Dưới đây là 27 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia đợt 8, đợt xét duyệt năm 2019 vừa được Thủ tướng chính phủ công nhận
-----------
- Niên đại: Văn hóa Phùng Nguyên, khoảng 3.500 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ
Nhắc đến hiện vật thời đại Hùng Vương và giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên ở Phú Thọ không thể không nhắc tới một báu vật đặc biệt đó là những chiếc nha chương - một minh chứng quan trọng trong việc nghiên cứu sự ra đời và phát triển của thời đại Hùng Vương ở Phú Thọ - vùng đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam.
Các hiện vật Nha Chương được làm bằng đá ngọc với kỹ thuật chế tác rất tinh xảo, có hình dạng khá đặc biệt. Theo các nhà nghiên cứu, Nha chương là một vật dùng trong nghi lễ.
Bộ sưu tập Nha chương hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Hùng Vương tỉnh Phú Thọ
Hiện nay, Nha chương ở Việt Nam mới chỉ được phát hiện 08 chiếc tại 2 di chỉ khảo cổ Phùng Nguyên và Xóm Rền của tỉnh Phú Thọ, trong đó tại Bảo tàng Hùng Vương đang lưu giữ 4 chiếc. Việc nghiên cứu, tìm hiểu về những chiếc Nha chương đã cho thấy vùng đất Tổ Phú Thọ chính là quê hương tập trung nhiều những hiện vật điển hình, đặc sắc của nền văn hóa Phùng Nguyên góp phần hình thành nên nhà nước Văn Lang thời đại các Vua Hùng.
- Niên đại: Văn hóa Đông Sơn, khoảng Thế kỷ III - II trước Công nguyên; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh
Trống đồng Quảng Chính là hiện vật bằng kim loại, niên đại khoảng thế kỷ III - II trước Công nguyên. Hiện vật được phát hiện tại xã Quảng Chính, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Hiện vật được các nhà nghiên cứu xếp vào loại 4 nhóm A trong hệ thống phân loại trống đồng Đông Sơn. Trống có bố cục hoa văn độc đáo với ngôi sao 6 cánh và hình tượng chim hạc bay xuôi theo chiều kim đồng hồ. Đây là trống đồng duy nhất đến thời điểm hiện nay được phát hiện tại Quảng Ninh, minh chứng cho việc khẳng định chủ quyền về quốc gia, lãnh thổ và văn hóa của vùng đất phên dậu Tổ quốc.
- Niên đại: Văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2.500 năm; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Trị, thuộc Trung tâm quản lý Di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị
Trống đồng Trà Lộc có thân thon, đế choãi, tang phình, mặt trống ở chính giữa trang trí ngôi sao 10 cánh và 7 vành hoa văn gồm các họa tiết: 4 con chim hạc bay ngược chiều kim đồng hồ, vòng tròn tiếp tuyến có chấm giữa, chấm dãi, răng cưa. Tang trống trang trí hoa văn 4 hình thuyền có người đang chèo và các họa tiết răng cưa, chấm dãi. Thân trống trang trí hình 8 con bò có kích thước to nhỏ khác nhau và các họa tiết hoa văn chấm dãi và răng cưa. Quai trống có hai đôi quai kép hình bán khuyên, bản quai trang trí văn thừng tết.
Trống đồng Trà Lộc có niên đại cách nay khoảng 2.500 năm. Hiện hai trống đồng này đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Quảng Trị.
- Niên đại: Văn hóa Óc Eo, Thế kỷ V; hiện lưu giữ tại Bảo tàng thành phố Cần Thơ
Linga - Yoni là một di vật tiêu biểu, cực kỳ quý hiếm không chỉ phản ánh được diện mạo đời sống văn hóa xã hội, đặc biệt là trong tôn giáo, tín ngưỡng phồn thực của cư dân Óc Eo trong lịch sử mà còn là một cứ liệu quan trọng minh chứng cho một giai đoạn phát triển, giao lưu và tiếp biến văn hóa của cư dân cổ ở vùng đất Nam Bộ nói riêng, lịch sử Việt Nam nói chung.
Linga - Yoni được chế tác từ một khối gỗ, thể hiện rõ hai phần: thân và vòi. Phần thân: dạng khối hình chữ nhật (kích thước: 86cm x 38cm x 16cm); thành chạm nổi gờ vuông, lòng có khối linga nổi cách biệt bởi hai rãnh sâu. Phần vòi dáng vuông, dài (kích thước: 51cm x 14cm x 14cm), hơi nhỏ về đầu vòi; đầu vòi xiên vát; rãnh dẫn nước thiêng ở giữa nối thông với hai rãnh ở lòng trong thân.
- Niên đại: Văn hóa Óc Eo, Thế kỷ IV - VI; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh An Giang
Tượng Phật Giồng Xoài ở Kiên Giang là một phác thảo chưa hoàn chỉnh. Tượng trong tư thế lệch hông phải, đầu gối trái chùng, tay trái giơ lên, bàn tay không thể hiện rõ nét, tay phải buông xuôi dọc thân, khuôn mặt đầy đặn, thon dài, cằm tròn, chỏm Usnisa nhọn. Cổ hơi to ngang, bụng hơi lớn, sau lưng phẳng bẹt. Trang phục dài sát cổ chân, tạo thành tà ngang dưới chân. Bệ đơn giản, có dạng hình tròn trơn. Đôi chân cũng thuộc dạng phác thảo không thể hiện ngón.
Với những đặc điểm đó cho thấy các pho tượng thuộc nhóm 2, mang nhiều đặc điểm bắt nguồn từ phong cách nghệ thuật Gupta, đặc biệt là từ trường phái Sarnath. Song nhiều chi tiết được kế thừa từ nhóm thứ nhất. Sự pha trộn giữa các ảnh hưởng, sự sáng tạo riêng của các nghệ sĩ đồng bằng Sông Cửu Long được thể hiện rất rõ ở lối khoác áo có tà rộng nhưng để trơn, các nếp được túm lại và kéo lên ngang bụng trong tay trái. Những ý tưởng sáng tạo còn được thể hiện trên nhiều chi tiết đặc biệt là khuôn mặt. Nghệ thuật tượng tròn đã đạt đến đỉnh cao với phong cách hiện thực kết hợp với tính chất thần thánh hóa của các pho tượng.
Về niên đại, chúng thuộc thế kỷ IV - VI, giai đoạn phát triển của văn hóa Óc Eo.
- Niên đại: Văn hóa Óc Eo, Thế kỷ VI - VII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh An Giang
- Niên đại: cuối Thế kỷ XI - đầu Thế kỷ XII; hiện lưu giữ tại chùa Hương Lãng, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Tượng sư tử đá, hay còn gọi là tượng ông Sấm, được đặt ở hậu cung của chùa. Bức tượng được tạo hình từ một tảng đá nguyên khối, thể hiện linh vật sư tử trong tư thế phủ phục trên bệ đá, tượng đội tòa sen tạo thành bệ đá lớn. Bệ đá hoa sen này có tổng chiều dài 4,2m, rộng 3,5m, cao 1,15m được ghép bằng các viên đá vuông chạm hình hoa sen mềm mại, các khối nổi trên bề tượng hầu như không có góc cạnh gồ ghề, tất cả đều nhẵn, êm và chau chuốt, không có chỗ ngắt nhịp đột ngột. Đây là đặc trưng riêng của nghệ thuật điêu khắc thời Lý.
Bộ mặt của sư tử vừa hiện thực, vừa có chất trang trí. Chất hiện thực trong hình tượng này là vẻ dũng mãnh của vị chúa sơn lâm. Để diễn tả, các hình khối trên mặt sư tử được nhấn mạnh rất rõ: Cái mũi to căng tròn, cặp mắt lồi như hai quả trứng, vầng trán cao ngạo nghễ có hình chữ Vương, đôi má phính. Chất trang trí đó còn nằm trong sự tạo hình tưởng như rất không cân đối; đôi chân bé tí so với cái đầu to lớn nặng nề mang một lớp tóc đầy xoắn ốc đều đặn.
Phía sau mông tượng "ông Sấm" được thể hiện căng tròn và trang trí dày đặc những hoa văn. Chòm lông đuôi và tấm lá chắn phủ trên thân tạo hình thành ba vòng xoắn ốc lớn lật qua, lật lại rất cân xứng. Những dây hoa cúc ken nhau liên tiếp làm nền. Những hình trang trí này khéo léo tinh vi đến mức khiến ta phải ngạc nhiên; chúng nổi lên dày đặc mà vẫn có vẻ mỏng manh, nuột nà như không phải trên đá mà là trên đồ kim hoàn.
- Niên đại: Thế kỷ XII; hiện lưu giữ tại đền - chùa Bà Tấm, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội
Chùa Bà Tấm được xây dựng từ thời Lý. Sự ra đời của ngôi chùa gắn với Nguyên phi - Hoàng thái Hậu Ỷ Lan - một nhân vật nổi tiếng của vương triều nhà Lý. Bà giỏi việc trị nước (hai lần nhiếp chính), khiến nhân tâm hoà hợp, đất nước thanh bình, nhân dân sùng Phật, tôn bà là Phật Bà Quan Âm. Bà được dân gian gọi là bà Tấm - là hiện thân của lòng bao dung, đức độ và những điều tốt lành.
Hiện nay, chùa còn lưu giữ nhiều di vật quý mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa như là 2 tượng sư tử (bệ thờ), kích thước rất lớn, tạo bằng đá liền khối cao 1,2m rộng 1,36m trong tư thế phủ phục, đường nét đặc biệt mềm mại. Sư tử ở đền Ỷ Lan đang vờn hòn ngọc, trên trán có trổ chữ Vương khẳng định vị trí chúa tể muôn loài, đồng thời cũng thể hiện uy quyền của vương triều. Trong đền còn có một thành bậc bằng đá chạm nổi rồng và lân đang chạy xuống. Thành đá dài 1,3m cao 0,8m.
- Niên đại: Thế kỷ XII - XIII; hiện lưu giữ tại chùa Nhạn Sơn, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
Chùa Nhạn Sơn trước kia gọi là Thạch Công Tự, tục gọi là chùa ông Đá, vì trong chùa có hai tượng đá rất to lớn. Hai tượng này đứng đối diện nhau. Mỗi tượng cao đến ba thước tây và lớn có đến hai ôm người lớn. Mình khoác áo đại bào, đầu đội mũ vũ đằng, tay cầm vũ khí (một tượng cầm giản, một tượng cầm kiếm), mặt mày dữ tợn, người yếu bóng vía không dám đứng cận kề. Người ta bảo đó là tượng của hai ông Huỳnh Tấn Công và Lý Xuân Điền đời nhà Trần.
Mỗi tượng cao 2,40 m, không kể phần bệ. Và, cả pho tượng và bệ tượng đều được tạc liền từ một khối đá. Với kích thước như trên, hai pho tượng này thuộc loại lớn nhất và là những hình ảnh Dvarapala cuối cùng của nền nghệ thuật điêu khắc Phật giáo cổ của Chămpa.
- Niên đại: Thế kỷ XIX, hiện thờ tại Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ chính thức được xây dựng dưới triều vua Lê Thánh Tông (1442 – 1497). Thần tích của đền ghi lại rằng, ngôi đền nằm ẩn dưới gốc đa cổ thụ, mặt quay về hướng chính nam, bên tả có giếng Loan, bên hữu có giếng Phượng, phía trước có núi Giác đẹp như một án thư, sau lưng sông Hồng uốn khúc như rồng thiêng bao bọc.
Tượng Quốc Mẫu Âu Cơ có chiều cao lên đến 0.93m đặt trên ngai vị, hai tay đặt lên đầu gối, chân đi hài cong, đầu đội mũ lấp lánh kim cương.
- Niên đại: Thế kỷ X; hiện lưu giữ tại đình Nhật Tảo, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Đây là quả chuông được tìm thấy ở văn chỉ thôn Nhật Tảo, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Quả chuông này khá độc đáo với dáng chuông thon thả, nhỏ nhắn (cao 31cm, đường kính miệng 18,7cm, cân nặng 5,4kg). Đỉnh chuông phẳng, miệng hơi loe vát.
Trên thân chuông có nhiều đường chỉ đúc nổi và nám tròn nổi. Giữa thân chuông có năm đường chỉ ngang chia thân chuông làm hai phần. Dọc thân chuông, mỗi bên có năm đường chỉ khác chia tiếp thân chuông thành 8 ô (4 ô dưới để trơn, 4 ô trên khắc đầy chữ Hán). Giao điểm giữa các đường chỉ nổi có 4 núm tròn để làm nơi gõ chuông. Xung quanh núm tròn có trang trí 12 cánh hoa tròn nổi. Quai chuông tạo hình động vật uốn cong, tuy nhiên hai con vật này rất khó nhận dạng. Hai con quay đầu về hai phía, phần thân nối liền nhau thành một khối. Ðầu con vật to khỏe, hai mắt lớn hình thoi, hai sừng cong có các khía ngang, bờm đơn giản, thân mập có phủ vảy, chân thon cao. Về mặt bố cục, hình tượng này gần gũi với bố cục trang trí quai chuông Thanh Mai và trang trí trán bia thời Tùy ở Thanh Hóa.
- Niên đại: thời Lý - Trần; hiện lưu giữ tại chùa Cảnh Lâm, xã Tân Việt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
Bia "Cổ Việt thôn Diên Phúc tự bi minh" được lưu giữ tại chùa Cảnh Lâm ở xã Tân Việt, huyện Yên Mỹ. Bia được là từ đá xanh nguyên khối có niên đại từ thời Lý, khoảng năm 1157 (thời vua Lý Anh Tông). Bia có chiều cao 142cm, rộng 83cm, dầy 16cm.
Bia "Cổ Việt thôn Diên Phúc tự bi minh" là 1 trong số 18 tác phẩm di văn kim thạch thời Lý được Lê Quý Đôn ghi chép trong tác phẩm "Kiến văn tiểu lục". Bia do Nguyễn Công Diễm, gia khách của Thái úy Đỗ Anh Vũ khắc sau khi ngôi chùa được xây dựng xong.
Với Niên đại năm 1157, tấm bia là tài liệu quý, phần nào cho thấy diễn biến của nghệ thuật trang trí điêu khắc đá Việt Nam, góp phần lấp khoảng trống trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam vào khoảng thời gian gần như trống vắng hoàn toàn các di tích nghệ thuật thời Lý kể từ sau bia chùa Linh Xứng (Thanh Hóa).
- Niên đại: năm 1431; trên vách núi Phia Tém, xã Bình Long, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
Bia ma nhai (văn tự được khắc lên vách đá ở sườn núi). Bài thơ được khắc trên vách đá của một ngọn núi nhỏ ở bờ sông Dẻ Rào còn gọi là núi Tiết Điểm, mà người địa phương gọi là Phya Tém. Địa điểm này nay thuộc xã Minh Khai huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng. Bài thơ khắc đá này có niên đại khắc trên bia là năm Thuận Thiên thứ 4 (1431).
Đây là bài thơ làm trong lần Tây chinh thứ nhất của vua Lê Thái Tổ, chinh phạt Bế Khắc Thiệu năm Thuận Thiên thứ 4 (1431). Bài thơ khắc trên vách đá cũng là để xác định chủ quyền lãnh thổ Đại Việt dưới vương triều nhà Lê vừa giành thắng lợi huy hoàng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
- Niên đại: Thế kỷ XVI; hiện lưu giữ tại Di tích lịch sử Lam Kinh, tỉnh Thanh Hóa
"Đại Việt Lam Sơn Kính Lăng bi - Bia Lăng Vua Lê Túc Tông" có niên đại Thế kỷ XVI, hiện được lưu giữ tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Vua Lê Túc Tông (1488 - 1505) là vị hoàng đế thứ bảy của Hoàng triều Lê nước Đại Việt. Vua Lê Túc Tông chỉ giữ ngôi trong vòng 6 tháng (từ ngày 17/7/1504 - đến khi mất ngày 12/1/1505).
Lê Túc Tông tên thật là Lê Thuần, là con trai thứ ba của Lê Hiến Tông. Vì thông minh, hiếu học nên được vua cha lập làm Hoàng thái tử. Tháng 7/1504, sau khi Lê Hiến Tông chết, Lê Túc Tông lên ngôi Hoàng đế.
Theo bộ sử biên niên của nhà Lê, Đại Việt Sử ký Toàn thư, Lê Túc Tông gần gũi với người hiền, thích điều thiện và là vị vua giỏi giữ cơ nghiệp thái bình. Túc Tông cũng dẹp yên cuộc nổi dậy của Đoàn Thế Nùng và 500 thủ hạ ở Cao Bằng.
Tháng 12 năm 1504, Lê Túc Tông bệnh nặng. Do không có con nối dõi, Túc Tông chỉ định người anh thứ 2 là Lê Tuấn kế ngôi, tức Lê Uy Mục. Lê Túc Tông là vị vua cuối cùng của giai đoạn thịnh trị của triều Lê.
- Niên đại: năm 1696; hiện lưu giữ tại đền thờ Hà Tông Mục, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Bia Sùng Chỉ được dựng vào năm 1696 là hiện vật cổ quý hiếm, độc bản gắn với danh nhân Hà Tông Mục. Hiện trạng bia còn tương đối nguyên vẹn, chỉ bị phong hóa một ít về phía Đông.
Theo ông Hà Văn Sỹ - người đại diện cho dòng họ Hà ở xã Tùng Lộc (Can Lộc), chủ sở hữu hợp pháp hiện vật bia Sùng Chỉ, căn cứ vào nội dung văn bia, gia phả họ Hà - Tùng Lộc và một số tài liệu lịch sử, bia được dựng vào năm Chính Hòa thứ 17 (1696) theo đề nghị của quan viên chức sắc và nhân dân 4 thôn (Mông Tiết, Trung Hậu, Vinh Phúc, Hựu Phúc), thuộc xã Tỉnh Thạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang nhằm ghi nhận công lao sự nghiệp của Hà Tông Mục đối với đất nước và quê hương.
- Niên đại: năm 1715; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế
Bia “Ngự Kiến Thiên Mụ Tự” (bia linh mụ) của chúa Nguyễn Phúc Chu viết năm 1714, chữ còn rất rõ, bia rất đẹp, hiện để ở trong nhà bi tại chùa Thiên Mụ. Bia “Ngự Chế Thiên Mụ Tự, Phước Duyên Bảo Tháp bi” của vua Thiệu Trị viết, khắc và dựng năm Thiệu Trị thứ 6 (1843), hiện còn trong nhà bia ở chùa Thiên Mụ.
- Niên đại: năm Kỷ Sửu, niên hiệu Thành Thái - 1889; hiện lưu giữ tại di tích Văn Miếu Bắc Ninh, phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Giống như Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội, Văn miếu Bắc Ninh thờ Khổng Tử và các bậc Tiên hiền. Không những thế, đây còn là nơi đặt các bảng vàng bia đá khắc tên của các nhân tài đỗ đạt trong các khoa cử thời phong kiến.
Nét đặc sắc nhất của Văn miếu Bắc Ninh chính là 15 tấm bia đá, trong đó, 12 bia “Kim bảng lưu phương” được dựng năm 1889, lưu danh gần 700 vị đại khoa quê hương Kinh Bắc là những người làm rạng rỡ truyền thống hiếu học khoa bảng và có công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, phát triển văn hóa Việt Nam.
- Niên đại: Thế kỷ XII - XIII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế
Đây là những cổ vật Chăm pa tiêu biểu, cùng với bệ thờ Vân Trạch Hòa đã được công nhận là bảo vật quốc gia.
Các hiện vật được nhắc đến là chóp và đế chóp tháp Chăm pa. Có thể cả hai hiện vật này là một phần của cấu trúc chóp tháp Chăm chồng lên nhau bởi phần đế và phần chóp tháp có cấu trúc đồng dạng và kích thước tương đồng. Chóp tháp chạm khắc hình búp sen - mô típ thường thấy trong các công trình điêu khắc Chăm pa. Điểm khác biệt giữa chóp tháp núi Linh Thái so với một số chóp tháp Chăm pa khác là ở 2/3 chóp tháp có đục 4 lổ tròn ở 4 hướng, đường kính 4cm, sâu 5cm.
Chóp tháp ở núi Linh Thái được chế tác từ sa thạch - một loại đá cứng dùng phổ biến trong các công trình kiến trúc điêu khắc Chăm. Chóp tháp chế tác theo hình thức đục dọc theo phiến đá tạo thành các đường gờ có hình quả khế và được chạm khắc 8 múi cách đều nhau, gồm 4 cánh lớn và 4 cánh nhỏ, nên người dân địa phương vẫn thường gọi là “chóp tháp hình múi khế”. Thực chất đây là hình của một búp sen cách điệu, phía dưới phần đế là 8 cánh sen đang nở ra, hai phần này úp vào nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất.
- Niên đại: Thế kỷ XIII - XIV; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh
Thống đồng là hiện vật bằng kim loại, có niên đại khoảng thế kỷ XIII - XIV, là vật dụng lễ khí (tế khí) sử dụng trong các hoạt động nghi lễ (tế lễ) của đời sống cung đình (miếu/đường) thời Trần. Đây là hiện vật có hình thức độc đáo, hoa văn trang trí điển hình văn hóa nhà Trần và là tác phẩm nghệ thuật quý hiếm.
- Niên đại: thời Lê sơ - Thế kỷ XV; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh
Mâm bồng gốm men vẽ nhiều màu là hiện vật bằng gốm, có niên đại khoảng thế kỷ XV, được sử dụng để đặt các lễ vật trong các nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là hiện vật có hình thức độc đáo với phần trên mặt trong và ngoài hiện vật được trang trí 42 cánh sen tạo tổ hợp các dải băng hoa sen đơn và kép với các lớp so le giống hình một bông hoa sen đang nở rộ. Hiện vật là một tác phẩm nghệ thuật nổi trội về giá trị thẩm mỹ, khẳng định bước phát triển đột biến trong kỹ thuật, mỹ thuật của người thợ gốm.
- Niên đại: Thế kỷ XVI; hiện lưu giữ tại Di tích đền - chùa Bà Tấm, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội
- Niên đại: Thế kỷ XVII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thái Bình
- Niên đại: Thế kỷ XVII; hiện lưu giữ tại đình Diềm, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Bức cửa võng đình Diềm có chiều cao 7m từ thượng lương xuống sát nền đình, gồm nhiều tầng, tạo ra thành nhiều lớp lang. Tầng trên cùng là một tấm ván chạy suốt chiều rộng của gian giữa, chạm thủng 4 hình con rồng bò vào phía trung tâm chầu mặt trời, bốn cô Tiên cưỡi trên lưng rồng, hai tay giang ngang trong động tác múa uyển chuyển.
Tầng thứ hai có độ cao 5,7m đến 6,5m tính từ mặt nền, phía trên có ba lớp diềm sòi chạm thủng, phần giữa chia làm ba khoang lớn, xen vào giữa bốn khoang nhỏ, có sáu cột khoang chạm lộng hình rồng. Chính giữa mỗi cửa khám từ trong nền nhô ra đầu một đầu tiên nữ mắt phượng mày ngài, mũi dọc dừa, miệng mỉm cười tươi, tóc vương trước trán, tai to, dài như tai Phật. Lớp dưới của tầng thứ 2 chạm một dải cánh sen chồng xếp rất tinh tế....
Cửa võng ở đình Diềm được trang trí kỹ lưỡng làm nổi bật, thu hút mọi người từ khi mới bước vào cửa đình. Các cột rồng được sử dụng kỹ thuật chạm lộng hết sức tinh xảo, các lớp cột rồng xoắn xít vào sâu tạo lớp lang tầng tầng lớp lớp, hình rồng luồn lách lúc ẩn lúc hiện tới chín tầng ăn sâu vào trong. Phía ngoài trang trí chạm thủng tạo thành những đường diềm chạy dài được ngăn bởi mảng chạm dọc theo thân cột cái, điểm nhấn của đình chính là bộ cửa võng uy nghi lộng lẫy. Nếu bóc tách những mô típ rồng ra khỏi thành phần kiến trúc chắc sẽ giảm giá trị nghệ thuật đi rất nhiều.
(Niên đại: Thế kỷ XVII; hiện thờ tại đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình).
Nằm ở trung tâm thành Đông của kinh đô Hoa Lư xưa (nay thuộc xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình), đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng là một di tích có tầm quan trọng đặc biệt của của quần thể di sản cố đô Hoa Lư.
Ðền được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 17 theo kiểu đăng đối trên trục thần đạo. Công trình bắt đầu bằng một hồ bán nguyệt nằm bên chân núi Mã Yên. Sau hồ là bức bình phong mang tính chất phong thủy của kiến trúc truyền thống.
Long sàng bằng đá có mặt và thành xung quanh chạm nổi, dài 1,8m, rộng 1,4m. Đây được coi là long sàng đá đẹp nhất, có giá trị nhất Việt Nam.
(Niên đại: Thế kỷ XVII; hiện thờ tại đền thờ Vua Lê Đại Hành, Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình).
Đền thờ vua Lê Đại Hành được xây dựng trên nền cung điện xưa của Kinh đô Hoa Lư, đền quay hướng Đông, lấy núi Đèn làm án, cách đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng khoảng 200m về phía Bắc.
Đền thờ vua Lê Đại Hành được xây dựng vào thế kỷ 17, có kiến trúc theo kiểu "Nội công ngoại quốc". Cũng giống như đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ vua Lê Đại Hành có ba tòa: Bái Đường, Thiêu Hương và Chính cung. Bái Đường thờ công đồng; Thiêu Hương thờ tứ trụ triều Lê; Chính cung thờ vua Lê Đại Hành, hoàng hậu Dương Vân Nga, Lê Long Đĩnh - con thứ năm của vua Lê Đại Hành và là đời vua thứ ba của nhà Tiền Lê.
- Niên đại: Thế kỷ XVII - XVIII; hiện lưu giữ tại Khu di tích tưởng niệm Vương triều Mạc, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
Vào năm 1938, thanh Đại Long Đao (còn được gọi là Định Nam Đao) của vương triều nhà Mạc (thế kỷ 15-16) đã được phát hiện sau nhiều thế kỷ bị chôn vùi trong lòng đất.
Thanh Long đao này dài tới 2,55m với cán đao bằng sắt rỗng dài 1,60m, lưỡi dài 0,95m. Mặc dù bị han rỉ và sứt mẻ nhưng vẫn giữ được hình dáng khá nguyên vẹn.
Cây đao với trọng lượng 25kg và ước tính khi chưa bị han gỉ có thể nặng tới hơn 30kg.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc Đại Long đao của Vương triều Mạc hoàn toàn có thể nặng tương đương với Thanh Long Yển Nguyệt Đao của Quan Vũ.
Theo các tài liệu thu thập thì cây Đại Long đao này được cho là của Mạc Thái Tổ (Mạc Đăng Dung, 1483-1541).
Đáng chú ý, đây là một cây đao hoàn toàn có thật thay vì mang tính chất truyền thuyết giống "báu vật" của Quan Vũ.
- Niên đại: Thế kỷ XIX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng TP HCM
Ấn được đúc bằng đồng. Mặt ấn: Có 5 chữ Hán được khắc nổi, ngược theo thể chữ triện, xếp theo 3 hàng dọc (hàng giữa 1 chữ, 2 hàng bên 2 chữ) khi in ra đọc được là "Lương Tài Hầu chi ấn".
Nét chữ dày 0,2cm theo thể chữ triện đứng, 4 chữ ở 2 hàng bên có kích thước bằng nhau đều cao 2,6cm; ngang 1,6cm riêng chữ ở giữa lớn hơn 1,5 lần chữ bên, kích thước đo được cao 3,9cm; ngang 1,9cm. Viền mặt ấn rộng 0,8cm.
Dựa vào dòng chữ ghi trên lưng ấn “Minh Mệnh thập tứ niên cát nguyệt nhật tạo”có thể xác định niên đại của ấn được đúc vào ngày tháng tốt năm Minh Mệnh thứ 14 - 1833 và chữ khắc trên mặt ấn là “Lương Tài Hầu chi ấn” thì rõ ràng đây là chiếc ấn của Hầu tước Lương Tài.
Núm thẳng là loại ấn được ban cấp cho công thần không phải dòng dõi hòang tộc. Khi bỏ chiếc ấn này lên cân bằng đơn vị đo trọng lượng mới thì chiếc ấn này nặng 625g.
Bình luận (0)