img
img

hế giới trải qua nhiều biến động trong năm 2022, với cuộc xung đột Nga – Ukraine dẫn đến hoặc làm phức tạp thêm một loạt vấn đề khác, từ lạm phát, khủng hoảng nhiên liệu cho đến cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Dưới đây là những sự kiện quốc tế nóng bỏng nhất năm 2022 được bạn đọc Báo Người Lao Động bình chọn.


2022 - một năm đầy sóng gió - Ảnh 2.

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở vùng Donbass, miền Đông Ukraine bắt đầu hôm 24-2. Chiến dịch này diễn ra theo lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm "phi quân sự hóa" và "phi phát xít hóa" nước láng giềng.

2022 - một năm đầy sóng gió - Ảnh 3.

Binh sĩ tại thủ đô Kiev - Ukraine hôm 25-2, một ngày sau khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga bắt đầu. Ảnh: Reuters

Cuộc xung đột không chỉ gây nhiều thiệt hại, thương vong cho cả hai bên mà còn làm rung chuyển kinh tế thế giới. Tác động đáng kể nhất là giá lương thực, phân bón, nhiên liệu leo thang. Khủng hoảng nhân đạo cũng diễn ra khi hàng triệu người rời bỏ nhà cửa ở Ukraine hoặc chạy khỏi nước này. Cuộc xung đột cũng khiến Nga và phương Tây đối đầu căng thẳng, đồng thời thúc đẩy Thụy Điển và Phần Lan nộp đơn gia nhập NATO.

2022 - một năm đầy sóng gió - Ảnh 4.

Khung cảnh hoang tàn tại thị trấn Irpin, bên ngoài thủ đô Kiev – Ukraine hôm 29-4. Ảnh: Reuters

Trải qua hơn 10 tháng xung đột, đến cuối năm 2022, triển vọng về một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng vẫn còn mờ mịt.

2022 - một năm đầy sóng gió - Ảnh 5.

Trong năm 2022, người dân khắp thế giới trải qua những ngày tháng có lạm phát tăng lên mức cao chưa từng có trong nhiều thập kỷ. Giá cả nhu yếu phẩm, chi phí đi lại và nhà ở tăng cao.  Đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột Nga - Ukraine là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nói trên.  

2022 - một năm đầy sóng gió - Ảnh 6.

Một phụ nữ mua sắm tại một chợ địa phương tại TP Nice – Pháp hôm 7-6. Ảnh: Reuters

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga, quốc gia xuất khẩu dầu khí lớn, cũng đẩy giá nhiên liệu lên cao.  Nỗi lo về chi phí sinh hoạt phủ bóng nhiều nước và, trong một số trường hợp, khiến những vấn đề khác không còn được ưu tiên như trước, trong đó có cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Tại các nước nghèo, giá lương thực leo thang khiến cuộc sống người dân thêm khó khăn.

2022 - một năm đầy sóng gió - Ảnh 7.

Trái cây và rau củ tại một chợ ở TP Bogota - Colombia hôm 7-10. Ảnh: Reuters

Hầu hết ngân hàng trung ương đợi đến tháng 3-2022 mới tăng lãi suất. Riêng Ngân hàng Trung ương châu Âu đến tháng 7 mới "ra tay". Một số chuyên gia cho rằng sự trì hoãn này cho phép lạm phát tiếp tục leo thang. Câu hỏi đặt ra là liệu biện pháp tăng lãi suất phát huy hiệu quả thế nào. Riêng với Mỹ, một vấn đề được quan tâm không kém là liệu Cục Dự trữ Liên bang (FED) có ngăn được kinh tế rơi vào suy thoái hay không.

Bức tranh kinh tế thế giới có thể trở nên rõ ràng hơn trong năm 2023. Tại một số nước, lạm phát có thể đã đạt đỉnh nhưng tăng trưởng cũng suy giảm. Với một số nước khác, viễn cảnh kinh vẫn còn u ám.

2022 - một năm đầy sóng gió - Ảnh 8.

Năm 2022 chứng kiến cuộc xung đột Nga - Ukraine đẩy nhanh cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu. Cuộc xung đột này và các biện pháp trừng phạt Nga mà phương Tây áp đặt sau đó đã tạo ra sức ép mới đối với nguồn cung khí đốt của thế giới. Nguồn cung này trước đó trở nên khan hiếm sau khi kinh tế phục hồi nhanh hậu đại dịch COVID-19.

img
img
img
img

Giá khí đốt đạt mức cao nhất trong nhiều năm. Giá dầu có lúc tăng lên đến 140 USD/thùng, tiến gần mức cao kỷ lục. Diễn biến này thúc đẩy vòng xoáy lạm phát hậu đại dịch gây ra cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ở nhiều quốc gia. Khủng hoảng Ukraine cũng làm đổ vỡ mối quan hệ cung cấp đã tồn tại nhiều thập kỷ. Nhiều nước, nhất là một số quốc gia từng phụ thuộc khí đốt Nga, buộc phải nỗ lực tìm kiếm nguồn năng lượng khác, đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo nhưng cũng mua thêm than.

Cuộc khủng hoảng năng lượng là tin kém vui cho môi trường khi một số nước châu Âu xem xét lại kế hoạch ngưng đốt nhiên liệu hóa thạch, đe dọa đến cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Mặt khác, sự mong manh, khó lường của nguồn cung nhiên liệu hóa thạch cũng thúc đẩy nhiều nước nhanh chóng chuyển sang nguồn cung năng lượng tái tạo.

2022 - một năm đầy sóng gió - Ảnh 10.

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo bị bắn trong lúc vận động tranh cử cho ông Kentaro Asah, 46 tuổi, thành viên đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền ở gần nhà ga Yamatosaidaiji tại TP Nara hôm 8-7. Kẻ bắn ông Abe là cựu thành viên Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) Tetsuya Yamagami, 41 tuổi.

2022 - một năm đầy sóng gió - Ảnh 11.

Cựu Thủ tướng Abe Shinzo bị bắn khi đang phát biểu. Ảnh: Asahi

Ngày 27-9, hơn 4.300 người đã dự quốc tang cố Thủ tướng Abe Shinzo, trong đó có đại diện nhiều quốc gia, khu vực và tổ chức quốc tế. Tại lễ quốc tang, Thủ tướng Kishida Fumio đã nói về di sản và những thành tựu của ông Abe Shinzo trong việc củng cố quan hệ Nhật Bản - Mỹ, đề xuất khuôn khổ an ninh liên quan đến hai nước này cùng Úc và Ấn Độ, đồng thời thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương "tự do và rộng mở".

2022 - một năm đầy sóng gió - Ảnh 12.

Chân dung cựu Thủ tướng Abe Shinzo tại tang lễ ở thủ đô Tokyo – Nhật Bản hôm 27-9. Ảnh: Reuters

Đây là lần đầu tiên Nhật Bản tổ chức quốc tang cho một cựu thủ tướng trong vòng 55 năm. Trước đó, tang lễ riêng tư dành cho ông Abe Shinzo đã diễn ra hôm 12-7, tức 4 ngày sau khi ông bị ám sát.


2022 - một năm đầy sóng gió - Ảnh 13.

Hôm 8-9, Nữ hoàng Anh Elizabeth II qua đời ở tuổi 96 sau 70 năm trị vì. Đến ngày 18-9, Thái tử Charles kế thừa ngôi vị và trở thành Vua Charles III.

2022 - một năm đầy sóng gió - Ảnh 14.

Linh cữu nữ hoàng Anh Elizabeth II được đưa ra khỏi Tu viện Westminster ở thủ đô London hôm 19-9. Ảnh: Reuters

Vào tháng 10-2022, nước Anh có thủ tướng thứ 3 trong chưa đầy 2 tháng và là thủ tướng thứ 5 trong 6 năm. Nhân vật mới nhất đảm nhận vị trí này là ông Rishi Sunak, thay thế bà Liz Truss.

2022 - một năm đầy sóng gió - Ảnh 15.

Từ trái qua phải Bà Liz Truss, ông Boris Johnson và ông Rishi Sunak. Ảnh: The Times

Bà Truss trước đó đã từ chức sau khi ngồi vào chiếc ghế nóng này từ ngày 5-9 đến ngày 24-10.  Người tiền nhiệm của bà Truss, ông Boris Johnson, ra đi sau gần 3 năm đảm nhận vị trí này. 

2022 - một năm đầy sóng gió - Ảnh 16.

Đối với phần lớn thế giới, năm 2022 đánh dấu đại dịch COVID-19 bắt đầu đi vào hồi kết. Giới khoa học ban đầu không khỏi lo ngại trước sự xuất hiện của biến thể Omicron vào cuối năm 2021, với khả năng tái lây nhiễm, và số ca bệnh tăng cao kỷ lục. Dù vậy, trong những tháng sau đó, tình hình trở nên ổn định hơn.

2022 - một năm đầy sóng gió - Ảnh 17.

Một bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở TP Mission Viejo, bang California – Mỹ hôm 25-1. Ảnh: Reuters

Xét về tổng thể, Omicron gây bệnh ít nghiêm trọng hơn so với Delta. Qua một năm theo dõi, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đã có tới hơn 500 dòng hậu duệ của Omicron đang lưu hành nhưng tin tốt là không có dòng nào được chỉ định là "biến chủng mới cần quan tâm". Tiêm chủng đã góp phần giúp ngăn tình trạng bệnh nặng và tử vong do COVID-19. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus vào tháng 12-2022 cho biết thống kê của tổ chức này ước tính rằng ít nhất 90% dân số thế giới hiện có một mức độ miễn dịch đối với virus SARS-CoV-2 gây COVID-19, do bị nhiễm bệnh hoặc nhờ tiêm phòng trước đó.

2022 - một năm đầy sóng gió - Ảnh 18.

(Covid-19) Một người dân được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại TP Thượng Hải – Trung Quốc hôm 7-12. Ảnh: Reuters

Nhờ kết quả trên, nhiều nước đã mở cửa biên giới và dỡ bỏ các quy định phòng chống dịch nghiêm ngặt. Trung Quốc là trường hợp ngoại lệ hiếm hoi khi vẫn quyết tâm theo đuổi chiến lược không khoan nhượng với COVID-19. Dù vậy, đến cuối năm 2022, các biện pháp phòng chống dịch bắt đầu được nới lỏng tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.

2022 - một năm đầy sóng gió - Ảnh 19.

Tại  Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27)  ở Ai Cập hồi tháng 11, các nước đồng ý lập quỹ giúp nước nghèo bị thiên tai đe dọa nhưng không nhất trí về kế hoạch cắt giảm khí thải nhanh hơn. 

2022 - một năm đầy sóng gió - Ảnh 20.

Bão Batsirai gây nhiều thiệt hại tại thị trấn Mananjary (Madagascar) hôm 8-2. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, những đợt nắng nóng kỷ lục ở Trung Quốc và châu Âu, lũ lụt ở Pakistan và châu Âu, sông băng sụp đổ ở Ấn Độ, Ý và Chile nhắc nhở chúng ta rằng khí hậu hành tinh đang thay đổi nhanh và gây tổn thất nhiều đến đâu.

img
img
img
img
img

Báo cáo thường niên mới đây của Viện Re Thụy Sĩ ước tính thiệt hại kinh tế do bão lũ và cháy rừng gây ra trong năm 2022 là 260 tỉ USD.


2022 - một năm đầy sóng gió - Ảnh 22.

Năm 2022 chứng kiến Triều Tiên phóng hơn 70 tên lửa, một con số cao kỷ lục. Động thái này được cho là nhằm đáp trả các cuộc tập trận chung giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ. 

2022 - một năm đầy sóng gió - Ảnh 23.

Hình ảnh nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cùng con gái quan sát vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa được hãng thông tấn KCNA đăng tải hôm 7-12. Ảnh: Reuters

2022 - một năm đầy sóng gió - Ảnh 24.

Hình ảnh một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên được hãng thông tấn KCNA đăng tải hôm 19-11. Ảnh: Reuters

Theo một số chuyên gia, tình hình hiện nay trên bán đảo Triều Tiên là "khó đoán", chỉ cần xảy ra một sự cố nào đó cũng có thể dẫn đến đối đầu. Nỗi lo trước mắt của Mỹ và các đồng minh ở Đông Á là Bình Nhưỡng có thể đang chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân đầu tiên kể từ năm 2017.

2022 - một năm đầy sóng gió - Ảnh 25.

Vào tối 29-10, đám đông khoảng 100.000 người tham gia lễ hội Halloween ở Itaewon tại thủ đô Seoul – Hàn Quốc. Bi kịch xảy đến khi đám đông dồn vào một con hẻm nhỏ gần khách sạn Hamilton vào khoảng 22 giờ 20 phút (giờ địa phương). Các hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy cảnh hàng trăm người ken cứng trong con hẻm vừa hẹp vừa dốc và cứ thế bị dồn chặt lại đến mức không thể di chuyển.

2022 - một năm đầy sóng gió - Ảnh 26.

Thi thể một nạn nhân được đưa khỏi hiện trường vụ giẫm đạp tại thủ đô Seoul – Hàn Quốc hôm 30-10. Ảnh: Reuters

Vụ việc khiến ít nhất 158 người thiệt mạng và 196 người bị thương. Đây là thảm họa gây nhiều thương vong nhất ở Hàn Quốc kể từ vụ chìm phà Sewol khiến 306 người thiệt mạng năm 2014.

2022 - một năm đầy sóng gió - Ảnh 27.

Ảnh chụp nơi từng là hiện trường vụ giẫm đạp tại thủ đô Seoul – Hàn Quốc hôm 29-11. Ảnh: Reuters


2022 - một năm đầy sóng gió - Ảnh 28.

Diễn ra tại Qatar từ ngày 20-11 đến ngày 18-12, World Cup 2022 đã khép lại bằng trận chung kết không thể kịch tính hơn giữa Argentina và Pháp: Tỉ số 3-3 sau 120 phút và hai đội phải bước vào loạt luân lưu cân não với phần thắng thuộc về Argentina. 

2022 - một năm đầy sóng gió - Ảnh 29.

Đội Argentina lên ngôi vô địch World Cup 2022 hôm 18-12. Ảnh: Reuters

Ghi hai bàn và dẫn dắt tuyển Argentina giành đánh bại đối thủ ở trận chung kết, Lionel Messi thiết lập vô số kỷ lục khó phá và bước vào ngôi đền các huyền thoại với bản thành tích đồ sộ. World Cup 2022 cũng ghi nhận nhiều kết quả bất ngờ khi một loạt đội mạnh sớm bị loại, trong đó có Đức, Bỉ, Tây Ban Nha…

2022 - một năm đầy sóng gió - Ảnh 30.

Lionel Messi ăn mừng chức vô địch sau trận chung kết hôm 18-12. Ảnh: Reuters

2022 - một năm đầy sóng gió - Ảnh 31.

Các cầu thủ đội tuyển Pháp thất vọng sau khi thất bại trong trận chung kết World Cup 2022. Ảnh: Reuters

Một điểm khác biệt của World Cup 2022 là nó diễn ra vào mùa đông.  Ngoài ra, với chi phí ước tính lên đến 220 tỉ USD, đây cũng được xem là World Cup cuối cùng có 32 đội tham dự. Tại giải đấu năm 2026 (diễn ra ở Mỹ, Mexico và Canada), số lượng đội sẽ tăng lên 48.


Phương Võ (tổng hợp)
Lê Duy
Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên