

Đổi thay kỳ diệu ở Trường Sa: “Ngôi nhà thứ 2” của ngư dân (kỳ 2) - Ảnh 2.

Lúc đoàn công tác đến, tàu cá BTH98997 từ tỉnh Bình Thuận cũng cập âu tàu đảo Đá Tây chờ tiếp đá, tiếp ngọt. Ông Võ Thành Trọng, chủ tàu BTH98997, cho biết ông cùng ngư dân đánh bắt hải sản ở khu vực quần đảo Trường Sa được 3 năm và đây là lần thứ 2 cập đảo này.

Đổi thay kỳ diệu ở Trường Sa: “Ngôi nhà thứ 2” của ngư dân (kỳ 2) - Ảnh 3.

Đảo Đá Tây A ngày càng được đầu tư khang trang

"Những âu tàu ở Trường Sa không chỉ cung cấp nhiên liệu, tiếp nước ngọt miễn phí mà còn tiếp sức cho ngư dân khi đánh bắt trên biển dài ngày. Mỗi chuyến đi biển của chúng tôi thường kéo dài từ 15-20 ngày nên rất cần tiếp nhiên liệu, tiếp nước ngọt… Nhất là khi gặp sự cố hoặc trời có bão, sóng to gió lớn, âu tàu trở thành nơi tránh trú bão, dịch vụ đầy đủ như ở đất liền giúp chúng tôi yên tâm bám biển" - ông Trọng nói.

Ông Nguyễn Thái Hưng (ngụ Bình Thuận), chủ tàu cá BTH9899, cho hay trước đây, mỗi khi gặp sự cố, ngư dân  phải nhờ tàu khác kéo về đất liền chờ sửa chữa. Nhưng vài năm trở lại đây, các âu tàu trên quần đảo Trường Sa được đầu tư, xây dựng và cung cấp dịch vụ đầy đủ, những chủ tàu cá như anh yên tâm bám biển, không phải lỡ chuyến ra khơi như trước.

img
img
img
img

Âu tàu đảo Đá Tây và đảo Sinh Tồn là nơi trú trú bão an toàn cho ngư dân vươn khơi bám biển

"Tháng 4-2023, tàu của tôi bị hỏng trục chân vịt không đi tiếp được, may là ở gần âu tàu của đảo Đá Tây nên đã cập vào nhờ sửa chữa. Các dịch vụ hậu cần trên đảo đáp ứng đủ cho ngư dân. Ở đây còn giống như "ngôi nhà thứ 2", giúp ngư dân trú ngụ khi bão tới… " - ông Hưng bày tỏ.

Từ nhiều năm qua, đảo Đá Tây là điểm đến tiếp tế hậu cần của nhiều tàu cá ngư dân các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Bình Thuận… Nhiên liệu, lương thực, thực phẩm được bán cho ngư dân với giá bán bằng ở đất liền. Riêng nước ngọt ngư dân được cung cấp miễn phí.

Đổi thay kỳ diệu ở Trường Sa: “Ngôi nhà thứ 2” của ngư dân (kỳ 2) - Ảnh 5.

Tàu thuyền của ngư dân bị hư hỏng sẽ được hỗ trợ sửa chữa không lấy tiền công, ngư dân chỉ phải trả tiền mua phụ tùng bằng giá trong đất liền (nếu phải thay thế). Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây có khả năng sửa chữa lớn cho những tàu cá hỏng nặng thay vì phải kéo về đất liền.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, Thượng tá Nguyễn Văn Bách, Chính trị viên đảo Đá Tây, cho biết âu tàu trên đảo có diện tích hơn 13 ha, được chắn gió bằng đê kè, sức chứa cùng lúc đến 200 tàu cá, thuận lợi cho ngư dân tránh trú bão trong những đợt đánh bắt xa bờ.

Đổi thay kỳ diệu ở Trường Sa: “Ngôi nhà thứ 2” của ngư dân (kỳ 2) - Ảnh 6.

Âu tàu đảo Đá Tây có sức chứa cùng lúc 200 tàu cá của ngư dân

"Như dịp Tết vừa qua, có 3 tàu cá của ngư dân Bình Định ra ăn Tết tại đảo và các chiến sĩ cùng lực lượng công tác trên đảo đã chia sẻ, hỗ trợ cùng ngư dân. Hay như đợt bão tháng 4 vừa rồi, tàu không cập đất liền được, đảo cũng hỗ trợ gạo và nước ngọt cho các tàu để bảo đảm an toàn" - thượng tá Nguyễn Văn Bách "khoe".



Đổi thay kỳ diệu ở Trường Sa: “Ngôi nhà thứ 2” của ngư dân (kỳ 2) - Ảnh 7.

Âu tàu đảo Song Tử Tây rộng gần 6 ha, có khả năng chứa hàng trăm tàu cá công suất lớn neo đậu.

Đổi thay kỳ diệu ở Trường Sa: “Ngôi nhà thứ 2” của ngư dân (kỳ 2) - Ảnh 8.

Ngư dân Võ Thành Trọng (thứ hai từ phải sang), chủ tàu BTH98997, cùng cán bộ, chiến sĩ biên phòng ở âu tàu đảo Đá Tây

Đại úy Nguyễn Văn Kiên, đội trưởng Đội Dịch vụ hậu cần nghề cá âu tàu đảo Song Tử Tây, thông tin trên âu tàu đảo Song Tử Tây có trạm dịch vụ hậu cần nghề cá, sửa chữa, cung cấp dầu, nước ngọt cho tàu cá của ngư dân với giá bán bằng giá trong đất liền. Trạm có nhiệm vụ hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản xa bờ trên quần đảo Trường Sa; cứu hộ, cứu nạn ngư dân gặp nạn trên biển; hỗ trợ sửa chữa tàu hỏng hóc và bán nhiên liệu theo giá của đất liền và cấp nước ngọt miễn phí hay cung cấp lương thực thực phẩm theo nhu cầu của ngư dân.

Đại úy Kiên khẳng định: "Ở đây, các cán, bộ chiến sĩ không ngại khó khăn, vất vả để sửa chữa tàu thuyền cho ngư dân, giúp họ yên tâm vươn khơi, khai thác hải sản".

img
img

Âu tàu đảo Song Tử Tây có khả năng chứa hàng trăm tàu cá công suất lớn neo đậu

Trên đảo Sinh Tồn, gắn với trạm dịch vụ hậu cần nghề cá là âu tàu được đầu tư hiện đại trên diện tích hơn 3,2 ha, có sức chứa hàng trăm tàu cá công suất lớn. Cán bộ, chiến sĩ đảo Sinh Tồn luôn quán triệt và thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, coi đây là một trong những nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.

Có thể khẳng định hoạt động của các âu tàu trên các đảo Sinh Tồn, Đá Tây, Song Tử Tây, Trường Sa… đã góp phần đồng hành cùng ngư dân vươn khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Đổi thay kỳ diệu ở Trường Sa: “Ngôi nhà thứ 2” của ngư dân (kỳ 2) - Ảnh 10.

Trường Sa là chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam

Các âu tàu không chỉ là chỗ dựa vững chắc, là địa chỉ tin cậy cho những con tàu ra khơi khai thác đánh bắt dài ngày trên biển mà còn tạo cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế biển.

Sản xuất nước đá, lọc nước biển lấy nước ngọt

Ở đảo Đá Tây, Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề thuộc Công ty TNHH Một thành viên dịch vụ khai thác hải sản Biển Đông (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cung ứng dịch vụ hậu cần phục vụ cho tàu thuyền của bà con ngư dân như lương thực, nhu yếu phẩm, nhiên liệu; nhận sửa chữa tàu thuyền bị hư hỏng, cứu hộ, cứu nạn trên biển. Trong đó, phải kể đến nhà máy sản xuất nước đá, nhà máy chế biến hải sản và hệ thống triền đà kéo tàu cá lên bờ sửa chữa.

Truong-Sa-K2-H8C

Sản xuất nước đá cung cấp cho ngư dân ở âu tàu đảo Đá Tây

Hoạt động tại nhà máy sản xuất nước đá và khu vực âu tàu đảo Đá Tây diễn ra tấp nập. Đá được chuyển từ nhà máy xuống cung cấp cho tàu đánh bắt cá của ngư dân đang cập vào âu tàu.

Ngoài sản xuất đá, trung tâm cũng đầu tư hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt với hầm chứa dung tích 3.000m3, trung tâm cũng mua lại hải sản của ngư dân với giá tương đương trong bờ.


Thái Phương
Lê Duy
Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên