img


Trong những ngày TP HCM phải căng mình đối phó với dịch Covid-19, bên cạnh những ca bệnh nặng được các y bác sĩ điều trị trực tiếp tại bệnh viện thì cũng có rất nhiều ca bệnh phải tự điều trị tại nhà.

Từ thực tế trên, Trung tâm cấp cứu 115 đã xây dựng mạng lưới cấp cứu với đội ngũ "vệ tinh" sẵn sàng hỗ trợ 24/24 khắp hang cùng ngỏ hẻm trên địa bàn TP HCM.  

Mặc cho mồ hôi có thấm đẫm, mặc cho những giọt nước mắt rơi vì mỏi mệt, những "chiến binh" áo trắng vẫn miệt mài ngày đêm nỗ lực giành sự sống cho bệnh nhân Covid -19.

Biệt đội cứu người trong dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Thành lập vào ngày 2-8, trạm dã chiến Tổng đài Trung tâm Cấp cứu 115 đặt tại Công viên phần mền Quang Trung (quận 12, TP HCM) nhằm giảm tải áp lực cho Trung tâm cấp cứu 115 tại cơ sở chính (quận 10, TP HCM).

Trung bình mỗi ngày, Tổng đài Trung tâm Cấp cứu 115 Công viên phần mềm Quang Trung tiếp nhận hơn 6.000 cuộc gọi. Nhân sự làm việc tại đây tập hợp từ nhiều đơn vị: 50% là các sinh viên y khoa Phạm Ngọc Thạch, 20%  là các Tổng đài viên đến từ tập đoàn Phương Trang, 15% là tình nguyện viên Thành Đoàn TP HCM và 15% là các điều phối viên 115 chính quy.

img
img
img

Lực lượng tổng đài viên tại Tổng đài 115 dã chiến ngày đêm tất bật 

Theo Thạc sĩ Nguyễn Trọng Hiển, Phó trưởng phòng Điều hành, Chỉ huy trưởng Tổng đài 115 dã chiến: "Tổng đài có 2 bộ phận chính, trong đó bộ phận tiếp nhận thông tin chiếm 75%, bộ phận này sàng lọc và phân loại cuộc gọi. Với những cuộc gọi cấp cứu, nếu không nguy kịch thì chuyển qua cho đội taxi cấp cứu, nếu nguy kịch sẽ chuyển bộ phận cấp cứu tại các trạm vệ tinh".


Biệt đội cứu người trong dịch Covid-19 - Ảnh 3.
img
img

Các cuộc gọi đến sẽ được tổng đài viên ghi chú cẩn thận và lưu lại thông tin trên hệ thống máy chủ 

Mỗi tổng đài viên chính là 1 bác sĩ online, kết nối và hỗ trợ bệnh nhân kịp thời. Gắng bó với công việc này từ khi dịch Covid bắt đầu, chị Hoàng Thị Thơ - điều phối viên Tổng đài Trung tâm cấp cứu 115 trải lòng: "Với người bình thường, 30 giây chỉ là một tích tắc trôi qua, nhưng với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thì 30 giây dài lắm, đó là đường đua sinh – tử. Mình luôn phải cố gắng trấn an bệnh nhân bình tĩnh nhất có thể, vì chỉ khi bình tĩnh mới xử lý được tình huống. Phải xem bệnh nhân là người nhà của mình thì mới có thể hết lòng hỗ trợ họ được".

Biệt đội cứu người trong dịch Covid-19 - Ảnh 5.

Điều phối viên Hoàng Thị Thơ đang tư vấn cách chăm sóc F0 tại nhà

Biệt đội cứu người trong dịch Covid-19 - Ảnh 6.
Biệt đội cứu người trong dịch Covid-19 - Ảnh 7.

"Reng…". Sau một hồi chuông dài, chẳng ai nói ai, kíp trực tại trạm cấp cứu vệ tinh ở Nhà thiếu nhi huyện Bình Chánh nhanh chóng chạy đến khu vực đồ bảo hộ. Trong vòng 3 phút, các "chiến binh" đã mặc xong "áo giáp", xách túi y tế và bình oxy lao lên xe cấp cứu và chạy.

img
img

Các "chiến binh" mặc "áo giáp" chuẩn bị chiến đấu 

"Alo, chị ơi chúng tôi đang trên đường đến, chị nói người nhà chờ chút nhé, nhanh thôi"...

"Alo, chỉ số SpO2 hiện giờ của mẹ chị là bao nhiêu rồi?"....

Trên chuyến xe cấp cứu đang tăng tốc, các bác sĩ liên tục gọi điện thoại để nắm bắt tình hình sức khỏe bệnh nhân. Vừa đến nơi, nhóm phóng viên chúng tôi chưa kịp định thần sau những cú rung lắc trên xe thì đã thấy các "chiến binh" ôm bình oxy xộc vào nhà.

Biệt đội cứu người trong dịch Covid-19 - Ảnh 9.

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Linh vừa di chuyển vừa trao đổi với người nhà bệnh nhân

img
img

Bệnh nhân là bà N. (50 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) đang trong trạng thái mê man, bình oxy đã cạn, mắt lờ đờ không nói được. 

Nhanh trí quan sát, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Linh đã lắp bình oxy mới và thay mask thở khác ngay lập tức. Không ngần ngại việc lây nhiễm, các "chiến binh" cùng nhau dìu bệnh nhân ngồi dậy để dễ thở hơn, xoa ngực và trò chuyện với bà N., giúp bà thoát khỏi cơn mê.

Biệt đội cứu người trong dịch Covid-19 - Ảnh 11.

Sau khoảng 20 phút thở oxy, bà N. đã dần ổn định sức khỏe

Nhìn thấy mẹ tỉnh táo và nói được, chị Lê Thị Mỹ Trang (con gái bà N.) giàn giụa nước mắt, nắm chặt tay bác sĩ rối rít cảm ơn. Chị Trang cho biết mình đã liên hệ khắp nơi nhưng các bệnh viện trả lời đang quá tải, bắt buộc phải chăm sóc mẹ tại nhà. Khi thấy tình trạng sức khỏe của mẹ chuyển biến nặng, chị lo lắng vì nhà ở quá xa trung tâm, không ai có thể đến thăm khám cho mẹ mình...

Các bác sĩ hướng dẫn chị Trang chăm sóc mẹ, hướng dẫn cách cho uống nước, cách ăn cháo, cách lắp máy thở, cách xoa bóp và kê toa thuốc cho bệnh nhân.

Chị Trang tiếp tục cám ơn. Vị bác sĩ nhẹ nhàng vỗ vai: "Không cần phải cảm ơn, tập trung nhớ những bước hướng dẫn chăm sóc F0 tại nhà, cần gì "alo" ngay cho chúng tôi, như thế là cảm ơn chúng tôi rồi!".

Xong việc, họ lặng lẽ ra về...

img
img

Các bác sĩ hướng dẫn người nhà cách tháo bình oxy, cách vỗ lưng đúng. 

Quay về trạm, mồ hôi trên áo chưa kịp khô, bữa cơm trưa lúc... 16 giờ chiều chưa kịp ăn hết thì mọi người lại nhận được hồi chuông "reng…", bắt đầu cho một cuộc "chạy đua" mới. 

Lần này là một ca cấp cứu nặng, bệnh nhân lớn tuổi phải chuyển gấp vào bệnh viện trong đêm. Khó khăn nhất là liên hệ với nơi tiếp nhận, đa phần các bệnh viện đều không còn chỗ. 

Bác sĩ Linh vừa phải theo dõi diễn biến sức khỏe bệnh nhân, vừa liên tục liên lạc với các trạm vệ tinh và bệnh viện. 

Không gian trong phòng trọ nhỏ căng thẳng, tôi chỉ còn nghe tiếng máy thở oxy và mọi người đều im lặng…

Biệt đội cứu người trong dịch Covid-19 - Ảnh 13.

Một cuộc đua trong đêm lại bắt đầu

img
img

Biệt đội cứu người trong dịch Covid-19 - Ảnh 15.

Ranh giới mong manh của con người

"Có bệnh viện tiếp nhận rồi mọi người ơi, bệnh viện quận 8"- Bác sĩ Linh hô to phá tan không gian lặng ngắt. 

Tức tốc, cả nhóm triển khai công việc: người ôm túi, người ôm bình oxy, người đẩy bệnh nhân lên xe... Chuyến xe cấp cứu lập tức lên đường.

Người con trai nắm chặt tay mẹ thì thầm: "Mẹ ơi, cố lên nhé, sắp đến bệnh viện rồi!", người mẹ gật đầu, ôm lấy vòng tay con và chợp mắt ngủ vùi trong cơn mê.

Biệt đội cứu người trong dịch Covid-19 - Ảnh 16.
Biệt đội cứu người trong dịch Covid-19 - Ảnh 17.

Cuối cùng cũng có bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân, chuyến xe cấp cứu tức tốc lên đường

img
img

Gần nửa đêm, bác sĩ Linh cùng các cộng sự mới xong nhiệm vụ và trở về trạm. Dẫu vậy, mọi người vẫn chưa thể nghỉ ngơi vì ca trực còn kéo dài đến 7 giờ sáng hôm sau. 

Chẳng ai nhắc đến sự mỏi mệt, kiệt sức mà chỉ bày tỏ mừng vui khi người bệnh kịp thời được chuyển đến cơ sở điều trị, có cơ hội được cứu sống và bình phục.

Biệt đội cứu người trong dịch Covid-19 - Ảnh 19.

Theo bác sĩ Đồng Ngọc Hiền – Trưởng Trạm cấp cứu dã chiến 115 Bình Chánh: "Hiện nhân lực của trạm có 11 nhân viên của Trung tâm 115 và 19 tình nguyện viên bên ngoài. Mỗi kíp trực phải đảm bảo có 1 bác sĩ, 1 điều dưỡng và 1 tài xế; trung bình mỗi ca cấp cứu kéo dài từ 3- 5 giờ. Đối với những ca chuyển từ nhà vào bệnh viện sẽ mất nhiều thời gian hơn".

img
img

Bác sĩ Đồng Ngọc Hiền cập nhật thông tin các trạm vệ tinh xung quanh và kiểm tra bình oxy trước khi xuất phát 

Đối mặt với khối công việc hằng giờ, việc xuyên đêm không ngủ đã trở thành điều quá bình thường đối với những "chiến binh" ở đây. 

Một ngày theo chân các "chiến binh" lao vào cuộc đua sinh – tử, tận mắt nhìn các bác sĩ chạy xộc vào nhà để kịp thời cứu chữa cho người dân, chúng tôi càng thấy được giá trị của sự sống quý giá thế nào.

Biệt đội cứu người trong dịch Covid-19 - Ảnh 21.

Để có thể an toàn, giữ sức khỏe tiếp tục chiến đấu, các bác sĩ không được phép tháo khẩu trang ngay cả khi ngủ

Khi chúng tôi thực hiện bài viết này, tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP HCM vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca nhiễm, số người chết vì Covid-19 vẫn chưa giảm. Bởi thế, những "chiến binh" cấp cứu 115 vẫn phải dồn toàn lực, tranh thủ từng giây từng phút trong cuộc đua sinh – tử, góp phần giành lại sự sống cho bệnh nhân - càng nhiều càng tốt. 

Và, không gì lớn hơn, không gì ngoài hy vọng lúc này là dịch bệnh mau sớm được kiểm soát, đẩy lùi, để cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới và lực lượng tuyến đầu được đoàn viên với gia đình.

Chúng tôi, họ, và rất rất nhiều người khác đang mong mỏi điều đó....!

Biệt đội cứu người trong dịch Covid-19 - Ảnh 22.


Những "chiến binh" giành giật sự sống cho F0

Biệt đội cứu người trong dịch Covid-19 - Ảnh 24.


Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên