img


Vào lúc 20 giờ 15 tối 20-9 (giờ địa phương, tức sáng 21-9 giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế  J.F Kennedy, TP New York - Mỹ, bắt đầu chương trình tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) khóa 76 và thực hiện một số hoạt động song phương tại Mỹ từ ngày 21 đến 24-9.

[eMagazine] Dấu ấn đậm nét của Chủ tịch nước tại Liên Hiệp Quốc (phần 2) - Ảnh 1.

Cán bộ Đại sứ quán tại Mỹ và Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc - Ảnh: TTXVN


NXP-title-1

Sáng 21-9 (giờ địa phương), phiên thảo luận chung cấp cao Khóa họp thứ 76 Đại hội đồng LHQ khai mạc với chủ đề "Cùng vững tin và tự cường - Hướng tới phục hồi sau Covid-19, tái thiết bền vững, bảo vệ hành tinh, thúc đẩy quyền con người và cải tổ Liên Hiệp Quốc".

Đến chiều 22-9, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu quan trọng, trong đó đề xuất những giải pháp mang tính tổng thể, toàn diện, dài hạn với các vấn đề quốc tế cấp bách hiện nay.

[eMagazine] Dấu ấn đậm nét của Chủ tịch nước tại Liên Hiệp Quốc (phần 2) - Ảnh 3.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ khóa 76 - Ảnh: REUTERS

Trong bài phát biểu, Chủ tịch nước cho rằng nhiệm vụ cấp bách hàng đầu hiện nay là kiểm soát đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu. "Để sớm đẩy lùi Covid-19, cần tăng cường hợp tác và đoàn kết trên tinh thần trách nhiệm và sẻ chia, nhất là ưu tiên cung cấp vắc-xin cho người dân những nước có tỉ lệ tiêm chủng còn thấp, tạo điều kiện để các nước đang phát triển hợp tác sản xuất và tham gia chuỗi cung ứng vắc-xin" - Chủ tịch nước đề nghị.

Để vượt qua được đại dịch và phục hồi kinh tế thì nhân tố quan trọng hàng đầu là tinh thần tự cường của mỗi quốc gia. Nhân tố này chỉ có thể mạnh mẽ và bền vững khi dựa trên sự hợp tác và liên kết của tất cả quốc gia trong một thế giới toàn cầu khi các thách thức an ninh phi truyền thống vượt khỏi mọi biên giới.

Khi đời sống xã hội, phương cách sản xuất, kinh doanh phải thay đổi trong đại dịch thì đó là cơ hội cho chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và sức tự cường của nền kinh tế. Đó cũng là cơ hội để chuyển đổi xanh, thúc đẩy phát triển bền vững và cũng là cơ hội tiếp tục thuận lợi hóa đầu tư, thương mại, hợp tác lưu chuyển hàng hóa, con người, duy trì các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cũng theo Chủ tịch nước, hợp tác để giảm thiểu và xử lý các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu cũng là nhiệm vụ vô cùng cấp bách. Chủ tịch nước nhấn mạnh điều kiện tiên quyết cho phục hồi và tăng trưởng sau đại dịch là bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh, ổn định ở mỗi quốc gia, khu vực và thế giới.

Theo Chủ tịch nước, Việt Nam cùng quan điểm của ASEAN và chia sẻ tiếng nói chung của cộng đồng quốc tế về tầm quan trọng của duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông; yêu cầu các bên liên quan kiềm chế, không có hành động làm phức tạp tình hình, giải quyết hòa bình các tranh chấp, khác biệt trên cơ sở Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982...

[eMagazine] Dấu ấn đậm nét của Chủ tịch nước tại Liên Hiệp Quốc (phần 2) - Ảnh 5.

Cũng trong ngày 22-9 (giờ địa phương), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh với chủ đề "Chấm dứt đại dịch Covid-19 và xây dựng lại tốt hơn" do Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì.

Chủ tịch nước cho rằng trong ứng phó dịch bệnh, bảo vệ sinh mạng và sức khoẻ của người dân phải là ưu tiên hàng đầu. Để làm được điều đó, cần hành động quyết liệt để phát hiện sớm, truy vết nhanh, cách ly kịp thời và điều trị hiệu quả, tăng cường năng lực xét nghiệm, bảo đảm ôxy, máy thở và thuốc điều trị, đặc biệt là nhanh chóng tiêm vắc-xin trên diện rộng.

[eMagazine] Dấu ấn đậm nét của Chủ tịch nước tại Liên Hiệp Quốc (phần 2) - Ảnh 6.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị trực tuyến Thượng đỉnh toàn cầu về Covid-19 - Ảnh: TTXVN

Chủ tịch nước nhấn mạnh, muốn vậy, cần tăng cường hợp tác toàn cầu, đầu tư cho hệ thống y tế và phát triển ngành công nghiệp sản xuất thiết bị y tế và dược phẩm, nhất là ở các nước đang phát triển. Chủ tịch nước hoan nghênh việc hội nghị lần này quyết định thành lập Quỹ tài chính an ninh y tế toàn cầu, với mức khởi đầu mong muốn khoảng 10 tỉ USD trong năm 2021.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề xuất cần nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển vắc-xin, trong đó có việc tạo ra những trung tâm và mạng lưới sản xuất vắc-xin ở các khu vực thông qua tăng cường hợp tác sản xuất và chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển, xoá bỏ rào cản liên quan đến cung ứng vắc-xin.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng kêu gọi chương trình COVAX và các nước có năng lực đẩy mạnh nỗ lực cung ứng vắc-xin cho các nước đang phát triển, để ít nhất 70% dân số các nước này được tiêm chủng sớm nhất có thể và hy vọng đạt được mục tiêu này trước kỳ họp Đại hội đồng LHQ năm sau (tháng 9-2022).

[eMagazine] Dấu ấn đậm nét của Chủ tịch nước tại Liên Hiệp Quốc (phần 2) - Ảnh 7.



[eMagazine] Dấu ấn đậm nét của Chủ tịch nước tại Liên Hiệp Quốc (phần 2) - Ảnh 8.

Sáng 23-9 (giờ địa phương), nhận lời mời của Thủ tướng Ireland Micheal Martin, Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu tại phiên họp cấp cao của HĐBA về an ninh khí hậu.

Nhấn mạnh tác động khốc liệt hiện hữu của biến đổi khí hậu ở khắp các châu lục tiềm ẩn nguy cơ bùng phát bất ổn địa chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đưa ra khuyến nghị về ba nhóm giải pháp trong thời gian tới.

[eMagazine] Dấu ấn đậm nét của Chủ tịch nước tại Liên Hiệp Quốc (phần 2) - Ảnh 9.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp - Ảnh: Liên Hiệp Quốc

Thứ nhất, HĐBA cần đi đầu xây dựng các cơ chế đánh giá, dự báo và cảnh báo về các nguy cơ an ninh khí hậu từ sớm, từ xa để chủ động ứng phó ở cấp độ toàn cầu. Cụ thể, Chủ tịch nước đề xuất sáng kiến thiết lập cơ sở dữ liệu tổng thể về tác động đa chiều của tình trạng nước biển dâng.

Thứ hai, Chủ tịch nước nhấn mạnh cần đặt lợi ích của người dân, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương, ở vị trí trung tâm để xử lý hài hoà mối liên hệ mật thiết giữa an ninh, phát triển và nhân đạo.

[eMagazine] Dấu ấn đậm nét của Chủ tịch nước tại Liên Hiệp Quốc (phần 2) - Ảnh 10.

Chủ tịch nước trao đổi với đại diện các nước tại phiên họp - Ảnh: Liên Hiệp Quốc

Thứ ba, Chủ tịch nước đề nghị bảo đảm chủ quyền, vai trò chủ đạo và năng lực tự cường của các quốc gia trong các nỗ lực giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng cường hợp tác quốc tế để bổ trợ, kết nối các nguồn lực để thực hiện Chương trình nghị sự đến năm 2030 vì sự phát triển bền vững, Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu và các thoả thuận quốc tế lớn khác.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cần dành nguồn lực thích đáng hỗ trợ các nước đang phát triển về tài chính, công nghệ và tri thức để không quốc gia nào tụt lại phía sau trong cuộc chiến chung chống biến đổi khí hậu. Chủ tịch nước dẫn ví dụ Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. "Chính vì vậy, Việt Nam quyết tâm phát triển nền kinh tế xanh, bền vững, phát thải ít carbon như đã cam kết tại COP-21 Paris. Việt Nam mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ nguồn lực, tư vấn chính sách của cộng đồng quốc tế để thực hiện tốt hơn các cam kết của mình" - Chủ tịch nước bày tỏ.

[eMagazine] Dấu ấn đậm nét của Chủ tịch nước tại Liên Hiệp Quốc (phần 2) - Ảnh 11.

Cũng trong ngày 23-9, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có thông điệp gửi Hội nghị thượng đỉnh các hệ thống lương thực của LHQ do Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres chủ trì. Trong bài phát biểu, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ phối hợp giữa các quốc gia, các đối tác, nhân tố trong hệ thống lương thực, thực phẩm phải vì lợi ích của người dân. Tại Việt Nam, bảo đảm lương thực chính là nền tảng xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân và là cơ hội để phát triển nông nghiệp Việt Nam minh bạch, trách nhiệm, bền vững.

Trên tinh thần đó, Chủ tịch nước đề xuất một số giải pháp.

Đầu tiên là chuyển đổi tăng trưởng nông nghiệp sang tích hợp đa giá trị bao gồm các giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa, cảnh quan môi trường; bảo đảm phát triển nền nông nghiệp xanh, phát thải thấp và thuận thiên, thích ứng với biến đổi khí hậu và diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19.

[eMagazine] Dấu ấn đậm nét của Chủ tịch nước tại Liên Hiệp Quốc (phần 2) - Ảnh 12.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Thượng đỉnh của LHQ về Hệ thống lương thực - Ảnh: TTXVN

Chú trọng phát triển kinh tế nông thôn, bảo đảm cung ứng lương thực, giảm thất thoát và lãng phí trong lương thực; sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học.

Để phát triển bền vững hệ thống lương thực, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cần mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, dự báo, xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo rủi ro về thiên tai, dịch bệnh; quản lý bền vững các nguồn tài nguyên đất nước, đa dạng sinh học và rừng; quản lý nguồn nước xuyên biên giới, tài nguyên biển.

[eMagazine] Dấu ấn đậm nét của Chủ tịch nước tại Liên Hiệp Quốc (phần 2) - Ảnh 13.

Ngày 21-9, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có hai cuộc hội kiến quan trọng với Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Abdulla Shahid và Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres. Tại các cuộc hội kiến, Chủ tịch nước cảm ơn chương trình COVAX và các tổ chức LHQ đã hỗ trợ vắc-xin, trang thiết bị, vật tư y tế và tư vấn chính sách về phòng chống dịch và phục hồi sau đại dịch. Chủ tịch nước cũng đề nghị LHQ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong thời gian tới, nhất là để triển khai tiêm vắc-xin rộng rãi cho người dân.

[eMagazine] Dấu ấn đậm nét của Chủ tịch nước tại Liên Hiệp Quốc (phần 2) - Ảnh 14.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và ông Abdulla Shahid, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ - Ảnh: TTXVN

Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế, các bên nhấn mạnh cần tiếp tục củng cố chủ nghĩa đa phương với LHQ đóng vai trò trung tâm, đẩy mạnh thực hiện Chương trình nghị sự đến năm 2030 vì sự phát triển bền vững và Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Các bên nhất trí ủng hộ các nỗ lực của ASEAN và các nước liên quan trong duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, đề cao việc tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của LHQ năm 1982 về Luật Biển.

[eMagazine] Dấu ấn đậm nét của Chủ tịch nước tại Liên Hiệp Quốc (phần 2) - Ảnh 15.

Trong khuôn khổ chuyến đi, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng gặp nguyên thủ, lãnh đạo cấp cao nhiều nước như Đan Mạch, Slovenia, Thái Lan, Bangladesh, Sri Lanka, Latvia, Thụy Điển, Guyana, Lesotho, Costa Rica, Colombia, Uruguay, Mông Cổ… Lãnh đạo các nước đánh giá cao việc Việt Nam đảm nhận cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và đã có những đóng góp thiết thực vào công việc chung của thế giới.

img
img
img
img
img

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ với lãnh đạo các nước - Ảnh: TTXVN, Thế Dũng

Đáng chú ý, tại cuộc gặp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hôm 21-9, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, phấn đấu đạt kim ngạch 100 tỉ USD vào năm 2023, đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế số, sinh phẩm, tài chính... Tổng thống Moon Jae-in cũng tuyên bố chính phủ Hàn Quốc sẽ chuyển giao cho Việt Nam hơn 1 triệu liều vắc-xin Covid-19 vào giữa tháng 10 tới.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có cuộc trao đổi với Đặc phái viên của tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu John Kerry - người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam, người có nhiều đóng góp cho quan hệ Việt Nam - Mỹ trong nhiều thập kỷ qua.

Đặc phái viên John Kerry nhấn mạnh quyết tâm và nỗ lực của Mỹ để thực hiện cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời tái khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác và hỗ trợ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, trong vấn đề toàn cầu này.


[eMagazine] Dấu ấn đậm nét của Chủ tịch nước tại Liên Hiệp Quốc (phần 2) - Ảnh 18.

Tại cuộc gặp Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass chiều 21-9 (giờ New York), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định các dự án và tư vấn chính sách của WB đã đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội Việt Nam. 

[eMagazine] Dấu ấn đậm nét của Chủ tịch nước tại Liên Hiệp Quốc (phần 2) - Ảnh 19.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass - Ảnh: TTXVN

Chủ tịch nước cảm ơn WB đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 6,2 triệu USD năm 2020 và ủng hộ cho phép Việt Nam hoãn trả nợ nhanh các khoản IDA để dành nguồn lực mua vắc-xin, sinh phẩm, thiết bị y tế cần thiết. Việt Nam cam kết tiếp tục thực hiện mục tiêu kép - phòng chống dịch bệnh song song duy trì hoạt động kinh tế, sản xuất, chuỗi cung ứng – để hướng tới thích ứng an toàn với dịch bệnh.

Tiếp Tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva hôm 23-9, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự hợp tác của IMF với Việt Nam trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Chủ tịch nước cũng hoan nghênh IMF đã phối hợp với WB, Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Thương mại Thế giới thiết lập cơ chế Nhóm Đặc trách về vắc-xin Covid-19 nhằm thúc đẩy cung ứng vắc-xin, thiết bị y tế cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.


[eMagazine] Dấu ấn đậm nét của Chủ tịch nước tại Liên Hiệp Quốc (phần 2) - Ảnh 20.

Tối 21-9, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc tiếp đại diện bạn bè Mỹ nhân kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam ở Việt Nam. Chủ tịch nước cho biết nhà nước và nhân dân Việt Nam trân trọng cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ và hợp tác của cộng đồng quốc tế, nhân dân và bạn bè tiến bộ trên thế giới và đặc biệt là những người bạn lâu năm, thân thiết vào công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh ở Việt Nam thời gian qua, nhất là vấn đề da cam/dioxin.

[eMagazine] Dấu ấn đậm nét của Chủ tịch nước tại Liên Hiệp Quốc (phần 2) - Ảnh 21.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc tiếp đại diện bạn bè Mỹ - Ảnh: Thế Dũng

Tiếp bạn bè cánh tả Mỹ,  Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ: "Sự phát triển tích cực, liên tục của quan hệ Việt Nam - Mỹ thời gian qua có sự đóng góp rất quan trọng của các lực lượng cánh tả và nhân dân tiến bộ Mỹ. Chúng tôi hết sức trân trọng và đánh giá cao những hỗ trợ thiết thực, quý báu của các bạn và các đồng chí đối với công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh cũng như đối với quan hệ Việt Nam - Mỹ".

[eMagazine] Dấu ấn đậm nét của Chủ tịch nước tại Liên Hiệp Quốc (phần 2) - Ảnh 22.

Trong thời gian ở TP New York, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc tiếp Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (Amcham), Phòng Thương mại Hoa Kỳ (USCC), McLarty, Philip Morris và lãnh đạo các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia như AES, Thermo Fisher, Asia Group, Northwestern Medicine, Excelerate Energy, GE, McDermontt đối tác của Delta Offshore, Boeing…

[eMagazine] Dấu ấn đậm nét của Chủ tịch nước tại Liên Hiệp Quốc (phần 2) - Ảnh 23.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến Tập đoàn T&T Group ký kết một loạt hợp đồng và biên bản ghi nhớ với các đối tác Mỹ - Ảnh: Thế Dũng

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng tiếp lãnh đạo các tập đoàn Exxon Mobil, Next Decade, Blackrock, Công ty CFM International, AviaWorld LCC, Cantor Fitzgerald, Weidner Asset Management Steelman Partners, Delong, Valero, AGP, Tập đoàn UPC... Đây là những tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu Mỹ trong nhiều lĩnh vực và cùng có mong muốn tăng cường đầu tư sang Việt Nam.

Chủ tịch nước cũng chứng kiến lễ ký kết một loạt hợp đồng, biên bản ghi nhớ, văn kiện hợp tác giữa các công ty Việt Nam và đối tác Mỹ.

[eMagazine] Dấu ấn đậm nét của Chủ tịch nước tại Liên Hiệp Quốc (phần 2) - Ảnh 24.

Tối 22-9 (theo giờ New York), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ thân tình bà con người Việt tại Mỹ. Báo cáo Chủ tịch nước, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc cho biết cộng đồng người Việt Nam đã quyên góp, ủng hộ hàng trăm ngàn tấn trang thiết bị y tế; đóng góp vào Quỹ Vắc-xin ngừa Covid-19 của chính phủ; tham gia vận động chính phủ và các tổ chức của Mỹ viện trợ vắc-xin cho Việt Nam.

[eMagazine] Dấu ấn đậm nét của Chủ tịch nước tại Liên Hiệp Quốc (phần 2) - Ảnh 25.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ đại diện bà con người Việt tại Mỹ - Ảnh: Thế Dũng

[eMagazine] Dấu ấn đậm nét của Chủ tịch nước tại Liên Hiệp Quốc (phần 2) - Ảnh 26.

Chủ tịch nước chứng kiến Lễ trao nhận 1.000 máy thở do ông David Dương trao tặng - Ảnh: Thế Dũng

Chủ tịch nước cho rằng thật tuyệt vời khi sức mạnh của đồng bào, của cả dân tộc, của đoàn kết lại bùng lên mạnh mẽ. "Tôi đánh giá cao và vô cùng cảm kích trước những đóng góp hướng về tổ quốc qua đợt dịch Covid-19 của bà con tại Mỹ" - Chủ tịch nước trân trọng.

Kết thúc buổi gặp mặt, Chủ tịch nước đã chứng kiến lễ tiếp nhận 1.000 máy thở do ông David Dương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty California Waste Solutions, trao tặng.


Phương Võ - Lê Duy
Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên