img
img

uân đội Mỹ khẳng định họ có một số đơn vị đặc nhiệm hàng đầu thế giới, như Delta của Lục quân và SEAL của Hải quân. Nhưng các nước khác cũng có đặc nhiệm "đỉnh" không kém.

Tại nhiều nước, lực lượng đặc nhiệm (SOF) đóng vai trò ứng phó khủng hoảng. Với quy mô nhỏ, chi phí thấp và hiệu quả cao, các đơn vị SOF dễ được chấp nhận hơn về mặt chính trị vào thời điểm công chúng lo ngại về cam kết quân sự lớn.

Những lực lượng đặc nhiệm “đỉnh” nhất thế giới - Ảnh 2.

Các thành viên SASR của Úc. Ảnh: Lực lượng Quốc phòng Úc

Trang Business Insider đã điểm qua một số đơn vị SOF "xịn" ở nhiều nước trên thế giới, dựa trên kinh nghiệm chiến đấu và tính thiết thực về chiến lược.

Những lực lượng đặc nhiệm “đỉnh” nhất thế giới - Ảnh 3.


Nhiều người xem SAS là cha đẻ của các đơn vị SOF hiện đại. SAS ra đời năm 1940, không lâu sau đó là SBS. Các đơn vị này chuyên về chống khủng bố, giải cứu con tin, trinh sát đặc biệt và tác chiến trực tiếp. Các thành viên SAS và SBS từng hoạt động ở Oman, Yemen, Bắc Ireland, Sierra Leone, Libya, Afghanistan, Iraq, Syria…

img
img
img
img

Một trong những chiến dịch nổi tiếng nhất của SAS diễn ra năm 1980. Khi đó, một đơn vị SAS xông vào Đại sứ quán Iran ở thủ đô London – Anh và giải cứu được một số con tin bị khống chế bên trong. Ảnh: Metro

SAS và SBS hiện có chung tiến trình tuyển chọn gồm 5 giai đoạn. Riêng các ứng viên SBS còn phải biết lặn và hoạt động dưới nước.  Đáng chú ý là giai đoạn thứ 2 cực kỳ gian khổ, kéo dài 4 tuần tại dãy núi Brecon Beacons (xứ Wales). Các ứng viên phải hoàn tất một loạt bài huấn luyện khắc nghiệt như tìm đường, tác chiến đô thị, tác chiến rừng rậm…

Những lực lượng đặc nhiệm “đỉnh” nhất thế giới - Ảnh 5.

Một thành viên SAS giúp một phụ nữ đến nơi an toàn sau khi bọn khủng bố chiếm giữ khách sạn dusitD2 ở thủ đô Nairobi – Kenya hồi tháng 1-2019. Ảnh: Reuters


Những lực lượng đặc nhiệm “đỉnh” nhất thế giới - Ảnh 6.

Ra đời năm 1957, SASR là đơn vị SOF hàng đầu của Úc, chuyên về chống khủng bố, trinh sát đặc biệt và tác chiến trực tiếp. SASR từng hoạt động ở Đông Timor, Afghanistan, Iraq, Syria và châu Phi.

Những lực lượng đặc nhiệm “đỉnh” nhất thế giới - Ảnh 7.

Các thành viên SASR của Úc. Ảnh: Lực lượng Quốc phòng Úc

Tiến trình tuyển chọn kéo dài 21 ngày của SASR bảo đảm chỉ những ai có thể chất và tinh thần đủ mạnh mới qua được. Các ứng viên còn phải trải qua 16 tháng trau dồi, học những điều cơ bản của một thành viên SASR.



Những lực lượng đặc nhiệm “đỉnh” nhất thế giới - Ảnh 8.

Năm 1955, chính phủ New Zealand thành lập NZSAS trong nỗ lực lấp đầy khoảng trống đáng lo liên quan đến năng lực SOF. Cũng như các lực lượng ở Anh và Úc, NZSAS chủ yếu thực hiện các sứ mệnh giải cứu con tin, chống khủng bố, trinh sát đặc biệt và hành động trực tiếp.

Những lực lượng đặc nhiệm “đỉnh” nhất thế giới - Ảnh 9.

Tiến trình tuyển chọn của NZSAS. Ảnh: New Zealand Herald

Tiến trình tuyển chọn thành viên cho NZSAS kéo dài 10 ngày. Ngoài việc đồ ăn hạn chế và không được ngủ đủ giấc, các ứng viên còn bị thử thách giới hạn chịu đựng bằng một loạt hoạt động thể chất.  Một trong những bài tập có tên gọi Von Tempsky, trong đó ứng viên phải đi trên một đường thẳng qua mọi địa hình trong 24 giờ, trên người mang theo đồ vật nặng đến 45 kg.

Những lực lượng đặc nhiệm “đỉnh” nhất thế giới - Ảnh 10.

Các thành viên NZSAS. Ảnh: Bộ Quốc phòng New Zealand

Những lực lượng đặc nhiệm “đỉnh” nhất thế giới - Ảnh 11.

Thành viên NZSAS tập luyện đột kích một ngôi nhà. Ảnh: New Zealand Herald

Sau khi được tuyển chọn, ứng viên tham gia chương trình kéo dài nhiều tháng trở thành người của NZSAS. Dù vậy, người qua được khâu tuyển chọn vẫn có thể bị loại ở giai đoạn này.


Những lực lượng đặc nhiệm “đỉnh” nhất thế giới - Ảnh 12.

Biệt kích Hubert là một SOF nổi bật của Pháp, chuyên về giải cứu con tin, chống khủng bố, hành động trực tiếp và các chiến dịch đặc biệt dưới nước. Hải quân Pháp có 7 đơn vị biệt kích. Để được tham gia Biệt kích Hubert, một lính hải quân phải hoạt động trong một đơn vị khác vài năm trước khi xin gia nhập. Tiến trình chọn lọc gắt gao của đơn vị này chủ yếu tập trung vào huấn luyện chiến đấu dưới nước và trên biển.

Những lực lượng đặc nhiệm “đỉnh” nhất thế giới - Ảnh 13.

Biệt kích Hubert của Hải quân Pháp. Ảnh: Le Parisien

Đơn vị này từng được triển khai đến Algeria, Lebanon, Afghanistan và châu Phi. Năm 2019, 2 thành viên đơn vị thiệt mạng trong sứ mệnh giải cứu con tin ở Burkina Faso.

Những lực lượng đặc nhiệm “đỉnh” nhất thế giới - Ảnh 14.

LRR ít được biết đến nhưng được xem là lực lượng SOF tinh nhuệ của Philippines. Đơn vị này ra đời năm 2000 sau khi một loạt vụ tấn công khủng bố và bắt cóc làm rung chuyển đất nước.

img
img

Trung đoàn phản ứng nhanh của Philippines. Ảnh: Quân đội Philippines; militaryimages.net

Được Mỹ hỗ trợ huấn luyện, LRR chuyên về chống khủng bố, giải cứu con tin, hành động trực tiếp, trinh sát đặc biệt. Đơn vị đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại một số nhóm khủng bố ở Philippines, nổi bật là Abu Sayyaf. Họ được biết đến nhiều nhất khi tham gia đối phó vụ chiếm giữ TP Zamboanga năm 2013 và vụ xung đột ở TP Marawi năm 2017.


Những lực lượng đáng chú ý khác

Một số đơn vị SOF cũng nổi bật không kém dù không có tên trong danh sách trên:

- Lữ đoàn lực lượng đặc nhiệm Nam Phi được biết đến nhiều khi tiến hành các chiến dịch trong cuộc nội chiến Angola (1975-2002).

- Lực lượng đặc nhiệm Sayeret Matkal (Israel) giải cứu thành công nhiều con tin trong chiến dịch huyền thoại ở sân bay Entebbe (Uganda) năm 1976.

- Trung đoàn trinh sát đặc biệt Anh và các lực lượng tiến nhiệm tiến hành một số chiến dịch trinh sát và ngầm ở Bắc Ireland.

Dac nhiem H1

Một nhóm đặc nhiệm Sayeret Matkal trong sứ mệnh giải cứu con tin ở sân bay Entebbe (Uganda) năm 1976. Ảnh: Lực lượng phòng vệ Israel


Phương Võ- Lê Duy
Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên