img

Nhiều ngày theo chân tài xế container từ miền Tây sang Trung Quốc, ít nhiều khiến tôi cảm nhận được nỗi vất vả, nguy hiểm bủa vây công việc này.


(eMagazine) - Đời những bác tài container “xuất ngoại” - Ảnh 3.

Giữa tháng 7-2018, tôi bất ngờ nhận được lời mời của tài xế Nguyễn Văn Hoàng, 40 tuổi, quê Tiền Giang theo xe container sang Trung Quốc để trải nghiệm những gì anh đối mặt mà có cái nhìn thấu đáo hơn.

(eMagazine) - Đời những bác tài container “xuất ngoại” - Ảnh 4.

Chuyến đi này, anh Hoàng ôm vô-lăng chung với ông Nguyễn Văn Hậu, 50 tuổi. Yêu cầu đặt ra là cả hai phải bảo đảm hàng thanh long giữ đúng nhiệt độ suốt hành trình hơn 2.000 km trong vòng 50 giờ. Trong khi đó, cả anh Hoàng và ông Hậu lại mới trở về từ chuyến hàng hôm qua nên vẫn đang trong trạng thái kiệt sức. "Phải thế thôi, đang vào mùa nên xe phải tăng cường chạy, không có thời gian ngủ", anh Hoàng vừa nói vừa dùng khăn lạnh dụi đôi mắt đỏ hoe.

(eMagazine) - Đời những bác tài container “xuất ngoại” - Ảnh 5.

Theo hành trình, mỗi tài xế xe cầm vô-lăng chừng 6 giờ, người còn lại vừa tranh thủ chợp mắt vừa phải lo dõi theo đồng hồ nhiệt độ ở container. Hễ thấy chúng nhảy quá 9 độ C hoặc dưới 3 độ C là phải chỉnh lại ngay.

Điều đáng nói, gần một tháng qua, tài xế Hoàng không có thời gian để thăm gia đình. Vì vậy, khi vừa đến TP Biên Hoà, Đồng Nai, anh đã nhảy xuống xe nhường vô-lăng cho tài xế còn lại để tranh thủ chạy về nhà ôm con hôn rồi vội ra xe cho kịp chuyến hàng.

(eMagazine) - Đời những bác tài container “xuất ngoại” - Ảnh 6.

3 giờ sáng, Trong lúc cầm vô-lăng, ông Hậu liên tục uống những ly trà đặc quánh để đánh tan cơn buồn ngủ. Thế nhưng, đến hơn 4 giờ, mắt ông Hậu như sụp xuống. Giải pháp cuối cùng là dùng khăn ướt để sẵn trong thùng đá quấn vào trán với hy vọng tỉnh táo để lái xe.

img
img


Thấy vậy, tôi khuyên nên cho xe dừng vào lề đường chừng 15 phút thì ông Hậu nói rằng muốn lắm nhưng không thể vì sợ đối tượng xấu phá xe, xin đểu, thậm chí đánh thuốc mê.

Chiếc khăn lạnh cuối cùng vẫn không có tác dụng so với cơn buồn ngủ, ông Hậu liền xoay sang nhờ tôi lấy một ít đá lạnh bỏ vào một chiếc túi vải nhỏ và để dưới chân ông. Hễ không chịu nổi thì ông nhúng chân vào cái lạnh làm rùng mình, thế là tỉnh ngủ.

(eMagazine) - Đời những bác tài container “xuất ngoại” - Ảnh 8.

Trong khi tài xế Hoàng để chiếc điện thoại di động sát mép tai. Chừng 15 phút chuông báo thức reo lên, anh bật dậy nhìn ra thùng container xem màn hình nhiệt độ để canh chừng.

Anh Hoàng nói giọng mệt mỏi: "Tài xế chở hàng trái cây khổ như vậy, nói là ngủ chứ không được ngon giấc. Lỡ mà quên thì phải đền cả thùng hàng lên tới hàng chục triệu đồng".

(eMagazine) - Đời những bác tài container “xuất ngoại” - Ảnh 9.

Sau nhiều ngày vật lộn ở Việt Nam, chúng tôi cũng kịp có mặt tại cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn đúng hẹn.

Làm thủ tục xuất cảnh và nhập cảnh xong, tôi được hai tài xế dặn dò nhiều "luật ngầm" khi đặt chân đến cửa khẩu Trung Quốc.

Thứ nhất, chỉ được phép ở khu vực bãi xe Pò Chài, Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây và không được đi đâu ra khỏi chợ nông sản. Nếu chẳng may sẽ bị cưỡng đoạt tiền, bắt cóc, đánh đập…

(eMagazine) - Đời những bác tài container “xuất ngoại” - Ảnh 10.

Xung quanh hai bên đường đâu đâu cũng lắp đặt các camera an ninh. Nếu có mắc tiểu phải tìm đến đúng nơi quy định. Không nắm được quy định này sẽ bị giam giữ, phạt đến 100 CNY kèm theo lao động công ích.

Nói đến đây, tài xế Hậu lấy ra một chai nước và cho biết "bí" quá thì phải tiểu vào thứ này, sau đó tìm sọt rác để bỏ vào.

Đến nơi, tôi nhận thấy chợ Pò Chài được phân chia nhiều khu và rất rộng. Ở đây, là một thung lũng bao bọc nhiều ngọn núi. Trời luôn xuất hiện những cơn mưa phùn.

(eMagazine) - Đời những bác tài container “xuất ngoại” - Ảnh 11.

Tưởng chừng đến Trung Quốc sẽ kịp trở về Việt Nam nhưng cánh tài xế phải nằm dài chờ các thương lái đến kiểm tra và thoả thuận đúng với giá mà nhà vườn ở Việt Nam đưa ra.

Một nhóm tài xế khác quê Long An đang ngồi uống trà cũng rầu rĩ không kém vì 12 ngày nằm dài ở đây mà hàng trên xe mới chuyển ra được một nửa.


(eMagazine) - Đời những bác tài container “xuất ngoại” - Ảnh 13.



(eMagazine) - Đời những bác tài container “xuất ngoại” - Ảnh 15.

Để có thể ăn qua bữa, vài chiếc xe container hùn hạp đồ ăn, gạo, chén để tự nấu ăn.

Trong bãi đậu xe, dễ dàng bắt gặp cánh tài xế lén lút nấu ăn. Trong đó, anh Võ Ngọc Lâm, ngụ tỉnh Bình Dương, cho biết phải dùng giấy bìa che lại hông xe để tránh sự chú ý của những bảo vệ tại bãi xe Pò Chài. Việc nấu nướng diễn ra một cách thần tốc, người lo bật bếp ga nấu cơm, người thì làm nước mắm.

img
img


Nếu không nấu được đành tìm đến khu tập trung mua tạm những ly mì gói ăn lót bụng. Đêm xuống, chui rút vào cabin để nằm ngủ trong cái lạnh thấu da tại vùng biên giới.

(eMagazine) - Đời những bác tài container “xuất ngoại” - Ảnh 17.

Muôn vàn khó khăn nhưng cánh tài xế Việt Nam luôn tương trợ lẫn nhau. Ở đây, chuyện cọ quẹt xe với nhau thường xuyên diễn ra vì khi lui xe diện tích rất hẹp.

Nếu như xe của các tài xế Việt Nam với nhau đôi bên chỉ cười trừ. Nhưng chẳng may đụng phải xe của tài xế Trung Quốc thì ngậm ngùi lấy tiền túi ra đền.


(eMagazine) - Đời những bác tài container “xuất ngoại” - Ảnh 18.

Tài xế Nguyễn Văn Lâm, quê Quảng Bình, tâm sự: "Chuyến hàng vừa rồi làm rách tấm bạt phải đền cho một xe ở Quảng Châu giá 5 triệu đồng. Nếu không đền, chắc phải no đòn".

Nhưng khi kết thúc chuyến hàng, chủ xe mới đưa tiền vì vậy mỗi lần như thế đều được cánh tài xế hùn hạp cho mượn.

Dù vất vả nhưng điều mà tôi cảm nhận được hầu hết các tài xế không thể bỏ công việc này vì thu nhập cao hơn so với lái xe khách, taxi. Hễ rời khỏi tay lái, công việc đầu tiên của họ là gọi điện thoại về hỏi thăm người thân.

Lê Phong - Tấn Nguyên
Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên