Sự đồng lòng của người dân cùng những quyết sách mang tính tiên phong của chính quyền TP HCM đã quyết định cho thành công trong chống dịch Covid-19 tại TP có dân số lớn nhất nước này.
gày 23-1, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy đã tiếp nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên của Việt Nam. Đó là bệnh nhân Li Ding (66 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) mắc nhiều bệnh nền rất nặng.
Thứ trưởng Bộ Y tế, bác sĩ Nguyễn Trường Sơn đến Bệnh viện Chợ Rẫy ngay trong tối 23-1
Sau đó, con trai của bệnh nhân này là Li Zichao (28 tuổi) cũng vào viện do Covid-19. Ca nhiễm thứ 3 là một Việt kiều Mỹ ngụ tại một khách sạn ở quận 3. TP đã ngay lập tức kích hoạt quy trình chống dịch nghiêm ngặt như cách ly những trường hợp tiếp xúc gần, truy dấu các trường hợp liên quan, nhanh chóng thực hiện xét nghiệm… để ngăn chặn dịch lan ra cộng đồng.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân và Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Trần Lưu Quang họp trực tuyến về phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: VIỆT DŨNG
Trong giai đoạn 1 của dịch, TP chỉ ghi nhận 3 ca nhiễm kể trên. Ngày 9-3, TP có ca nhiễm thứ 4, đặt dấu mốc cho giai đoạn 2 của dịch. Từ đó, TP liên tục phát hiện ca nhiễm mới và phát sinh một số ổ dịch. Trong đó, ổ dịch lớn nhất liên quan đến quán ăn Thái (phường Thảo Điền, quận 2). Ca bệnh đầu tiên được phát hiện nhiễm Covid-19 tại ổ dịch này là một phi công người Anh (ca bệnh thứ 91) đã từng tham dự một bữa tiệc tại quán này. Từ ngày 22-3 đến 26-3, TP lần lượt phát hiện thêm 9 ca bệnh mới từ ổ dịch này, phần lớn là người nước ngoài.
BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, chúc mừng người con khỏi bệnh và xuất viện
Đến nay, các bệnh nhân liên quan đến quán ăn Thái đã xuất viện. Riêng phi công người Anh là ca bệnh nặng nhất của Việt Nam từ đầu mùa dịch đến nay với hơn 80 ngày nằm viện, nhiều lần nguy kịch. Nhờ sự nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ trên các nước, sức khỏe bệnh nhân này hiện tiến triển, phổi hồi phục 60%.
Ban lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy vào hỏi thăm bệnh nhân 91 (trái). Các chuyên gia Bộ Y tế thường xuyên hội chẩn về diễn biến sức khỏe phi công người Anh - Ảnh: Lê Hảo
Đến ngày 6-6, toàn TPHCM còn 59 trường hợp mắc Covid-19, tổng số đã xuất viện 54 trường hợp, không có ca tử vong.
Phi công đã có thể ngồi xe lăn đi phơi nắng
gày 10-2, BV dã chiến Củ Chi với quy mô 300 giường bệnh đi vào hoạt động, kế đó là BV điều trị Covid-19 tại Cần Giờ (300 giường) vào ngày 16-3.
Bên cạnh việc duy trì các khu cách ly tập trung tại mỗi quận, huyện, TP HCM đưa vào sử dụng 3 khu cách ly tập trung tại huyện Nhà Bè (108 giường), huyện Củ Chi (350 giường), huyện Cần giờ (200 giường), 3 khu cách ly thuộc Bộ Quốc phòng quản lý ở quận 12 (1.000 giường), huyện Hóc môn (500 giường) và khuôn viên bệnh viện 175 (200 giường). Ký túc xá ĐHQG TP HCM hoạt động từ ngày 19-3, sau hơn 1 tháng tiếp nhận gần 7.000 người cách ly tập trung.
Lúc cao điểm có đến 27 chuyến bay đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất chở hàng ngàn người từ nước ngoài trở về nhưng TP HCM vẫn không bị động. Giải pháp "cắt nguy cơ nhập khẩu Covid-19 từ nước ngoài" đã góp phần quan trọng vào việc kiểm soát, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Trong công tác phòng chống dịch Covid-19, bên cạnh việc tập trung thực hiện theo phương châm "5 tại chỗ" và để ngăn chặn, phát hiện kịp thời, TPHCM đã chủ động lập 62 chốt kiểm soát bằng đường bộ ở các cửa ngõ, tầm soát tất cả những hành khách vào TP HCM bằng đường hàng không, đường sắt…
TP HCM thành lập 62 chốt, trạm tại các cửa ngõ ra vào TP để kiểm tra phòng chống trong mùa dịch Covid-19. Infographic: Anh Thanh
rong các giải pháp quan trọng mà TP HCM đã thực hiện, không thể không kể đến sự tập trung tuyên truyền, kêu gọi người dân chung tay phòng chống dịch. Theo đó, các cơ quan chức năng sớm tổ chức tuyên truyền, yêu cầu người dân tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 và xử phạt những người ra đường không đeo khẩu trang. Nhờ vậy, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, đường phố vắng vẻ, người dân chấp hành nghiêm việc hạn chế ra đường, tránh tụ tập đông người. Các hàng quán, doanh nghiệp (trừ những mặt hàng thiết yếu) đều đóng cửa để chống dịch.
Khách hàng mua các loại gạo, mì gói, dầu ăn... tại Co.opMart Lý Thường Kiệt chiều 31-3. Ảnh: Tấn Thạnh
Song song đó, TP HCM cũng thực hiện các giải pháp đảm bảo nhu cầu người dân như chỉ đạo cung ứng khoảng 7 triệu khẩu trang y tế, 40 triệu khẩu trang vải, cung cấp danh sách trên 1.000 điểm bán khẩu trang. Mặt khác, TP đã sớm chuẩn bị nguồn cung hàng hóa lớn từ các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang… Điều này giúp không xảy ra đứt gãy hàng hóa, nhất là hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, giữ được sự ổn định tâm lý cho người dân.
ể chủ động trong duy trì hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP HCM đã cụ thể hóa nội dung "đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch" bằng việc ban hành bộ tiêu chí đánh giá rủi ro về lây nhiễm dịch bệnh trong các doanh nghiệp sản xuất. Bộ chỉ số với 10 chỉ số thành phần cụ thể, mà qua đó, mỗi doanh nghiệp đều dễ dàng biết được và điều chỉnh, hoặc khắc phục, để sản xuất an toàn với dịch Covid-19.
Từ bài học kinh nghiệm quan trọng này, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP HCM tiếp tục ban hành các bộ tiêu chí trong hoạt động của chợ, siêu thị, du lịch, dịch vụ ăn uống và cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông…, nhằm bảo đảm "chung sống an toàn" với dịch Covid-19.
TP HCM triển khai và thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về việc giãn cách toàn xã hội 15 ngày từ 1-4. Infographic: Anh Thanh
ại kỳ họp bất thường ngày 27-3, HĐND TP đã thông qua việc chi 2.753 tỉ đồng phục vụ công tác chống dịch COVID-19, trong đó dùng 1.800 tỉ đồng để hỗ trợ người lao động mất việc với mức hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng. TP cũng đã quyết định hỗ trợ 750.000 đồng/người cho gần 12.000 người bán vé số để họ vượt qua khó khăn trong lúc xổ số kiến thiết tạm nghỉ 15 ngày.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP HCM Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo các cơ quan ban ngành quyết liệt thực hiện nghiêm biện pháp phòng chống dịch Covid-19
Từ ngày 20-3 đến 16-4, Ủy ban MTTQ TP HCM đã tiếp nhận tổng cộng số tiền, hàng là hơn 154,018 tỉ đồng của 6.076 đơn vị, cá nhân ủng hộ. Trong đó, ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19 là 134,603 tỉ đồng; ủng hộ người dân ĐBSCL bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra là hơn 19,415 tỉ đồng
ATM gạo đầu tiên trên cả nước cũng ra đời ở đường Vườn Lài (quận Tân Phú, TP HCM) do anh Hoàng Tuấn Anh (SN 1985, Giám đốc Công ty PHG Lock) thực hiện. Một tuần sau khi ra đời, "ATM gạo" dành cho người nghèo, khó khăn do dịch Covid-19 ở TP HCM đã lan tỏa khắp cả nước.
Mô hình siêu thị 0 đồng ở quận 2 và cây "ATM gạo" dành cho người nghèo, khó khăn do dịch Covid-19 ở TP HCM đã lan tỏa khắp cả nước
Nhằm chăm lo cho những người gặp khó khăn do dịch Covid-19, Báo Người Lao Động đã vận hành 2 "ATM thực phẩm miễn phí" đặt tại trụ sở Báo Người Lao Động ở TP HCM và Hà Nội.
"ATM thực phẩm miễn phí" của Báo Người Lao Động: Đong đầy nghĩa tình!
Sau gần nửa tháng hoạt động (từ ngày 17 đến 29-4), cây "ATM thực phẩm miễn phí" tại Báo Người Lao Động đã hoàn thành "sứ mệnh" phục vụ người lao động mất việc, người bán vé số, bán hàng rong... Những chuyến xe lương thực - thực phẩm hiện vẫn tiếp tục đến Trung tâm Nuôi dưỡng - Bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc (quận 12, TP HCM), chùa Kỳ Quang 2 (quận Gò Vấp, TP HCM, nơi nuôi dưỡng 246 trẻ khuyết tật, mồ côi, bị bỏ rơi); Trung tâm Nuôi trẻ mồ côi - Mái ấm Phúc Lâm (Long Thành, Đồng Nai); Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai.. để giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh.
"ATM thực phẩm miễn phí" của Báo Người Lao Động
Toàn cảnh chống dịch Covid-19 ở TP HCM:
Kỳ tới: Cân não giành sự sống cho phi công người Anh
Bình luận (0)