img


Đến với làng nghề truyền thống dệt lụa tơ tằm thuộc xã Phùng Xá (huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội), chúng tôi gặp nghệ nhân Phan Thị Thuận, người đã nghiên cứu, tìm tòi để phát triển nghề dệt lụa tơ tằm, cung cấp ra thị trường nhiều loại sản phẩm lụa đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Bên cạnh đó, bà Thuận đã tạo được dấu đặc biệt khi dệt thành công sản phẩm khăn lụa làm từ tơ sen vào năm 2017.

Video những công đoạn tạo ra lụa bằng tơ sen độc đáo

Cứ khoảng tháng 5 đến 9 hàng năm, mùa sen bắt đầu là gia đình nghệ nhân Phan Thị Thuận bước vào công đoạn khai thác tơ sen. 

Chiêm ngưỡng các công đoạn dệt lụa bằng tơ sen độc đáo ở Việt Nam - Ảnh 2.

Nghệ nhân Phan Thị Thuận cho biết: "Những đầm sen được chúng tôi mua lại những nhà làm nông trồng cây hoa màu không năng suất. Vào thời vụ từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, cuống sen trong xã không đáp ứng được nhu cầu làm việc, tôi đều phải mua thêm cuống sen ở các xã khác"

Theo bà Thuận, thân cây sen khi còn tươi đều có thể cho ra sợi tơ và để kéo được 25 kg sợi tơ cần 100 tấn thân sen. Hiện nay, ngoài nhiều đầm sen nhà trồng, bà còn đi khắp nơi trong và ngoài huyện tìm đầm sen đặt hàng làm nguyên liệu. "Sợi tơ sen mềm mại, rất mảnh và dễ đứt, việc lấy tơ sen kỳ công và khó hơn nhiều lần so với sợi tơ tằm và đòi hỏi sự chỉn chu, cầu kỳ, khéo léo bởi để dệt chiếc khăn dài 1,7 m; rộng 0,25 m cần tới 4.800 cuống sen"- bà Thuận chia sẻ.

img
img
img

Công đoạn chọn cuống sen cần hết sức cẩn thận. Những người có kinh nghiệm chọn cuống sen sẽ cho nhiều tơ hơn và được các công nhân thực hiện dễ dàng hơn. Nhiều lúc bà Thuận phải  ra tận đầm quan sát các công nhân và đưa ra góp ý để công nhân hái cuống sen đúng cách cũng như đạt năng suất cao

Chiêm ngưỡng các công đoạn dệt lụa bằng tơ sen độc đáo ở Việt Nam - Ảnh 4.

Tất cả những cuống sen đem về đều được lau sạch bằng nước và chọn lựa kĩ lưỡng khi đưa đến tay công nhân kéo ra tơ sen

Tại công xưởng rộng khoảng 500 m2 của nghệ nhân 70 tuổi vang tiếng thoi đưa dệt vải. Trong đó, nhiều sản phẩm lụa do bà Thuận sản xuất gây được tiếng vang và được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. 

Bà Thuận cho biết cơ duyên đến với nghề dệt vải từ tơ sen rất tình cờ, vào năm 2017, trong một lần có đại biểu Quốc hội cùng với cán bộ huyện Mỹ Đức tới thăm cơ sở sản xuất, một nữ đại biểu gợi ý bà Thuận thử nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm lụa bằng tơ sen. "Ban đầu tôi thấy rất lạ, tò mò vì chưa nghe thấy sản phẩm này bao giờ. Tuy nhiên, khi lên mạng tìm hiểu thì mới biết, việc dệt lụa từ tơ sen khá phổ biến và được ưa chuộng ở Myanmar"- bà Thuận nói. 

img
img
img
img

Trong mỗi xưởng của nghệ nhân Phan Thị Thuận có rất nhiều học viên đến theo học, đa phần là những bạn học sinh cấp 2 và cấp 3 lúc nghỉ hè. Bà Thuận cũng tận tình chỉ bảo các học viên với mong muốn truyền nghề cho các thế hệ mai sau. Hiện tại, cơ sở  chính đã tạo việc làm ổn định cho hơn 20 thợ chính và hàng chục máy dệt lụa tơ tằm thủ công hoặc bán công nghiệp

Sau hôm đó, bà Thuận dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu. Thời điểm đó, bà Thuận tự bỏ tiền túi, đầu tư mua một đám ruộng về trồng sen thử nghiệm. Tuy nhiên, việc lấy sợi tơ sen khó hơn gấp nhiều lần so với tơ tằm truyền thống. "Sợi tơ sen mảnh, dễ đứt nên phải rất khéo léo, tỉ mẩn mới có thể rút được sợi tơ. Đặc biệt, tất cả các cuống sen phải được xử lý trong vòng 24 tiếng đồng hồ nếu không cuống sẽ bị khô, tơ bị rút sợi, hỏng hoàn toàn"- bà Thuận nói. 

Không có kinh nghiệm, ở Việt Nam lại chưa có ai làm nên thời gian đầu nghệ nhân Phan Thị Thuận liên tục gặp thất bại. Nhiều người cũng khuyên bà việc làm lụa từ sen là một việc không thể. Để tập trung và tránh bị phân tán, nữ nghệ nhân này phải đóng cửa, ở một mình trong phòng nhiều tháng trời. 

Chiêm ngưỡng các công đoạn dệt lụa bằng tơ sen độc đáo ở Việt Nam - Ảnh 6.

Nghệ nhân Phan Thị Thuận cho biết tất cả các cuống sen phải được xử lý trong vòng 24 tiếng đồng hồ, bởi cuống bị khô lại, tơ sẽ hỏng hoàn toàn, phải mất 1.200 cuống sen mới dệt ra được 10.000 m sợi

img
img

Công đoạn kéo ra tơ sen được nghệ nhân 70 tuổi thực hiện nhẹ nhàng vì những sợi tơ được kéo phải có liên kết, nếu làm mạnh sẽ đứt và rất khó thành sợi

Theo nghệ nhân, vải tơ sen tuy có đẹp và nhiều ưu điểm song các công đoạn sản xuất thì rất cầu kỳ và hoàn toàn phải làm thủ công. Trong đó, khó nhất là việc lấy sợi tơ từ cuống sen. 

Cuống sen sau khi được thu về sẽ phải rửa sạch bùn và gai, cuống càng sạch thì sợi tơ càng trắng đẹp. Để lấy được tơ, nghệ nhân Thuận phải dùng dao khía xung quanh cuống sen, sau đó dùng tay vặn và kéo tơ, đồng thời vê cho sợi tơ sen tròn lại. Công đoạn này phải diễn ra khéo léo, không cắt quá sâu nếu không sẽ làm đứt luôn sợi tơ bên trong. 

img
img

Tất cả các công đoạn tạo ra sợi tơ sen đều được làm hoàn toàn thủ công rất cầu kỳ. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, bà Thuận gặp không ít khó khăn

Để làm ra chiếc khăn dài 1,7 m phải cần tới 4.800 cuống sen. Một người thợ chăm chỉ, thạo việc một ngày cũng chỉ làm được từ 200-250 cuống và mất khoảng 1 tháng để hoàn thiện một chiếc khăn. 

Chiêm ngưỡng các công đoạn dệt lụa bằng tơ sen độc đáo ở Việt Nam - Ảnh 9.

Ngoài việc lấy tơ sen khác hẳn cách lấy tơ tằm, những công đoạn còn lại nghệ nhân Thuận đều dùng những dụng cụ khá thô sơ để dệt vải

img
img

Quá trình quay sợi, người quay phải luôn chăm chú điều chỉnh để sợi không bị đứt, tơ sen khi rút ra khỏi thân cây gặp nước luôn có màu trắng đục, nhưng khi khô và se thành sợi sẽ dần chuyển sang màu trắng sáng

Do những yêu cầu phức tạp và sự kỳ công trong các công đoạn nên giá thành các sản phẩm lụa tơ sen rất cao. Trung bình một chiếc khăn làm từ tơ sen có giá trên thị trường vào khoảng trên 4 triệu đồng, tùy loại. "Cũng vì giá thành đắt nên hiện nay, sản phẩm này chủ yếu được làm theo đơn đặt hàng, hoặc phục vụ các dòng khách cao cấp, khách nước ngoài. Trong năm ngoái, xưởng sản xuất của tôi chỉ làm được 12 chiếc khăn lụa tơ sen, người tiêu dùng muốn mua phải đặt trước vài tháng" - bà Thuận nói.

img
img
img

Công đoạn cuối cùng là dệt thành tấm lụa trên máy. Với những tấm lụa có hoa văn chìm, người đứng máy phải khéo léo tạo tác ngay khi đưa đẩy con thoi và liên tục phải kiểm tra chất lượng sợi tơ sen khi chuẩn bị ra thành phẩm

Không chỉ thế, khi sen hết mùa, xưởng của nghệ nhân Phan Thị Thuận cũng không thể sản xuất khăn từ loại tơ đặc biệt này. Vì thế, việc dệt lụa từ tơ sen vẫn chỉ là việc làm thời vụ, chưa thể đưa vào sản xuất đại trà, nhân rộng. 

Bà Thuận cho biết: "Hiện tôi vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, làm sao để nâng cao chất lượng, rút ngắn các công đoạn sản xuất. Tuy nhiên, đây là việc khó, nên đòi hỏi nhiều thời gian, công sức. Hiện tại chủ yếu tôi mới đang tập trung các sản phẩm lụa tơ tằm bởi loại này giá phải chăng, lại không tốn công sức".

Chiêm ngưỡng các công đoạn dệt lụa bằng tơ sen độc đáo ở Việt Nam - Ảnh 12.

Nghệ nhân Thuận kỳ vọng việc sản xuất sợi sen từ cọng lá và cọng hoa sen sẽ mở ra triển vọng nâng cao giá trị kinh tế của nghề trồng sen ở nước ta, thêm một nghề mới cho nông dân các vùng có đất ngập nước, đồng thời tạo ra một nguồn sợi đặc sản với những sản phẩm có giá trị cao

Vào mùa hè, có rất nhiều học sinh cấp 2, cấp 3 đến xin để học cũng như làm phụ giúp gia đình, bà Thuận cũng tận tình chỉ bảo cho các cháu với mong muốn truyền được nghề cho thế hệ mai sau.

Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên