img

Căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi Bắc Kinh có một loạt động thái khiêu khích ở biển Đông, dẫn đến phản ứng mạnh của Washington.

eMagazine: Trung Quốc phóng tên lửa trên biển Đông, Mỹ đáp trả mạnh mẽ - Ảnh 1.

Tàu hải quân các nước tham gia RIMPAC

Các cuộc tập trận mới nhất của Trung Quốc ở biển Đông - diễn ra từ ngày 24 đến 29-8 đang khiến cộng đồng quốc tế lo ngại. Đáng chú ý, vụ phóng tên lửa của Trung Quốc ra vùng biển này hôm 26-8 đã dẫn đến chỉ trích mạnh mẽ của Mỹ.

img
img

Tàu hải quân các nước tham gia RIMPAC hôm 21-8

Theo giới chức quốc phòng Mỹ, Trung Quốc phóng 4 tên lửa đạn đạo tầm trung ra biển Đông giữa lúc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tăng cường tập trận trong khu vực. Tên lửa rơi xuống vùng biển nằm giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (nhưng bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép). Trong khi đó, báo South China Morning Post (SCMP) dẫn nguồn thạo tin cho biết Trung Quốc đã phóng hai tên lửa đạn đạo chống hạm DF-26B và DF-21D ra biển Đông.

eMagazine: Trung Quốc phóng tên lửa trên biển Đông, Mỹ đáp trả mạnh mẽ - Ảnh 3.

Tàu hải quân các nước tham gia RIMPAC hôm 21-8

eMagazine: Trung Quốc phóng tên lửa trên biển Đông, Mỹ đáp trả mạnh mẽ - Ảnh 4.

Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc. Ảnh: REUTERS

Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 27-8 khẳng định các cuộc tập trận của họ không nhằm vào một nước cụ thể nào nhưng không nhắc gì đến thông tin về vụ phóng tên lửa. Trước đó 2 ngày, hôm 25-8, phát ngôn viên bộ này cáo buộc máy bay do thám Mỹ đi vào "vùng cấm bay" trên biển Bột Hải do Bắc Kinh lập ra trong lúc tiến hành tập trận. Bắc Kinh mô tả chuyến bay trên là hành động khiêu khích và thúc giục Washington chấm dứt những động thái như thế.


eMagazine: Trung Quốc phóng tên lửa trên biển Đông, Mỹ đáp trả mạnh mẽ - Ảnh 5.

Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin của Mỹ hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa trong ngày 27-8. Ảnh: Hải quân Mỹ

Theo giới phân tích, hành động phóng tên lửa trên là nhằm đáp trả sức ép đang tăng của Mỹ và phát đi cảnh báo đến 2 mục tiêu quan trọng của Washington: tàu sân bay và các căn cứ tại khu vực. Báo South China Morning Post (Hồng Kông) cho biết trong số tên lửa được phóng có DF-21D và DF-26B. Với tầm bắn ước tính lên đến 4.500 km, tên lửa DF-26 có thể vươn đến các cơ sở của Mỹ ở đảo Guam, đảo Diego Garcia và thậm chí là TP Darwin của Úc, theo đài Al Jazeera.

img

Hệ thống tên lửa DF-26 của Trung Quốc. Ảnh: REUTERS

Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc khoe loại tên lửa DF-21 có khả năng đánh trúng các mục tiêu di chuyển trên biển và gọi đó là "sát thủ tàu sân bay". Ông Carl Schuster, chuyên gia tại Trường ĐH Thái Bình Dương Hawaii (Mỹ), nhận định với trang Bloomberg rằng thông điệp của Bắc Kinh là nếu Mỹ triển khai 2 tàu sân bay ở biển Đông, Trung Quốc sẽ đưa tên lửa "sát thủ tàu sân bay" đến đó.

eMagazine: Trung Quốc phóng tên lửa trên biển Đông, Mỹ đáp trả mạnh mẽ - Ảnh 7.

Máy bay do thám U-2 của quân đội Mỹ

Một bức ảnh vệ tinh gần đây đã chụp được cảnh một tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc đi vào một căn cứ trong một hang động bí hiểm trên đảo Hải Nam, ở cực Bắc của biển Đông. Công ty chụp ảnh vệ tinh Planet Labs vào ngày 18-8 đã chụp được một cảnh tượng bất thường ở vùng biển bên ngoài Căn cứ Hải quân Trung Quốc Yulin: Một chiếc tàu ngầm lớn được bố trí ngay bên ngoài cửa thành lũy thuộc căn cứ quân sự này.

eMagazine: Trung Quốc phóng tên lửa trên biển Đông, Mỹ đáp trả mạnh mẽ - Ảnh 8.

Tàu ngầm Trung Quốc đi vào một căn cứ trong một hang động bí hiểm trên đảo Hải Nam. Ảnh Planet Labs

Hình ảnh cho thấy một chiếc tàu ngầm được hai tàu mặt nước nhỏ bao quanh nằm ngay bên ngoài miệng hang dẫn đến căn cứ, mặt tàu ngầm hướng về miệng hang. Tạp chí Drive lưu ý rằng các vùng biển xung quanh căn cứ vắng lặng bất thường. "Việc tất cả các tàu ngầm khác ở đâu tại khu vực này, chúng tôi không có manh mối" và gọi tình huống này là "cực kỳ hiếm dựa trên kinh nghiệm giám sát của chúng tôi". Không rõ chính xác loại tàu ngầm được nhìn thấy trong hình ảnh nhưng dự đoán tốt nhất của Tạp chí Drive đó là tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Shang/Type 093.

img
img

Binh sĩ quan sát bắn súng máy trong cuộc tập trận RIMPAC hôm 19-8

Xác nhận thông tin Trung Quốc phóng tên lửa đạn đạo trong các cuộc tập trận quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép), Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 27-8 chỉ trích đây là động thái "phản tác dụng" nỗ lực xoa dịu căng thẳng trong khu vực. Lầu Năm Góc nhấn mạnh vụ phóng tên lửa vi phạm cam kết hồi 2002 của Trung Quốc về việc "không thực hiện những hành động có thể khiến các cuộc tranh chấp thêm phức tạp, ảnh hưởng hòa bình và ổn định". "Các hành động của Trung Quốc, bao gồm thử nghiệm tên lửa, càng khiến tình hình biển Đông thêm bất ổn" - tuyên bố của Lầu Năm Góc nêu rõ.

eMagazine: Trung Quốc phóng tên lửa trên biển Đông, Mỹ đáp trả mạnh mẽ - Ảnh 10.

Hải quân Mỹ tuyên bố đã triển khai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin tuần tra gần quần đảo Hoàng Sa trong ngày 27-8 nhằm đảm bảo tự do hàng hải

Cùng ngày, Hải quân Mỹ tuyên bố đã triển khai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin tuần tra gần quần đảo Hoàng Sa trong ngày 27-8 nhằm đảm bảo tự do hàng hải. Ông Reann Mommsen, người phát ngôn Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, cho biết hoạt động này nhằm thách thức "các hạn chế bất hợp pháp" đối với hoạt động hàng hải ở vùng biển được quốc tế công nhận, đồng thời thách thức các yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.

Vụ phóng tên lửa diễn ra 1 ngày sau khi Bắc Kinh chỉ trích Washington về việc điều máy bay do thám U-2 vào "vùng cấm bay" do Bắc Kinh lập ra trong lúc tiến hành tập trận. Vụ việc có thể xảy ra trên biển Bột Hải. Theo Lầu Năm Góc, các cuộc tập trận nêu trên của Trung Quốc ở biển Đông - diễn ra từ ngày 23-8 đến ngày 29-8, là "hành động mới nhất trong chuỗi dài hành động của Trung Quốc trong việc khẳng định những yêu sách hàng hải phi pháp và gây bất lợi cho các nước láng giềng Đông Nam Á". Lầu Năm Góc còn cho biết Washington hồi tháng 7 đã hối thúc Bắc Kinh giảm "quân sự hóa và bắt nạt" trong khu vực. Tuy nhiên, "Trung Quốc đã chọn cách leo thang các cuộc tập trận bằng việc phóng tên lửa".

eMagazine: Trung Quốc phóng tên lửa trên biển Đông, Mỹ đáp trả mạnh mẽ - Ảnh 11.

Ngoài ra, một số chuyên gia còn chỉ ra rằng cuộc tập trận mới nhất của Trung Quốc ở biển Đông còn nhằm phát vào cuộc tập trận hàng hải lớn nhất thế giới - Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) - đang diễn ra ngoài khơi quần đảo Hawaii – Mỹ và sắp kết thúc. Tuy nhiên, Chỉ huy Hạm đội 3 của hải quân Mỹ, ông Scott Conn, hôm 26-8 tuyên bố hành động của Mỹ sẽ không ngăn cản được hoạt động của họ tại biển Đông. Ông Conn đang dẫn đầu cuộc tập trận RIMPAC 2020 với sự tham gia của Mỹ và 9 nước khác.

eMagazine: Trung Quốc phóng tên lửa trên biển Đông, Mỹ đáp trả mạnh mẽ - Ảnh 12.

Một tàu hải quân Úc bắn tên lửa trong cuộc tập trận RIMPAC hôm 24-8. Ảnh: Hải quân Mỹ

Phó đô đốc này khẳng định Washington sẵn sàng đáp trả bất kỳ mối đe dọa nào nhằm vào các đồng minh hoặc đối tác ở khu vực. Theo ông Conn, Hải quân Mỹ vẫn đang hiện diện mạnh mẽ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, trong đó có biển Đông. 38 tàu Hải quân Mỹ tại khu vực này sẽ tiếp tục hoạt động tại bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép để thể hiện cam kết của Washington đối với một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Là sự kiện diễn ra 2 năm một lần, RIMPAC 2020 kéo dài từ ngày 17 đến 31-8, có sự tham gia của 10 quốc gia, 22 tàu nổi, 1 tàu ngầm và 5.300 quân nhân. Việc Trung Quốc tiếp tục vắng mặt tại RIMPAC 2020 thu hút nhiều quan tâm trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung leo thang căng thẳng. Trung Quốc bắt đầu tham gia RIMPAC vào năm 2014 và tiếp tục có mặt 2 năm sau đó. Đến năm 2018, Mỹ ban đầu mời Trung Quốc nhưng sau đó rút lại lời mời này và tiếp tục không mời Bắc Kinh dự RIMPAC 2020.

eMagazine: Trung Quốc phóng tên lửa trên biển Đông, Mỹ đáp trả mạnh mẽ - Ảnh 13.

Binh sĩ Mỹ đang điều khiểu chiến hạm tại cuộc tập trận RIMPAC. Ảnh: Hải quân Mỹ

Ngoài Mỹ, danh sách các nước tham gia RIMPAC năm nay còn gồm Úc, Brunei, Canada, Pháp, Nhật Bản, New Zealand, Philippines, Singapore, Hàn Quốc. Nhiều nước trong số này là đối tác và đồng minh quân sự của Mỹ và Washington đang dựa vào họ để làm đối trọng với Trung Quốc ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương.

eMagazine: Trung Quốc phóng tên lửa trên biển Đông, Mỹ đáp trả mạnh mẽ - Ảnh 14.

Tàu khu trục JS Ashigara của Nhật Bản tham gia RIMPAC hôm 17-8. Ảnh: Hải quân Mỹ

Theo một số chuyên gia, đại dịch Covid-19 và quan hệ Mỹ - Trung rõ ràng đã tác động đến RIMPAC 2020. "Washington đang gửi thông điệp rõ ràng đến Bắc Kinh là Mỹ sẽ tiếp tục trừng phạt Trung Quốc vì sự leo thang khiêu khích ở biển Đông và những nơi khác thuộc Ấn Độ - Thái Bình Dương" - ông Derek Grossman, chuyên gia của tổ chức RAND Corp (Mỹ) nhận định.

eMagazine: Trung Quốc phóng tên lửa trên biển Đông, Mỹ đáp trả mạnh mẽ - Ảnh 15.

Tàu hải quân các nước tham gia RIMPAC hôm 21-8. Ảnh: Hải quân Mỹ

Trong khi đó, ông Sudarshan Shrikhande, cựu lãnh đạo tình báo hải quân Ấn Độ, cho rằng việc Trung Quốc không tham gia RIMPAC 2020 không gây nhiều ngạc nhiên nhưng nước này vẫn hiện diện nhiều trong tâm trí mọi quốc gia tham gia.

THỰC HIỆN: HỮU PHƯƠNG - QUANG LIÊM



Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên