img

Không gian im lặng, trầm mặc khi chứng kiến ai đó phải ra đi. Giọt nước mắt lăn trên khóe mắt cùng nụ cười mừng rỡ khi thấy ai đó được xuất viện ra về... 

Đó là khung cảnh tại bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) những ngày qua, bất chấp hiểm nguy, chấp nhận xa gia đình, toàn bộ lực lượng y bác sĩ tại bệnh viện Chợ Rẫy đang dốc toàn lực cho trận sinh – tử, đấu tranh bảo vệ sự sống cho các F0.

[eMagazine] - Dốc toàn lực cho trận chiến sinh - tử - Ảnh 1.

Từ giữa tháng 6, số lượng bệnh nhân tăng lên nhanh chóng, bệnh viện Chợ Rẫy bật "đèn đỏ", chuyển sang chế độ trực chiến. Đội hình sẵn sàng tiếp nhận những ca F0 có triệu chứng nặng.

Đầu tháng 7, toàn bộ các y bác sĩ như ngầm hiểu ý nhau, không ai bảo ai, họ lẳng lặng thu xếp việc gia đình, xem bệnh viện là nhà, xem F0 là người thân, chấp nhận trực chiến tại bệnh viện 24/24. 

Họ biết rằng, trong trận chiến này nếu không cùng chung nhịp đập, không xem nhau như máu mủ sẽ không thể vượt qua.

img

img
img

Khoa Cấp cứu bệnh viên Chợ Rẫy luôn trong trạng thái tất bật

Theo TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy, hiện tại bệnh viện đang tiếp nhận và điều trị cho khoảng 400 bệnh nhân mắc COVID-19 mỗi ngày, được phân bổ tại khu cách ly khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức cấp cứu khu D (cho những bệnh nhân nguy kịch cần hỗ trợ ECMO) và nhiều nhất là tại 3 tầng cách ly ở khu E do khoa Bệnh nhiệt đới quản lý, với hàng trăm bệnh nhân ở mức độ từ trung bình nặng đến nặng và nguy kịch.

[eMagazine] - Dốc toàn lực cho trận chiến sinh - tử - Ảnh 4.

TS.BS Lê Quốc Hùng (giữa), Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy đang trao đổi công việc với các bác sĩ

Số ca bệnh diễn biến nặng tăng nhanh khiến những người đầu ngành luôn trong trạng thái cân não. Suốt hơn 2 tháng căng mình trong bộ đồ bảo hộ cấp 4, hơn 300 nhân viên y tế đã thấm mệt. Những đoàn y bác sĩ từ khắp nơi cùng hướng về TP HCM, hỗ trợ các bệnh viện tuyến đầu là phát súng khơi gợi nỗ lực toàn ngành.

Khó giấu được sự xúc động của mình khi nhắc về những lần phải chứng kiến sự ra đi của bệnh nhân, Bác sĩ Phạm Trần Chí, khoa Cấp cứu chia sẻ: "Một ngày tiếp nhận từ 40-50 bệnh mới, chúng tôi gặp rất nhiều ca bệnh nặng. Những bệnh nhân mắc Covid-19 có triệu chứng bệnh diễn biến rất nhanh. Mới thấy họ khỏe nói cười đây thôi mà vài phút sau họ đã xuôi tay, lúc ấy lòng tôi như thắt lại!".

img
img

Một nốt lặng trầm buồn, một kiếp người đã ra đi mãi mãi

img
img
img

Đa phần các bệnh nhân điều trị Covid - 19 tại bệnh viện đều là những trường hợp nặng, có bệnh nền.

Việc kiểm soát cảm xúc lúc ấy rất khó nhưng anh không thể để cảm xúc làm phân tâm công việc, chỉ biết giấu những giọt nước mắt vào trong, trấn an lòng mình và tiếp tục vì mình còn rất nhiều bệnh nhân khác cần chăm sóc

Căng thẳng nhất chính là lúc nửa đêm, khi mọi thứ đã chìm vào tĩnh lặng thì ở khoa Hồi sức Cấp cứu khu D vẫn vang lên những tiếng máy thở ECMO, tiếng bước chân vội vã của cả kíp trực. Những đôi mắt không ngủ để tìm sự sống cho các FO.

[eMagazine] - Dốc toàn lực cho trận chiến sinh - tử - Ảnh 7.
[eMagazine] - Dốc toàn lực cho trận chiến sinh - tử - Ảnh 8.

Đồng hồ chỉ 23 giờ 30 phút, gần bước sang ngày mới nhưng "chiến binh" vẫn chưa thể nghỉ ngơi

Từng tham gia chữa trị cho phi công người Anh "bệnh nhân 91", bác sĩ Nguyễn Hữu Tuấn (Khoa Huyết học, bệnh viện Chợ Rẫy) hiểu được tâm lý đóng vai trò quan trọng trong trận chiến này. 

"Các bệnh nhân khi vào điều trị tại bệnh viện đa phần là các bệnh nặng, họ gần như mất liên lạc với người thân bên ngoài. Ngoài trách nhiệm của một người bác sĩ, chúng tôi còn trở thành người thân, đồng hành, chăm sóc tinh thần, những bữa ăn, giấc ngủ cho bệnh nhân để họ không cảm thấy cô đơn. Tinh thần chính là liều thuốc thần kỳ nhất chữa trị Covid-19 lúc này" - Bác sĩ Nguyễn Hữu Tuấn chia sẻ.

[eMagazine] - Dốc toàn lực cho trận chiến sinh - tử - Ảnh 9.
img
img
img
img

Trắng đêm không ngủ, những "chiến binh" miệt mài chăm sóc cho các F0

Nhân viên lặng lẽ làm việc, tăng ca, tăng giờ làm mà không một lời phàn nàn, than trách. Mỗi ngày làm 10-12 giờ, thậm chí làm 80 giờ/tuần. Bước ra khỏi khu vực nguy hiểm, sau lớp áo bảo hộ dày là tấm áo xanh thấm đẫm mồ hôi. Nhiều ca trực phải kéo dài thêm 4 giờ, nhịn đói, nhịn khát cả ngày. Những bữa ăn trưa vội vã trong căn phòng chật hẹp bắt đầu vào lúc 15 giờ chiều là chuyện thường xuyên. Đó cũng là những giây phút hiếm hoi họ có thể cởi bỏ lớp khẩu trang đang hằn sâu từng vết trên mặt.

img
img

Chị Trần Thị Thúy - Điều dưỡng trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ: "Bây giờ chúng tôi không còn quan tâm là ngày hay đêm, chỉ cần biết chăm sóc thật tốt cho các bệnh nhân. Nhiều bạn vì quá mệt mỏi mà trốn mình trong góc ngồi khóc. Khóc thật to, hét thật lớn rồi lau nước mắt và mặc đồ bảo hộ tiếp tục chiến đấu. Chúng tôi động viên nhau, biến khó khăn thành động lực, niềm vui của chúng tôi chính là thấy họ được mạnh khỏe trở về nhà".

[eMagazine] - Dốc toàn lực cho trận chiến sinh - tử - Ảnh 12.

Gạt đi những giọt nước mắt nhớ nhà, họ vẫn mạnh mẽ tiếp tục chiến đấu

[eMagazine] - Dốc toàn lực cho trận chiến sinh - tử - Ảnh 13.

Những cuộc gọi điện thoại vội vã về nhà

[eMagazine] - Dốc toàn lực cho trận chiến sinh - tử - Ảnh 14.

Sắp xếp công việc và lên lịch trực cho mọi người

[eMagazine] - Dốc toàn lực cho trận chiến sinh - tử - Ảnh 15.

TS.BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết bệnh viện đang phải hoạt động với công suất gấp 3 lần bình thường, vừa phải điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid -19 nặng, vừa phải đảm bảo chữa trị cho các bệnh nhân mang các bệnh lý khác từ khắp các tỉnh thành. 

Phương án được đề ra trong giai đoạn căng thẳng hiện nay là lãnh đạo bệnh viện sẽ cùng với lãnh đạo các khoa đi khám cho những bệnh nhân có bệnh lý khác mỗi ngày, khi bệnh nhân ổn định lập tức cho xuất viện để giảm tải cho bệnh viện. Khi đó sẽ có một nguồn nhân lực y bác sĩ dự phòng để hỗ trợ cho đội ngũ đang điều trị bệnh nhân Covid-19.

[eMagazine] - Dốc toàn lực cho trận chiến sinh - tử - Ảnh 16.
img
img
img
img

[eMagazine] - Dốc toàn lực cho trận chiến sinh - tử - Ảnh 18.

Bệnh viện Chợ Rẫy là nơi tiếp nhận các bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng nặng và rất nặng. Vì vậy, khi có ai đó xuất viện chính là niềm vui vỡ òa của tập thể y bác sĩ. 

Ranh giới sự sống còn rất mong manh, một bệnh nhân vượt qua cửa tử chính là món quà vô giá cho sự nỗ lực của toàn bệnh viện.

img
img

Không giấu được xúc động, chị Đặng Lệ Trinh bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến đội ngũ y bác sĩ đã chữa trị cho chị hơn 3 tuần qua. Chị nhớ lại giây phút mình khó thở, tim thắt lại. Dịch đang căng thẳng, các bệnh viện hầu như đều quá tải, lo lắng vì không tìm được bệnh viện cấp cứu. Trong nhà lại có 3 người cùng F0, mỗi người đi chữa trị 1 nơi, xa nhà, xa người thân, nỗi nhớ con da diết mà không thể liên lạc được cho ai.

Khoảnh khắc được hít khí trời, được tận mắt nhìn cây cỏ, nhìn mọi người sau bao ngày ở phòng bệnh là giây phút hạnh phút nhất của chị. 

"Mình chưa bao giờ nghĩ dịch Covid lại đáng sợ như vậy, một mình chống chọi với tử thần, giờ đây cảm thấy trân quý cuộc sống này hơn bao giờ hết" - Chị Trinh chia sẻ.

[eMagazine] - Dốc toàn lực cho trận chiến sinh - tử - Ảnh 20.

Mong muốn lớn nhất của anh Thanh lúc này là sớm về nhà để gặp gia đình sau bao ngày xa cách

Anh Trần Phước Thanh phát hiện mình mắc Covid-19 từ ngày 9-7, cơ thể phát sốt và rất khó thở, và anh được chuyển viện đến Bệnh viện Chợ Rẫy. 

"Cầm tờ giấy xuất viện trên tay tôi mừng lắm, gần 1 tháng ở đây tôi cảm nhận được tình yêu thương của mọi người. Chỉ đơn giản là những câu thăm hỏi, những ly nước lọc, những cái nắm tay, chỉ thấy nhau qua lớp khẩu trang nhưng tôi cảm thấy ấm lòng vô cùng. Lúc ấy, tôi biết mình không cô đơn" - anh Thanh bộc bạch.

Có những giọt nước mắt khóc thương cho sự ra đì thì cũng có những giọt nước mắt vui mừng ngày đoàn tụ. 

Trong trận chiến này, chúng ta đã và đang cố gắng hết mình, đội ngũ y bác sĩ đang nỗ lực từng giây từng giờ để chiến đấu với tử thần. Mong một ngày TP HCM hết dịch, chúng ta sẽ trao nhau những cái ôm ấm áp, những nụ cười hạnh phúc và những lời cảm ơn chân thành đến đội ngũ y bác sĩ.

[eMagazine] - Dốc toàn lực cho trận chiến sinh - tử - Ảnh 21.
[eMagazine] - Dốc toàn lực cho trận chiến sinh - tử - Ảnh 22.

Chuyến xe đoàn viên chở người xuất viện về với gia đình.



Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên