ào đầu tháng 7, Trung Quốc điều nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 (Hải Dương 8) xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa ở khu vực phía Nam biển Đông của Việt Nam, dẫn đến phản ứng chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.
Tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 (Hải Dương 8) của Trung Quốc. Ảnh: Cục Khảo sát Địa chất Trung Quốc
Ngoài ra, theo báo cáo của Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI), Trung Quốc còn quấy rối các hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi thuộc vùng lãnh hải Malaysia trong năm 2019.
ng Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ thứ 3 bị luận tội sau cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện hôm 18-12. Phiên tòa luận tội tại Thượng viện dự kiến diễn ra vào đầu năm tới, nơi người ta sẽ biết được liệu ông Trump có bị kết tội lạm quyền và cản trở quốc hội như cáo buộc của Đảng Dân chủ hay không.
Du vậy, khả năng nhà lãnh đạo này bị bãi nhiệm là không cao do Đảng Cộng hòa của ông đang kiểm soát Thượng viện.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Ảnh: Fox Business
Bỏ phiếu luận tội ông Trump: Tranh cãi kịch tính 10 giờ chưa xong
hương chiến Mỹ - Trung Quốc vẫn chưa cho thấy dấu hiệu sớm chấm dứt, ngay cả khi hai nước thông báo đạt được thỏa thuận giai đoạn 1 vào cuối năm 2019.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (phải) và các quan chức Mỹ tại cuộc gặp ở Washington hồi tháng 10. Ảnh: Reuters
Cuộc chiến kéo dài này đang là cơn đau đầu lớn cho các nhà hoạch định chính sách toàn cầu vì làm chậm tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin kinh doanh và hoạt động đầu tư.
Một trang trại trồng đậu nành ở TP Hickory, bang Bắc Carolina - Mỹ và một cảng container tại TP Thượng Hải - Trung Quốc. Ảnh: Reuters
ew Zealand chứng kiến vụ tấn công khủng bố kinh hoàng nhất lịch sử khi 51 người thiệt mạng, 49 người bị thương trong các vụ xả súng nhằm vào 2 đền thờ ở TP Christchurch hôm 15-3.
Một phụ nữ thiệt mạng trong làn sóng đánh bom tự sát nhằm vào các nhà thờ và khách sạn khắp Sri Lanka hôm 23-4. Ảnh: AP
Đến ngày 23-4, hơn 250 người thiệt mạng trong một loạt vụ đánh bom tự sát nhằm vào các nhà thờ, khách sạn ở Sri Lanka.
Một người bị thương được đưa đi cấp cứu theo sau vụ xả súng tại đền thờ Al Noor tại TP Christchurch - New Zealand hôm 15-3. Ảnh: Reuters
Cảnh sát New Zealand cho biết trong ngày 15-3, có đến 3 vụ xả súng xảy ra.
ột vụ hỏa hoạn kinh hoàng đã hủy hoại nhà thờ nổi tiếng hàng trăm năm tuổi tại thủ đô Paris - Pháp hôm 15-4. Tổng thống Emmanuel Macron cam kết nhà thờ sẽ được xây dựng lại giữa lúc có tranh cãi về phương pháp và hướng khôi phục công trình này.
Nhà thờ Đức bà Paris là một trong những nơi thu hút nhiều du khách tại thủ đô Paris - Pháp Ảnh: Zuma Press
Video cháy Nhà thờ Đức Bà Paris
à Theresa May hôm 24-5 thông báo từ chức thủ tướng Anh sau khi thất bại trong nỗ lực đưa Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (trong tiến trình gọi tắt là Brexit). Dù vậy, người kế nhiệm bà May, ông Boris Johnson, vẫn thất bại với vấn đề này, dẫn đến cuộc tổng tuyển cử vào ngày 12-12.
Rốt cuộc thì Đảng Bảo thủ đã thắng lớn trong canh bạc này của ông Johnson, mở đường cho ông hiện thực hóa Brexit trong năm sau.
ình hình Hồng Kông trở nên căng thẳng sau khi hàng trăm ngàn người xuống đường ngày 9-6 để phản đối dự luật dẫn độ gây tranh cãi. Đặc khu trưởng Hồng Kông đã rút lại dự luật hôm 4-9 nhưng vẫn từ chối đáp ứng 4 yêu cầu khác của phe biểu tình, khiến các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn đến cuối năm.
Hoạt động giao thông ở Hồng Kông tiếp tục hỗn loạn ngày thứ ba liên tiếp hôm 13-11 khi những người phản đối tiếp tục biểu tình
ng Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân lên lãnh thổ Triều Tiên khi ông gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại khu phi quân sự chia cắt hai miền Triều Tiên hôm 30-6. Khi đó, ông Trump cho biết đã mời ông Kim đến Nhà Trắng và cả hai nhà lãnh đạo nhất trí tái khởi động các cuộc đàm phán hạt nhân bị đình trệ.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên đến ga Đồng Đăng tại Lạng Sơn và hình ảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đến sân bay Nội Bài hôm 26-2. Ảnh: Reuters
Dù vậy, mọi chuyện vẫn dậm chân tại chỗ khi năm 2019 khép lại. Triều Tiên đã ra hạn chót là cuối năm để Mỹ thay đổi hướng tiếp cận đối với vấn đề phi hạt nhân hóa.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội. Ảnh: Reuters
enezuela cắt đứt quan hệ với Mỹ kể từ thời điểm Washington công nhận ông Juan Guaido là "tổng thống lâm thời" vào ngày 23-1 năm nay. 4 tháng sau nỗ lực thất bại của phe đối lập nhằm lật đổ Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, nhà lãnh đạo này đang đặt cược chính quyền ông có thể tồn tại lâu hơn các đối thủ trong và ngoài nước.
Cựu Tổng thống Bolivia Evo Morales đến TP Mexico City - Mexico hôm 12-11 sau khi được cho tị nạn. Ảnh: AP
Đối mặt làn sóng bất ổn chính trị nghiêm trọng, Tổng thống Chile Sebastian Pinera hôm 30-10 thông báo quyết định hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP 25, dự kiến lần lượt diễn ra trong hai tháng 11 và 12.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro phát biểu tại một cuộc tuần hành ở thủ đô Caracas trong năm 2019. Ảnh: Reuters
Còn tại Bolivia, Tổng thống Evo Morales ngày 10-11 tuyên bố từ chức sau gần 14 năm cầm quyền trong bối cảnh sức ép gia tăng liên quan đến kết quả bầu cử gây tranh cãi.
Tổng thống Chile Sebastian Pinera phát biểu tại Dinh Tổng thống La Moneda ở thủ đô Santiago hôm 30-10. Ảnh: THX
ội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 25 (COP25) khép lại tại thủ đô Madrid - Tây Ban Nha ngày 15-12 trong sự thất vọng về kết quả khiêm tốn đạt được.
Cháy rừng ở bang California - Mỹ hôm 1-11 và cảnh hoang tàn tại thị trấn Naganuma sau khi siêu bão Hagibis đổ bộ vào Nhật Bản ngày 12-10. Ảnh: EPA-EFE/Shutterstock - The New York Times
Các nhà vận động từng hy vọng hội nghị COP25 sẽ là nơi các nước tăng cường nỗ lực đối phó cuộc khủng hoảng khí hậu sau khi chứng kiến các thảm họa bão lũ, cháy rừng chết chóc hoành hành từ đầu năm đến giờ. Dù vậy, những gì diễn ra tại hội nghị cho thấy vẫn còn khoảng cách còn lớn giữa các nước gây ô nhiễm lớn, các nền kinh tế đang nổi và những quốc gia bị tổn thương vì biến đổi khí hậu về những vấn đề "nóng", như lượng khí carbon cần cắt giảm và chuyện bồi thường cho những nước chịu thiệt hại vì sự ấm dần của toàn cầu.
Một khu vực khô hạn ở thị trấn Graaff-Reinet tại Nam Phi hôm 14-11 và một hồ nước cạn trơ đáy ở TP Chennai - Ấn Độ ngày 11-6. Ảnh: Reuters
Khói lửa bao trùm một con đường gần thị trấn Tahmoor ở bang New South Wales - Úc ngày 19-12. Ảnh: Reuters
Các vụ cháy rừng những ngày qua đã “xé toạc” các bang Queensland, New South Wales và Tây Australia – Úc, gây ra thảm họa kinh hoàng
hủ lĩnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng Abu Bakr al-Baghdadi đã bị đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt trong một cuộc tập kích ở miền Tây Bắc Syria vào ngày 27-10.
Dù vậy, mối đe dọa từ IS không vì thế mà mất đi, nhất là khi IS nhanh chóng chọn người kế nhiệm - một nhân vật bí ẩn có tên Abu Ibrahim al-Hashimi al-Quraishi.
Người dân tại TP Najaf - Iraq xem tin tức về cái chết của thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi. Ảnh: Reuters
ăng thẳng Mỹ - Iran leo thang bởi một loạt sự kiện, từ việc Washington tăng cường trừng phạt Tehran, các vụ tấn công tàu chở dầu cho đến vụ Iran bắn hạ máy bay không người lái Mỹ.
Đáng chú ý, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng ra lệnh tấn công quân sự nhằm vào Iran hôm 20-6 nhưng sau đó hủy bỏ quyết định này 10 phút trước khi vụ tấn công dự kiến diễn ra.
Khói bốc lên từ vụ cháy tại một cơ sở dầu và hình chụp từ vệ tinh cho thấy khói bốc lên từ một cơ sở dầu bị tấn công ở Ả Rập Saudi ngày 14-9. Ảnh: AP. Ảnh: Reuters/AP
Vụ tấn công nhằm vào cơ sở dầu của Ả Rập Saudi ngày 14-9 chỉ càng khiến tình hình khu vực thêm xấu đi ngay cả khi Iran khẳng định không liên quan gì đến vụ việc.
Bình luận (0)