ông tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng - đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng - chỉ đạo xuyên suốt trong năm 2019.
Với quan điểm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai", nhiều lãnh đạo cấp cao bị kỷ luật, cách chức, khởi tố; nhiều vụ án lớn được đưa ra xét xử.
Đơn cử, tháng 12-2019, Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận ông Hoàng Trung Hải - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội - trong thời gian là Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ - đã có vi phạm, khuyết điểm khi cho một số ý kiến chỉ đạo đối với dự án TISCO 2. Vi phạm của ông Hải đến mức phải xem xét kỷ luật.
Từ trái sang: Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Đức Vinh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng, Phó Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa Đào Công Thiên
Trước đó, ngày 4-11, Thủ tướng đã kỷ luật cảnh cáo nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vì có vi phạm, khuyết điểm trong việc quyết định chủ trương thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các cảng Quy Nhơn, Quảng Ninh.
4 Thứ trưởng, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT bị xử lý kỷ luật vì liên quan đến vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp thuộc Bộ.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh; Đô đốc Nguyễn Văn Hiến- nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Nguyễn Hoàng Thủy - Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu 9
Nguyên Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng; Chủ tịch tỉnh Lê Đức Vinh và Phó chủ tịch tỉnh Đào Công Thiên bị kỷ luật cách tất cả các chức vụ trong Đảng. Đô đốc Nguyễn Văn Hiến - nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên ủy viên Quân ủy Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - bị khởi tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Nguyên Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son (ảnh trái) và Trương Minh Tuấn trong phiên tòa xét xử vụ án MobiFone mua 95% cổ phần AVG. Ảnh: Nguyễn Hưởng
TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử vụ án MobiFone mua 95% cổ phần AVG trong tháng 12-2019. Hai nguyên Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn, các lãnh đạo MobiFone, cựu chủ tịch HĐQT AVG Phạm Nhật Vũ ra tòa. Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son bị cáo buộc là chủ mưu vụ án, nhận hối lộ 3 triệu USD, ông Tuấn nhận 200.000 USD từ ông Phạm Nhật Vũ. Ông Son bị truy tố ở khung hình phạt cao nhất lên đến tử hình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un giơ tay chào trước khi rời ga Đồng Đăng. Ảnh Ngô Nhung
ội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 diễn ra tại Hà Nội vào ngày 27, 28-2 cùng với các sự kiện Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un thăm hữu nghị chính thức Việt Nam và Tổng thống Mỹ Donald Trump thăm Việt Nam là sự kiện chính trị, đối ngoại có ý nghĩa to lớn, có tầm quan trọng đặc biệt.
Lãnh đạo Triều Tiên, Mỹ đều bày tỏ cảm ơn Việt Nam, ấn tượng về công tác tổ chức của Việt Nam. Đây là thông điệp mạnh mẽ của Việt Nam đến cộng đồng quốc tế về sự vươn lên, sự sẵn sàng của Việt Nam trong việc phát huy hơn nữa vai trò xây dựng, tích cực đóng góp vào công việc chung của khu vực và thế giới, đặc biệt là tinh thần kiến tạo hòa bình.
gày 7-6, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York - Mỹ, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu bầu 5 nước ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021. Việt Nam đã trúng cử với số phiếu kỷ lục 192/193 phiếu, cho thấy sự tín nhiệm và tình cảm của cộng đồng thế giới đối với Việt Nam.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung phát biểu tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc sau khi Việt Nam trúng cử. Ảnh: Liên Hiệp Quốc
gày 30-6, Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam – EU (EVFTA và IPA) chính thức ký kết tại Hà Nội sau 9 năm đàm phán. Đây là sự kiện đi vào lịch sử của mối quan hệ giữa Việt Nam và EU, mở ra những lợi ích chưa từng có cho các công ty, người tiêu dùng và người lao động ở châu Âu và Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bà Cecilia Malmstrom, Cao ủy thương mại của Liên minh châu Âu đến lễ ký Hiệp định Thương mại tự do. Ảnh: Dương Ngọc
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong năm 2019 với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,8%, nợ công giảm gần 8 điểm % GDP so với năm 2016 và thương mại thặng dư liên tiếp 4 năm qua. Đây là những kết quả ấn tượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chững lại.
Sự chuyển biến của những tập đoàn tư nhân lớn như Thaco, Vingroup... sẽ có tác động đáng kể đến tăng trưởng của nền kinh tế. Ảnh: Khánh Phan
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng HLV Park Hang-seo, Mai Đức Chung và toàn thể cầu thủ vàng của bóng đá Việt Nam. Ảnh Ngô Nhung
ánh bại U22 Indonesia 3-0 trong trận chung kết, U22 Việt Nam đã chấm dứt "cơn khát vàng" kéo dài suốt gần 6 thập kỷ của bóng đá Việt Nam tại đấu trường SEA Games.
Thủ tướng chúc mừng đội tuyển nữ Việt Nam và các vận động viên tiêu biểu tại SEA Games 30. Ảnh: Ngô Nhung
Bóng đá nữ cũng lên ngôi khi đánh bại Thái Lan trong trận chung kết, giành HCV SEA Games. Năm 2019 là năm Đội tuyển nữ Việt Nam đạt được nhiều thành công vang dội: giành quyền vào vòng loại thứ 3 bóng đá nữ Olympic 2020; vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á 2019; HCV SEA Games 30 và xếp hạng 32 FIFA.
AFC đã khép lại cuộc bình chọn "bàn thắng biểu tượng U23 châu Á" với chiến thắng áp đảo thuộc về tiền vệ Nguyễn Quang Hải của U23 Việt Nam.
Tại kỳ SEA Games 30 tổ chức ở Philippines năm 2019, đoàn thể thao Việt Nam thi đấu thành công, đoạt 98 HCV, 85 HCB, 103 HCĐ. Kết quả, Việt Nam xếp thứ 2 toàn đại hội, vượt trên Thái Lan, cường quốc thể thao khu vực. Thể dục dụng cụ và bơi lội giành 3 chuẩn dự Olympic Tokyo 2020.
Khoảnh khắc tuyển bóng đá Nam U22 Việt Nam trên bục nhận huy chương vàng và biển người ra đường ăn mừng trong đêm. Ảnh: Quang Liêm - Ngô Nhung
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao cờ Tổ quốc cho ngư dân Kiên Giang trong chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển". Ảnh: Quang Liêm
hương trình do Báo Người Lao Động phát động vào ngày 1-6-2019 nhân Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam tại tỉnh Bạc Liêu. Đến nay, chương trình đã ký kết ghi nhớ và trao tặng hơn 100.000 lá cờ Tổ quốc. Trong thời gian tới, chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" sẽ tiếp tục triển khai ở 28 tỉnh, thành có biển và một số tỉnh có biên giới trên bộ.
Chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển"
Chương trình nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp trao tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân tại tỉnh Kiên Giang vào ngày 29-7-2019, tại Bình Định ngày 20-8-2019; Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trao cờ, ngư cụ cho ngư dân tại tỉnh Bạc Liêu ngày 1-6-2019; Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh chứng kiến và trao tặng cờ cho ngư dân hai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Khánh Hòa trong hai ngày 1 và 2-8-2019.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có thư khen ngợi tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên và nhân viên Báo Người Lao Động và đánh giá cao chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển".
ộ GD-ĐT dự định viết 1 bộ sách giáo khoa với kinh phí 16 triệu USD nhưng thất bại do thiếu tác giả viết sách. Trong khi đó, các NXB lại nhanh chân tổ chức biên soạn sách từ rất sớm. Thậm chí, NXB Giáo dục Việt Nam còn chi hàng tỉ đồng trả thù lao cho lãnh đạo và nhân viên Sở GD-ĐT TPHCM để biên soạn một bộ sách khiến dư luận dậy sóng về sự công tâm, tính công khai minh bạch trong lựa chọn SGK của các địa phương.
Giáo viên tham khảo sách giáo khoa do NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn. Ảnh: Huy Lân - Tấn Thạnh
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra phòng chống dịch tả heo châu Phi tại Hà Nội ngày 19-5 và hình ảnh tiêu hủy heo nhiễm virus dịch tả heo châu Phi tại Đồng Nai.
ăm 2019, ngành chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn khi dịch tả heo châu Phi lan rộng ra 8.526 xã thuộc 63 tỉnh, thành. Tổng số lợn bị tiêu hủy là gần 6 triệu con, tổng trọng lượng là 342.802 tấn, chiếm khoảng 9% tổng trọng lượng heo của cả nước.
Sản lượng thịt heo cả năm 2019 ước đạt khoảng 3,3 triệu tấn, giảm 13,5% so với năm 2018. Dự kiến nguồn cung thịt lợn thiếu hụt khoảng 200.000 tấn. Tình trạng xuất khẩu heo sang Trung Quốc, cả heo thịt và heo giống đẩy giá thịt heo trong nước tăng cao. Thiếu hụt thịt heo và khan hiếm thịt heo được dự báo sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng của người dân khi Tết Nguyên Đán 2020 sắp đến.
Công việc giết mổ heo tại cơ sở giết mổ Xuyên Á (huyện Củ Chi, TP HCM) và mua bán thịt heo tại chợ Bến Thành, quận 1, TP HCM. Ảnh: Hoàng Triều - Tấn Thạnh
nhiễm môi trường tiếp tục là vấn đề đáng báo động trong năm 2019.
Hàng ngàn m2 khu vực kho thuộc Công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông bị thiêu rụi và thủy ngân đã phát tán ra môi trường
Bắt đầu từ vụ cháy nhà kho Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông vào tối 28-8, giải phóng thủy ngân từ hàng triệu bóng đèn ra môi trường đã tạo ra cơn khủng hoảng truyền thông về mức độ ô nhiễm. Lo sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, cả trăm hộ dân đã tự sơ tán, nhiều trường cho học sinh nghỉ học. Hàng ngàn người đi khám sức khoẻ.
Sự việc chưa lắng xuống thì xảy ra vụ án nước nhiễm dầu. 9 tấn dầu thải bị đổ trộm ở tỉnh Hòa Bình. Dầu chảy vào kênh dẫn nhà máy sản xuất nước sạch Sông Đà, chảy về vòi nước sinh hoạt các khu dân cư. Khoảng 280.000 hộ dân các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm... bị thiếu nước.
Trong khi đó, tình trạng ô nhiễm không khí tiếp tục báo động ở Hà Nội và TP HCM.
Bầu trời TP HCM (ảnh trái) và Hà Nội ô nhiễm
háng 11-2019 ghi nhận mốc mới của du lịch Việt Nam với lượng khách quốc tế đạt trên 1,8 triệu lượt người, cao nhất từ trước đến nay, nâng tổng số khách quốc tế đến nước ta trong 11 tháng đạt gần 16,3 triệu lượt người, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước.
Hướng dẫn viên du lịch Việt Nam dẫn đoàn khách nước ngoài tham quan TP HCM và các tỉnh lân cận. Ảnh: Hoàng Triều
Trong đó, khách Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm gần 56% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Đây là mức tăng trưởng ấn tượng, cao hơn đáng kể mức bình quân chung của thế giới cũng như khu vực.
Bình luận (0)